Rửa tiền bằng Bitcoin

Du Lam - 02/09/2022 16:01 (GMT+7)

Rửa tiền là một trong những hoạt động nổi cộm của giới tội phạm tiền số. Chúng lợi dụng thuộc tính ẩn danh, không biên giới, không bị kiểm soát của blockchain để 'hô biến' tiền bẩn thành tiền sạch.

VNF
Rửa tiền bằng Bitcoin

Bitcoin nói riêng và tiền điện tử nói chung vừa là một tiến bộ với các doanh nghiệp muốn tìm cách hợp lý hóa hoạt động với công nghệ blockchain, vừa là một thách thức với cơ quan chức năng trong việc quản lý. Cùng lúc này, tội phạm mạng lại lợi dụng Bitcoin để giúp chúng trong các hoạt động rửa tiền.

Xu hướng rửa tiền bằng tiền mã hóa

Theo báo cáo của hãng nghiên cứu Chainalysis, năm 2021, tội phạm mạng đã rửa 8,6 tỷ USD tiền mã hóa, tăng 30% so với năm 2020. Lũy kế từ năm 2017, tổng số “tiền bẩn” được hô biến thành “tiền sạch” thông qua tiền mã hóa lên tới 33 tỷ USD, phần lớn diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung. Chainalysis cho rằng con số này không hề bất ngờ nếu xét tới tốc độ tăng trưởng của cả các hoạt động tiền mã hóa phi pháp lẫn hợp pháp trong năm qua.

Rửa tiền là quá trình ngụy trang tiền thu bất hợp pháp bằng cách chuyển sang các doanh nghiệp hợp pháp. Hình thức rửa tiền bằng tiền điện tử cũng tuân thủ quy trình ba giai đoạn tương tự rửa tiền bằng tiền mặt: sắp xếp, phân tán và quy tụ. Giai đoạn đầu tiên, các khoản tiền bất hợp pháp được đưa vào hệ thống tài chính thông qua các trung gian như tổ chức tài chính, sàn giao dịch, cửa hàng, sòng bạc.

Mọi người có thể dùng tiền pháp định hoặt tiền mã hóa để mua tiền mã hóa trên các sàn giao dịch trực tuyến. Tội phạm thường sử dụng những sàn ít tuân thủ quy định phòng chống tiền mã hóa để phục vụ cho mục đích của chúng.

Tiếp theo, tội phạm sẽ che giấu nguồn tiền bất hợp pháp qua các giao dịch “đa tầng”, khiến việc truy vết trở nên khó khăn hơn. Sử dụng các sàn giao dịch tiền điện tử, chúng có thể chuyển đổi một loại tiền điện tử này thành một loại tiền điện tử khác, hoặc tham gia vào ICO (phát hành coin đầu tiên – một hình thức gây quỹ liên quan đến tiền mã hóa và blockchain), hay chuyển ví tiền điện tử sang một quốc gia khác.

Cuối cùng, tiền bất hợp pháp được bơm trở lại nền kinh tế một cách sạch sẽ. Một trong những kỹ thuật phổ biến nhất của tội phạm là sử dụng môi giới OTC, những người trung gian giữa người mua và bán tiền điện tử. Nhiều môi giới OTC chuyên cung cấp dịch vụ rửa tiền và được trả phí rất cao.

Khoảng 17% trong số 8,6 tỷ USD tiền mã hóa được rửa chảy vào các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi), tăng 2% so với một năm trước đó. Giao thức DeFi cung cấp công cụ tài chính trên blockchain mà không cần phụ thuộc vào các trung gian như ngân hàng, được xác định là lĩnh vực tăng trưởng chính với tiền điện tử nói chung. Xấp xỉ 2,2 tỷ USD tiền mã hóa đã bị biển thủ từ các giao thức DeFi năm 2021, đại diện cho 72% các vụ đánh cắp tiền mã hóa trong năm 2021.

Xét về giá trị, theo Chainalysis, tổng số tiền mã hóa được rửa qua các giao thức DeFi năm 2021 đạt 900 triệu USD, tăng 1.964% so với năm 2020. Đó là mới chỉ bao gồm số tiền được tạo ra từ tội phạm tiền mã hóa, chẳng hạn tấn công mã độc tống tiền (ransomware) hay bán hàng trên chợ đen (darknet). Con số thực tế, nếu tính cả tiền từ các hoạt động phi pháp ngoài đời như buôn thuốc phiện đã được chuyển thành tiền điện tử, có thể cao hơn nhiều.

Khác biệt so với rửa tiền truyền thống

Rửa tiền liên quan đến tiền mã hóa không phải hình thức mới lạ. Về bản chất, nó vẫn là đẩy “tiền bẩn” vào trong hệ thống sinh thái tài chính mà các sàn giao dịch tiền điện tử hiện là một phần trong đó, trước khi chuyển tiền để che giấu nguồn gốc. Quá trình nhằm mục đích giúp tội phạm sử dụng số tiền mà không đánh động cơ quan chức năng. Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa rửa tiền truyền thống và bằng tiền mã hóa. Những khác biệt này cũng là lý do vì sao giới tội phạm ngày càng yêu thích hình thức rửa tiền bằng tiền mã hóa như Bitcoin.

Tiền điện tử cung cấp thêm tính ẩn danh cho tội phạm mạng. Phần lớn các sàn giao dịch tiền mã hóa và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) hiện đang hoạt động với ít sự giám sát hơn và có thể được dùng xuyên biên giới. Ngoài những “lợi thế” so với rửa tiền truyền thống, công nghệ cũng có những điểm trừ khiến tội phạm mạng không thích: đó là ghi lại công khai và truy cập công khai, khiến mọi giao dịch đều có thể bị truy vết.

Vì vậy, tội phạm mạng dần chuyển sang các cơ chế có thể che đậy nguồn gốc các quỹ tiền điện tử của chúng. Một phương thức như vậy là tham gia vào “mỏ đào” (mining pool), nơi tập hợp các thợ đào (miner) để cùng nhau khai thác một khối (block) và chia sẻ lợi nhuận khi hoàn thành. Những kẻ rửa tiền mã hóa cũng dùng “máy trộn” (mixer), làm xáo trộn dữ liệu liên kết một cá nhân với một giao dịch Bitcoin.

Đứng trước xu hướng rửa tiền bằng tiền điện tử ngày một tăng, các cơ quan hành pháp không đứng ngoài cuộc. Năm 2021, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã xử phạt Suex và Chatex, hai “dịch vụ cổng DeFi” thường xuyên rửa tiền từ các nhà khai thác ransomware, những kẻ lừa đảo và tội phạm mạng khác. Mặc dù vậy, hướng dẫn quy định xuyên biên giới không nhất quán được xác định là lo ngại pháp lý hàng đầu đối với ngành công nghiệp tài sản mã hóa, theo một cuộc khảo sát năm 2021 đối với các thành viên của Global Digital Finance.

Tại Anh, các nhà chức trách xử lý hoạt động rửa tiền bằng tiền mã hóa căn cứ theo Đạo luật Tội phạm (POCA). Tuy ba tội danh chính – che giấu, dàn xếp và mua lại hoặc sử dụng – đã rõ ràng, POCA lại được soạn thảo vào năm 2002, khi các nhà lập pháp còn chưa chú ý đến tiền điện tử. Dù vậy, trong bản sửa đổi Quy định Rửa tiền năm 2019, tất cả doanh nghiệp tiến hành hoạt động tài sản ảo đều phải đăng ký với Cơ quan quản lý tài chính.

Đạo luật về Dịch vụ thanh toán của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) yêu cầu các doanh nghiệp tiền điện tử hoạt động trong nước phải có giấy phép, tuân thủ quy định phòng chống rửa tiền. Tháng 7/2020, MAS đề xuất một bộ quy định khác để kiểm soát ngành công nghiệp này. Liên minh Châu Âu (EU) gần đây thông qua Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ 5 (AMLD5), yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ lưu ký phải đăng ký với cơ quan quản lý địa phương của họ và tuân thủ quy trình xác minh danh tính KYC và chống rửa tiền.

Nhà quản lý và nhà hành pháp không ngừng nâng cấp các biện pháp nghiệp vụ để xác định số tiền bất chính cũng như cá nhân, tổ chức đáng ngờ, có liên quan đến giao dịch bất hợp pháp. Các tổ chức xử lý tiền điện tử cần đảm bảo xem xét những quy định về tội phạm tài chính, cập nhật những rủi ro gắn với tiền mã hóa. Các công cụ phân tích blockchain có thể hỗ trợ tổ chức truy vết nguồn gốc của số tiền, để xem nó có liên hệ nào với hoạt động bất hợp pháp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tận dụng công cụ nhận dạng kỹ thuật số để đánh giá giao dịch dựa trên hồ sơ khách hàng.

Theo ICTnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Ngày trở lại sau lệnh bắt giam, sắc tím đã 'nhạt'

Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Ngày trở lại sau lệnh bắt giam, sắc tím đã 'nhạt'

(VNF) - Màn tái xuất của ông Nguyễn Đỗ Lăng khiến bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ phủ sắc tím. Song so với thời điểm vị doanh nhân này hô hào 'gồng lãi', sắc tím đã nhạt đi rất nhiều.

Thủ tướng: 'Khuyến khích DN Trung Quốc đầu tư dự án lớn như đường bộ, đường sắt'

Thủ tướng: 'Khuyến khích DN Trung Quốc đầu tư dự án lớn như đường bộ, đường sắt'

(VNF) - Nhấn mạnh Việt Nam xác định rõ định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, Thủ tướng khẳng định luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao.

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

(VNF) - Hỏa hoạn lớn tại khu mua sắm Marywilska 44 ở Bialoleka, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, đã khiến rất nhiều thương nhân mất trắng gia sản gây dựng trong nhiều năm.

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

(VNF) - Trong năm 2023, lợi nhuận của nhiều công ty tài chính đồng loạt lao dốc do chịu “cú đấm kép” khi thị trường khó khăn chung và tình trạng bùng nợ diễn ra ngày càng nhiều. Thế nhưng, bước sang năm 2024, thị trường tài chính tiêu dùng đang đứng trước nhiều dư địa phát triển, tạo động lực thúc đẩy cho các công ty tài chính bứt tốc.

Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm

Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm

(VNF) - Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng cho biết sẽ triển khai lại dự án vào đầu tháng 5/2024, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì.

'Hố sâu' bất động sản Trung Quốc: Người dân 'chồng' tiền 8 năm chưa có nhà

'Hố sâu' bất động sản Trung Quốc: Người dân 'chồng' tiền 8 năm chưa có nhà

(VNF) - Một nhóm khoảng 1.500 người mua nhà ở thành phố Thiên Tân, gần Bắc Kinh, Trung Quốc, vẫn chưa thấy – chứ đừng nói đến việc chuyển đến – những căn hộ mà họ cho biết đã trả tiền mua từ 8 năm trước.

Tháng 5/2024: 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, nhiều DN cạn tiền trả nợ

Tháng 5/2024: 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, nhiều DN cạn tiền trả nợ

(VNF) - VIS Rating ước tính 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 5/2024 có rủi ro không trả được nợ gốc đến hạn, trong đó có trái phiếu do Trung Nam phát hành đã chậm trả lãi coupon trong năm 2023. Nhóm này khả năng cao sẽ chậm trả nợ gốc đến hạn do dòng tiền yếu và nguồn tiền mặt cạn kiệt.

Dự thảo NĐ mới về xăng dầu: 'Can thiệp không hợp lý, hạn chế quyền tự do kinh doanh'

Dự thảo NĐ mới về xăng dầu: 'Can thiệp không hợp lý, hạn chế quyền tự do kinh doanh'

(VNF) - Luật sư Nguyễn Tiến Lập - Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự cho rằng, nội dung dự thảo Nghị định trái với nhiều quy định cơ bản của các luật có liên quan. Đặc biệt, có nhiều quy định can thiệp không hợp lý vào các quan hệ thị trường, hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và không bảo đảm xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.

Nhịp sống muôn màu tại khu đô thị xanh phía Đông Hà Nội

Nhịp sống muôn màu tại khu đô thị xanh phía Đông Hà Nội

(VNF) - Với các cư dân Eurowindow Twin Parks, mỗi ngày trôi qua là một ngày trải nghiệm chất sống hiện đại lý tưởng giữa không gian tràn ngập sắc xanh kết hợp cùng hàng loạt tiện ích cao cấp.

Ông Biden ký sắc lệnh mới, tước ‘con bò sữa hái ra tiền’ của Nga

Ông Biden ký sắc lệnh mới, tước ‘con bò sữa hái ra tiền’ của Nga

(VNF) - Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso, thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Năng lượng Thượng viện, cho rằng “cỗ máy chiến sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mất đi một trong những con bò sữa hái ra tiền” sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký luật cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga.