Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vừa qua, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) đã công bố tình hình tài chính năm 2023. Theo đó, Mcredit ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng, giảm 75% so với năm 2022.
Trước Mcredit, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 cũng công bố mức lỗ sau thuế năm 2023 là 528,8 tỷ đồng dù doanh thu tăng 12% so với năm trước đó. VietCredit có lợi nhuận sau thuế đạt hơn 19,2 tỷ đồng, tương đương mức giảm gần 70% so với năm 2022.
FE Credit cũng ghi nhận mức lỗ trước thuế hơn 3.500 tỷ đồng vào năm 2023 theo ước tính của Công ty chứng khoán MB (MBS). Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, công ty tài chính này ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên tới 2.996 tỷ đồng.
Home Credit Việt Nam, doanh nghiệp mới về tay ngân hàng Thái Lan, chứng kiến mức lãi ròng giảm 70%, từ 1.100 tỷ đồng năm 2022 xuống còn 375 tỷ đồng năm 2023.
Các công ty tài chính có vốn ngoại khác cũng không tránh khỏi kịch bản trên. Mirae Asset Việt Nam, công ty tài chính tiêu dùng có vốn Hàn Quốc, ghi nhận mức lỗ ròng 963 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi hơn 120 tỷ đồng trong năm trước đó.
Doanh nghiệp tài chính có vốn ngoại khác là Shinhan Finance cũng báo lỗ hơn 460 tỷ đồng trong năm 2023, trong khi năm 2022 lãi hơn 300 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên trong 3 năm trở lại đây công ty tài chính này báo lỗ.
Nhìn chung, tính đến nay, đã có tới 8 trên tổng số 16 công ty tài chính được Ngân hành Nhà nước cấp phép hoạt động báo lỗ hoặc sụt giảm lợi nhuận trong năm 2023.
Hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh tín dụng cho vay tiêu dùng chững lại. Báo cáo mới đây của FiinGroup cho thấy mảng tài chính tiêu dùng đã có một năm 2023 đầy thử thách. Ước tính quy mô dư nợ của các công ty tài chính năm 2023 giảm hơn 9% so với năm trước đó. “Nhóm công ty tài chính bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu”, trích báo cáo của Fiingroup.
Chia sẻ với Đầu tư Tài chính, chuyên viên phân tích kinh doanh tại một công ty tài chính, cho hay: “Các công ty tài chính đang phải trải chịu ‘cú đấm kép’ sau khi ngấm đòn từ đại dịch Covid-19. Thị trường, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng giảm do mất việc, hoãn việc, giãn việc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của nhiều công ty trong ngành”.
Thêm vào đó, các công ty tài chính cũng có phần thận trọng hơn trong cho vay do lo ngại rủi ro nợ xấu, bùng nợ. Làn sóng bùng nợ có chủ đích từ khách hàng cũng khiến các công ty tài chính gặp khó khăn trong việc thu hồi khi khung pháp lý chưa chặt chẽ. Chi phí quản lý cùng trích lập dự phòng rủi ro cao cũng góp phần ‘ăn mòn’ lợi nhuận của các công ty tài chính.
Đại diện của Mcredit chia sẻ: “Thị trường tài chính tiêu dùng đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và không thể xấu hơn. Sau những biến cố xảy ra, lĩnh vực tài chính tiêu dùng sẽ có những bước tiến mới và cả công ty tài chính lẫn khách hàng đều sẽ là người hưởng lợi từ sự thay đổi này”.
Đồng quan điểm, các chuyên gia của FiinGroup nhận định, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn đang có nhiều triển vọng phát triển khi quy mô tín dụng tiêu dùng của nước ta chỉ mới đạt hơn 10% GDP, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Dựa trên chỉ số PMI tăng nhẹ trong 2 tháng đầu năm, FiinGroup dự báo khu vực chiếm dụng nhiều lao động sẽ phục hồi, từ đó kích cầu tín dụng tiêu dùng và cải thiện chất lượng các khoản vay tại các công ty tài chính tiêu dùng.
Về phần mình, để nhanh chóng thoát đáy, các công ty tài chính đã và đang triển khai nhiều kế hoạch nhằm cải thiện khả năng kinh doanh cũng như thêm tiềm lực đầu tư. Nhiều công ty tài chính đã lựa chọn “bán mình” để có thêm nguồn vốn.
Mới đây nhất, Home Credit Việt Nam đã chuyển nhượng 100% vốn cho ngân hàng Thái Lan The Siam Commercial Bank Public Company (SCB) với giá trị chuyển nhượng khoảng 800 triệu euro (khoảng 852 triệu USD).
Trước Home Credit, thị trường cũng đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A hàng triệu USD, thậm chí là hàng tỷ USD trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Tiêu biểu như VPBank bán 49% cổ phần tại FE Credit cho Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC thuộc SMFG (Nhật Bản) với giá 1,4 tỷ USD. Tương tự, SHB cũng đã chuyển nhượng 100% vốn điều lệ tại SHB Finance cho đối tác Kurngsri với giá 156 triệu USD hay như MB bán 49% vốn ở MCredit cho Shinsei Bank.
Việc các công ty tài chính lựa chọn bán vốn cho những nhà đầu tư nước ngoài có thể được xem là quyết định mang tính chiến lược cho sự phát triển của mình. “Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và phát triển, việc nhận vốn đầu tư từ nước ngoài không chỉ giúp các công ty tài chính có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn có thêm cơ hội tiếp cận tệp khách hàng mới”, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho hay.
Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách được cho là sẽ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng tài chính tiêu dùng, mở rộng dư địa cho các công ty tài chính. Cụ thể, ngay từ đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã đặt nhiệm vụ đẩy mạnh cho vay tiêu dùng lên hàng đầu. Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, các khoản vay nhỏ lẻ sẽ không phải chứng minh mục đích sử dụng vốn. Điều này sẽ là chất xúc tác giúp kích thích hoạt động cho vay bán lẻ của các ngân hàng lẫn công ty tài chính.
Không chỉ có thêm các chính sách thúc đẩy giải ngân tín dụng, việc tích hợp với cơ sở dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử cũng sẽ đẩy lùi tình trạng nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ của các công ty tài chính.
Mặc dù vậy, theo nhiều chuyên gia, dư địa tăng trưởng là rất lớn nhưng các công ty tài chính vẫn nên thận trọng, không đẩy mạnh cho vay nhỏ lẻ, cho vay tiêu dùng bằng mọi giá.
“Hành lang pháp lý cho thu hồi, xử lý nợ vẫn còn nhiều trở ngại nên các công ty tài chính cần sàng lọc kỹ đối tượng cho vay. Ngoài ra, các công ty tài chính cũng cần đầu tư thêm vào công nghệ, xây dựng những sản phẩm vay và sản phẩm tiêu dùng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của các đối tượng khách hàng. Khi đó, các công ty này có thể kiểm soát chất lượng nợ tốt hơn, tránh tình trạng ‘đứng cho vay, quỳ thu nợ’ đã từng diễn ra nhiều trong thời gian qua”, một chuyên gia nhận định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.