Tái áp dụng giảm 50% phí trước bạ cho xe ô tô trong nước: Cần tạo ‘sân chơi’ bình đẳng

Lê Ngà - 27/08/2021 09:44 (GMT+7)

(VNF) - Việc tái áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe ô tô trong nước được xem là "liều thuốc trợ lực" kịp thời giúp cộng đồng doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước trụ vững trước những khó khăn do đại dịch Covid-19.

VNF
Tái áp dụng giảm 50% phí trước bạ cho xe ô tô trong nước: Cần tạo ‘sân chơi’ bình đẳng

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp, đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, báo cáo trong tháng 8/2021.

Một trong những nội dung đáng chú ý đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (CKD) và các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô (CBU) đó là việc tái áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe CKD.

Các thương hiệu xe có sản phẩm CKD như VinFast, TC Motor, Thaco Trường Hải xem đây là cơ hội để gia tăng doanh số, thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển. Trong khi ở chiều ngược lại, các hãng xe thuần CBU lại không đồng tình vì cho rằng thiếu công bằng.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước nói gì?

Trao đổi với VietnamFinance, bà Lê Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hình tượng ô tô Việt Nam (MIV), đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm xe mang thương hiệu Subaru (Nhật Bản), cho rằng trong thời gian đại dịch Covid-19 và tuân thủ Chỉ thị 16 của Chính phủ, MIV cùng tất cả các đại lý ủy quyền tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc phải đóng cửa ngừng hoạt động trong nhiều tháng, hoàn toàn không có doanh thu.

Thế nhưng các doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động để giúp họ duy trì cuộc sống thường nhật, trang trải các chi phí thuê mặt bằng, lãi vay ngân hàng dù không kinh doanh được.

“Hiện MIV và các đại lý ủy quyền trên toàn quốc đang sử dụng 100% lao động Việt Nam với gần 3.000 người”, bà Hải cho biết.

“Những khó khăn mà các doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu như chúng tôi đang gặp phải cũng tương tự như khó khăn của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước”.

“Do đó, MIV mong muốn Chính phủ xem xét và áp dụng chính sách hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ đối với tất cả các loại xe ô tô, gồm cả xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu để doanh nghiệp được duy trì, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động vượt qua đại dịch Covid-19”, Tổng giám đốc MIV bày tỏ quan điểm.

Subaru là một trong những doanh nghiệp bán xe "thuần" nhập khẩu tại Việt Nam

Ông Laurent Genet, Tổng giám đốc Audi Việt Nam cũng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lấy ý kiến đóng góp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Ông Laurent Genet nhìn nhận việc chỉ giảm 50% phí trước bạ đối với các xe sản xuất, lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả nhưng cũng dễ thấy sự khác biệt xét trên toàn quốc.

Tổng giám đốc Audi Việt Nam cho rằng sự phân biệt đối xử ưu tiên chỉ riêng với doanh nghiệp CKD là thiếu công bằng đối với các nhà nhập khẩu cũng như nhà phân phối CBU.

“Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ô tô đều gặp khó do Covid-19, do đó chúng tôi đề nghị việc giảm thuế trước bạ cũng cần phải áp dụng chung cho cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu. Đây cũng là sự hỗ trợ cho toàn cộng đồng”, đại diện Audi cho hay.

TC Motor kiến nghị Chính phủ tái áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô trong nước tới ít nhất hết năm 2021

Trong khi đó, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thành Công Motor Việt Nam – TC Motor, cho biết dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới ngành công nghiêp ô tô ở cả 2 phương diện quan trọng nhất là gián đoạn chuỗi cung ứng và làm sụt giảm nhu cầu thị trường.

Ông Đức cho rằng diễn biến của thị trường ô tô trong nước là hết sức phức tạp và liên tục biến động ngoài dự báo. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xe sản xuất, lắp ráp trong nước gặp nhiều khó khăn thì sản lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lại tăng đột biến.

“Nếu không có những can thiệp kịp thời và quyết liệt từ Chính phủ thì sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh được với nhập khẩu thương mại, nhất là trong bối cảnh tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan áp dụng cho xe nhập khẩu nguyên chiếc đều đã và đang trên lộ trình gỡ bỏ theo cam kết của Việt Nam tại các FTA thế hệ mới. Song song với đó, ngành công nghiệp ô tô nếu không dựa trên nền tảng là sản phẩm là sản xuất công nghiệp thì sẽ không thể bước đi nhanh, mạnh và phát triển vững chắc như định hướng đã nêu tại Quyết định 1168/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ”, Tổng giám đốc TC Motor chia sẻ.

Theo đại diện của TC Motor, xét trên phạm vi rộng hơn về phát triển toàn nền kinh tế, đối với nhiều quốc gia, công ghiệp ô tô là ngành có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP, tạo ra hàng triệu việc làm. Đồng thời, công nghiệp ô tô còn là mũi nhọn đối với quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế, mà trụ cột của ngành công nghiệp ô tô là sản xuất, lắp ráp chứ không phải dựa trên nền tảng các hoạt động thương mại xuất, nhập khẩu đơn thuần.

Cũng theo ông Đức, vướng mắc lớn nhất khiến ngành công nghiệp ô tô chưa đạt tới điểm kỳ vọng đó là quy mô thị trường nhỏ và giá xe sản xuất trong nước cao hơn so với xe nhập khẩu, mà nguyên nhân chủ yếu gây ra bởi quy định thuế, phí tương đối cao so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, việc tái áp dụng chính sách về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước giảm đó là giảm 50% lệ phí trước bạ tới ít nhất hết năm 2021.

“Việc tái áp dụng này giúp kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng, tránh tình trạng các doanh nghiệp đồng loạt đẩy mạnh nhập khẩu thương mại mà không chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất trong nước”, ông Đức nói.

Cần tạo "sân chơi" bình đẳng

Trao đổi với VietnamFinance, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, cho rằng việc chỉ giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước mà không giảm cho ô tô nhập khẩu cần phải xem xét thấu đáo để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tránh phân biệt giữa xe nội và xe ngoại.

“Chúng ta cần phải xem xét liệu có vi phạm vào các điều hiệp định đã ký kết với Hiệp định thương mại tự do hay không”, ông Long nói.

Nhìn nhận dưới góc độ vĩ mô, ông Long cho rằng hiện nay năng lực cạnh tranh còn thấp, việc áp dụng biện pháp trên cũng giúp khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô nhìn nhận việc tái áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ gây ra “xích mích” với các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN và châu Âu.

“Đây có thể được coi là một dạng phân biệt. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ là biện pháp ngắn hạn, Chính phủ cần phải có một chiến lược dài hạn, lâu dài”, ông Đồng nói.

Vị chuyên gia này cho rằng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam giống như "quả trứng nằm trong bụng nhưng chưa được đẻ ra".

Để khuyến khích cho ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, ông Đồng kiến nghị Chính phủ cần phải có những chính sách ưu tiên cho việc phát triển sản xuất linh phụ kiện trong nước. Trong đó, chú trọng vào việc giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của các nhà sản xuất ô tô trên thế giới.

>>> Kỳ 2: Tái áp dụng giảm 50% phí trước bạ cho xe ô tô trong nước: Liệu có gây thất thu NSNN?

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bệnh viện quốc tế bỏ hoang hơn 2 thập kỷ trên 'đất vàng' Hà Nội

Bệnh viện quốc tế bỏ hoang hơn 2 thập kỷ trên 'đất vàng' Hà Nội

(VNF) - Sau hơn hai thập kỷ bị bỏ hoang, Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ với mức đầu tư 50 triệu USD ở Hà Nội giờ như là 1 'phế tích'.

Chiêm ngưỡng khách sạn 'mỏng nhất thế giới'

Chiêm ngưỡng khách sạn 'mỏng nhất thế giới'

(VNF) - Danh hiệu 'khách sạn mỏng nhất trên thế giới' đã thuộc về một khách sạn mới nổi tại Indonesia. Khách sạn này có chiều rộng 2,8m.

Fed tiếp tục cứng rắn, tỷ giá liệu có 'dậy sóng'?

Fed tiếp tục cứng rắn, tỷ giá liệu có 'dậy sóng'?

(VNF) - Trong phát biểu mới nhất, Chủ tịch Fed cho biết khả năng cao Fed sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cao trong thời gian lâu hơn trong năm nay.

Trụ cột của nền kinh tế Mỹ hứng đòn giáng nặng nề

Trụ cột của nền kinh tế Mỹ hứng đòn giáng nặng nề

(VNF) - Sau khi đối phó với lạm phát gia tăng và lãi suất cao nhất trong nhiều thập kỷ, người tiêu dùng Mỹ bắt đầu hạn chế chi tiêu. Đây được xem là đòn giáng nặng nề lên trụ cột của nền kinh tế số 1 thế giới.

Được Chính phủ gỡ vướng, Công viên phần mềm 1.000 tỷ của Đà Nẵng tái khởi động

Được Chính phủ gỡ vướng, Công viên phần mềm 1.000 tỷ của Đà Nẵng tái khởi động

(VNF) - Lãnh đạo TP. Đà Nẵng yêu cầu Sở TT&TT TP. Đà Nẵng chậm nhất trong tháng 8/2024 phải hoàn thành các đề án khai thác hạ tầng, phương án giá mặt bằng và dịch vụ cho thuê để đấu giá và các thủ tục cần thiết khác để đưa dự án Công viên phần mềm số 2 vào sử dụng.

Công khai 5 dự án tại Sơn La chưa được phép huy động vốn

Công khai 5 dự án tại Sơn La chưa được phép huy động vốn

(VNF) - Sở Xây dựng Sơn La vừa công bố danh sách 5 dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư; chưa đủ điều kiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Vietcombank đạt thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ

Vietcombank đạt thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong 5 tập thể được nhận bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện đề án 06 của thủ tướng chính phủ.

Quảng Ninh: 6 khu vực không được phân lô bán nền theo Luật mới

Quảng Ninh: 6 khu vực không được phân lô bán nền theo Luật mới

(VNF) - Quảng Ninh sẽ có 6 khu vực không được phân lô bán nền khi Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/1/2025.

PNJ: Quyết định bước ngoặt lên tầm tỷ USD và tham vọng 'đạp sóng' giá vàng

PNJ: Quyết định bước ngoặt lên tầm tỷ USD và tham vọng 'đạp sóng' giá vàng

(VNF) - Trong bối cảnh giá vàng tăng nóng, tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đang hết sức thuận lợi. Năm 2024, PNJ đề ra kế hoạch đạt doanh thu 37.147 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay nếu đạt được.

Bị bêu tên nợ BHXH, Xây dựng Trung Chính đang kinh doanh ra sao?

Bị bêu tên nợ BHXH, Xây dựng Trung Chính đang kinh doanh ra sao?

(VNF) - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính vừa bị bêu tên vì nợ bảo hiểm xã hội được biết tới là doanh nghiệp lớn có tiếng trong lĩnh vực xây lắp, khi trúng nhiều gói thầu "khủng" đem về doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.