'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lợi nhuận lao dốc
Không còn mang về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, mảng tài chính tiêu dùng ở Việt Nam đang dần đuối sức khi lợi nhuận của các công ty trong ngành đồng loạt sụt giảm mạnh trong năm 2023.
Tính đến thời điểm này, các công ty tài chính tiêu dùng đều đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ trong kỳ.
Bên cạnh hiện trạng thua lỗ nặng hơn 3.500 tỷ đồng của công ty tài chính có thị phần lớn nhất Việt Nam trong năm 2023, hai công ty tài chính có vốn từ Hàn Quốc là Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) và Công ty Shinhan Finance cũng đồng loạt báo lỗ lớn.
Công ty Shinhan Finance trong năm 2023 lỗ sau thuế hơn 462,7 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lãi 312,2 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ đầu tiên kể từ khi ra mắt thương hiệu Shinhan Finance tại thị trường Việt Nam vào năm 2019.
Tương tự, Mirae Asset báo lỗ sau thuế 963 tỷ đồng trong năm 2023, trong khi năm 2022 ghi nhận lãi 127 tỷ đồng.
Bên cạnh những công ty thua lỗ, nhiều công ty tài chính khác lại lao dốc về lợi nhuận trong năm 2023.
Cụ thể, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit - công ty con của Tập đoàn MB) vốn lãi lớn trong các năm trước, ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 chỉ đạt 240 tỷ đồng, giảm mạnh đến 75% so với mức lãi 960 tỷ đồng của năm 2022. Mcredit từng đặt mục tiêu lợi nhuận 1.300 tỷ đồng năm 2023.
Một công ty tài chính khác là Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) cũng có lợi nhuận giảm trong năm 2023. VietCredit cho hay, năm vừa qua chỉ đạt lợi nhuận sau thuế hơn 19,2 tỷ đồng, giảm gần 70% so với mức lãi hơn 63,3 tỷ đồng của năm 2022.
Những công ty tài chính từng mang về hơn nghìn tỷ lợi nhuận trong năm 2022 như Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit) hay HD Saison cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của thị trường chung.
Trong đó, Home Credit ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế trong năm 2023 giảm hơn 68% so với năm 2022, xuống còn hơn 375 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Home Credit đạt hơn 6.750 tỷ đồng, tăng gần 6% so với đầu năm; chỉ tiêu an toàn vốn đạt 24,94%.
Còn lợi nhuận sau thuế của HD Saison trong năm 2023 sụt giảm tới 43%, còn hơn 1152 tỷ đồng.
Lãi cho vay cao, vì sao công ty tài chính vẫn lỗ lớn?
Việc các công ty tài chính thua lỗ hay lợi nhuận lao dốc mạnh trong năm vừa qua hoàn toàn trái ngược với bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng. Bởi lãi suất cho vay của các công ty tài chính thường cao hơn của ngân hàng.
Chẳng hạn, tại HD Saison, lãi suất dao động từ 20,28 - 41,88%. Tại Mirae Asset Finance, mức lãi suất rơi vào khoảng 25,08 - 37,08%/năm với khoản vay từ 6 - 60 tháng. Tại Mcredit, lãi suất ở mức 22,68 - 40,68%/năm. Tại Home Credit, lãi suất thấp hơn nhưng cũng dao động trong khoảng từ 25,08 - 37,08%/năm.
Nhìn chung, lãi suất vay tiêu dùng phổ biến mà các công ty tài chính áp dụng từ 20 - 50%/năm khi có thêm một số loại phí.
Đây chỉ là mức lãi suất tham khảo. Lãi suất thực tế có thể thay đổi tùy vào hồ sơ vay và lịch sử tín dụng của từng khách hàng bởi đa số các khoản vay tại các công ty tài chính đều là vay tín chấp.
Nếu không chứng minh được khả năng trả nợ, có nguy cơ nợ xấu lớn, có “vết đen” tài chính, khách hàng sẽ phải chịu mức lãi cao hơn rất nhiều. Cá biệt, có trường hợp lãi suất vay tiêu dùng lên tới 85%/năm.
Theo nhận định của giới chuyên gia, sự khó khăn chung của nền kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu dùng, khả năng thanh toán của người dân sụt giảm mạnh là nguyên nhân chính tạo nên bức tranh xám màu của ngành tài chính tiêu dùng. Khó mở rộng cho vay, nhu cầu giảm, tỷ lệ nợ quá hạn tăng và hoạt động cho vay bị thắt chặt... là những lý do khiến lợi nhuận các công ty tài chính bị ảnh hưởng mạnh.
Cùng với đó, nợ xấu tăng đòi hỏi các công ty tài chính phải tăng trích dự phòng khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh năm qua.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay, theo nhiều công ty tài chính, là làn sóng "bùng nợ" có chủ đích từ phía khách hàng. Nhiều khách hàng không trả nợ, họ vin vào lý do cơ quan chức năng gần đây triệt phá đường dây đòi nợ, khởi tố, bắt giữ nhiều đối tượng thu hồi nợ theo kiểu cưỡng đoạt tài sản.
Trong khi đó, chế tài với khách hàng bùng nợ chưa cao, trong khi việc khởi kiện khó thực hiện với khoản nợ giá trị thấp.
Trước thực trạng về nợ xấu, trào lưu bùng nợ, cán bộ thu hồi nợ nghỉ việc,... khiến cho các công ty tài chính không thể tiếp tục mở rộng cho vay được.
Theo nhiều chuyên gia, hiện thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn thiếu một hành lang pháp lý đủ sức vừa chế tài, quản lý được việc các doanh nghiệp cho vay sai quy định cũng như vừa bảo vệ được những doanh nghiệp làm đúng, tạo ra sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiêu dùng.
PGS-TS Nguyễn Hữu Huân - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho rằng nguyên nhân bị thua lỗ hay lợi nhuận giảm mạnh của các công ty tài chính chủ yếu do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng vì nợ xấu gia tăng. Bởi công ty tài chính chủ yếu cho vay tín chấp, khách hàng là người lao động có thu nhập thấp, không ổn định. Đây là nhóm khách hàng dễ bị tổn thương khi kinh tế khó khăn như năm vừa qua. Đồng thời, lực lượng lao động này cũng không có tiết kiệm nên khi bị mất việc, giảm thu nhập thì hầu như sẽ mất khả năng trả nợ. Khi đó, mức lãi suất cho vay cao cũng không đủ để bù đắp nếu tỷ lệ nợ xấu đột ngột tăng mạnh.
Bên cạnh đó, lãi suất của các công ty tài chính cao ngất ngưởng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng bùng nợ tiêu dùng ngày càng nhiều.
Bà Trương Hoàng Diệp Hương - Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, nhìn nhận để giải quyết tình trạng này cần tập trung vào 2 khâu chính, thẩm định khách hàng và điều chỉnh lãi suất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.