‘Sếp’ VinSmart: ‘Ngay bây giờ, chúng tôi đã có điện thoại do kỹ sư Việt Nam thiết kế 100%’

Vĩnh Chi - 15/08/2019 14:31 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Minh Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết bị di động – Công ty VinSmart, khẳng định ngay thời điểm hiện tại, VinSmart đã có sản phẩm Vsmart Live 2 do các kĩ sư của hãng thiết kế 100%.

VNF
Ông Nguyễn Minh Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết bị di động của VinSmart

Mới đây, sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone) của Công ty VinSmart đã vướng vào một nghi vấn "nhái" điện thoại Trung Quốc.

Cụ thể, một đoạn video từ người dùng Youtube có tên “my banh” đã cho thấy smartphone mới nhất của Vsmart là Vsmart Live giống hệt so với một sản phẩm khác của Trung Quốc là Meizu 16Xs.

Vsmart Live và Meizu 16Xs có ngoại hình, cấu hình và tính năng tương đồng, khi cả hai đều sở hữu chip Snapdragon 675, màn hình AMOLED 6.2 inch không tai thỏ, cảm biến vân tay dưới màn hình, cụm 3 camera 48MP, pin 4000mAh và thiết kế mặt lưng nhựa đổi màu.

Người dùng Youtube “my banh” còn phát hiện ra hai mẫu máy này chia sẻ chung thiết kế phần cứng bên trong, từ bảng mạch, các connector cho đến cả con ốc vít. Thứ khác biệt duy nhất pin của Meizu 16Xs gồm toàn các ký tự Trung Quốc, còn của Vsmart là tiếng Anh.

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Việt cho hay trong quá trình sản xuất, VinSmart đã hợp tác với nhiều hãng ODM (Original Designed Manufacturer – Nhà thiết kế sản phẩm gốc) hàng đầu.

Vsmart và hãng điện thoại khác cùng đầu tư chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm và đặt hàng ODM giỏi nhất thiết kế mẫu điện thoại mới. Đây là cách làm VinSmart lựa chọn trong trong giai đoạn đầu vì cho rằng hiệu quả nhất cho mục tiêu hiện tại, khi công ty cần ra mắt rất nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian nhanh nhất.

“Chúng tôi đã hợp tác với BQ (Tây Ban Nha), Fujitsu (Nhật Bản) cũng theo cách làm này. Nói một cách dễ hiểu thì việc này cũng tương tự như bạn xây nhà và thuê một ông kiến trúc sư để thiết kế concept tòa nhà và các thiết kế giống nhau là chuyện rất bình thường.

“Ở vòng sản phẩm lần này, chúng tôi tập trung vào yếu tố quan trọng nhất ở cái gốc, đó là hệ điều hành VOS do chúng tôi phát triển 100%. Đây là thứ không thể sao chép, hàm lượng chất xám Việt nằm toàn bộ trong đó”, ông Việt nói.

Ông Việt khẳng định Vsmart Live và mẫu điện thoại Meizu 16Xs khác nhau hoàn toàn về bản chất.

“Chúng tôi sử dụng bản vẽ concept đó, điều chỉnh các chi tiết mình cần, thiết kế hệ điều hành của máy và sản xuất tại nhà máy Vsmart với linh kiện được cung cấp bởi các nhà cung cấp hàng đầu như chip, bo mạch của Qualcomm, màn hình Amoled của Samsung… Phần ‘hồn’ của Vsmart Live (hệ điều hành VOS 2.0, trải nghiệm người dùng, thuật toán camera…) do đội ngũ R&D của Vsmart tự phát triển 100%”.

Theo ông Việt, hiện VinSmart đã có gần 300 kỹ sư thiết kế cả người Việt Nam và nước ngoài, dự kiến sẽ tăng lên thành gần 700 vào cuối năm tới.

Theo kế hoạch tháng 3/2020, Vsmart có thể tự thiết kế hoàn toàn tất cả các dòng điện thoại mà hãng sản xuất ra.

“Đây sẽ là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt của ngành công nghiệp sản xuất điện thoại thông minh của Việt Nam. Chúng ta đã có thể làm chủ các công đoạn sản xuất, hoàn toàn sòng phẳng với các hãng điện thoại lớn trên thế giới. Trên thực tế, ngay thời điểm hiện tại, chúng tôi đã có sản phẩm điện thoại 100% do đội ngũ kỹ sư Việt Nam của Vsmart thiết kế rồi”, ông Việt hé lộ thông tin.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết bị di động của VinSmart cũng tiết lộ rằng vào tháng 4/2020, công ty này sẽ tiến một bước rất dài nữa: Vsmart sẽ chính thức cung cấp dịch vụ trọn gói như một nhà thiết kế sản phẩm gốc (ODM) cho các hãng điện thoại trên thế giới.

“Dịch vụ của chúng tôi sẽ từ thiết kế, sản xuất linh – phụ kiện cho tới sản xuất điện thoại hoàn chỉnh. Vsmart sẽ là hãng điện thoại Việt Nam đầu tiên làm được điều này. Chúng tôi cũng đang tiến hành xây dựng 6 nhà máy linh kiện để có thể tăng tỉ lệ nội địa hóa các điện thoại của VinSmart lên mức trên 60% vào tháng 4/2020”.

Sản phẩm này là dòng Vsmart Live 2, thế hệ tiếp theo của chiếc Vsmart Live 1. Vsmart Live 2 là thành quả của đội ngũ kĩ sư Việt Nam tự thiết kế dựa trên quá trình học hỏi đối tác thiết kế Live 1.

“Đây sẽ là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của Việt Nam do người Việt thiết kế từ phần cứng, hệ điều hành và sản xuất trong nước. Đó sẽ là một cuộc cách mạng thực sự của ngành công nghiệp sản xuất điện thoại thông minh “make in Vietnam”, ông Việt nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh. Và dù đã giảm gần 900 tỷ đồng kế hoạch doanh thu so với năm trước, mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng trong năm 2024 vẫn được xem là thách thức với CEO Group.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.