Vicem bác thông tin ‘bỏ quên’ hơn 1.000 tỷ đồng khi xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa

Cẩm Thư - 06/09/2019 15:19 (GMT+7)

(VNF) - Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) khẳng định việc nói Vicem bỏ quên hàng nghìn tỷ đồng khi định giá doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa là không chính xác.

VNF
Dây chuyền sản xuất xi măng Vicem.

Ngày 4 và 5/9/2019,  một số báo đăng bài phản ánh việc xác định Giá trị doanh nghiệp của Vicem khi cổ phần hóa còn thiếu, ‘bỏ quên’ hơn 1.000 tỷ đồng. Thông tin trên xuất phát từ báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Bộ Xây dựng.

Vicem đã chính thức có văn bản phản hồi gửi đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Xây dựng về vấn đề trên. Đồng thời, Vicem khẳng định không có chuyện “bỏ quên” hàng nghìn tỷ đồng khi xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa.

Trong báo cáo kiểm toán về kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Vicem, Kiểm toán Nhà nước xác định tổng giá trị phần vốn nhà nước tại Vicem tăng khoảng 1.169 tỷ đồng khi xác định lại giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản.

Trước đó, ngày 18/3/2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 509/BXD-KHTC gửi Kiểm toán Nhà nước đề nghị thực hiện kiểm toán kết quả định giá giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Vicem. Tại văn bản này, Bộ Xây dựng khẳng định giá trị doanh nghiệp của Vicem chưa tính đến lợi thế giá trị quyền khai thác các mỏ do chưa có hướng dẫn.

Vicem cho biết thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của đơn vị này là lúc 0h ngày 1/10/2018. Đơn vị tư vấn của Vicem là công ty kiểm toán AASC đã xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành Công ty cổ phần và pháp luật có liên quan.

Theo Vicem, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP chưa có hướng dẫn cụ thể việc xác định giá trị quyền khai thác mỏ khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Do vậy, không thể nói rằng doanh nghiệp “quên tính” hay “để thiếu” hàng  nghìn tỷ đồng trước khi cổ phần hóa.

Giải thích thêm về các thông tin liên quan như phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, Vicem viện dẫn kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước với giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị là 25.127 tỷ đồng, tăng khoảng 1.747 tỷ đồng so với số báo cáo do đơn vị tư vấn xác định.

Nguyên nhân được Vicem nêu ra là do Kiểm toán Nhà nước xác định lại tham số của các doanh nghiệp có cùng ngành nghề theo tỷ trọng nợ/vốn chủ (D/E) trung bình 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (đơn vị tư vấn xác định D/E tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp). Do đó, tỷ suất chiết khấu thấp hơn dẫn đến giá trị phần vốn nhà nước tăng lên.

Trong báo cáo kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã nêu “Đơn vị tư vấn đã thực hiện theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 ban hành kèm theo Thông tư 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính”. Cùng với đó, Kiểm toán Nhà nước cũng nêu về vấn đề chênh lệch này như sau: “Hiện Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể việc tính toán chỉ tiêu này căn cứ trên dữ liệu bình quân 5 năm gần nhất hay tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”.

Về việc Vicem góp vốn vào các công ty chưa niêm yết gồm: Công ty Xi măng Chinfon, Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam, Công ty Xi măng Nghi Sơn, Kiểm toán Nhà nước lưu ý về việc đơn vị tư vấn AASC mới chỉ căn cứ theo báo cáo tài chính của đơn vị nhận vốn góp (tức là theo giá trị sổ sách). Điều này có thể chưa đảm bảo xác định được giá trị thị trường của khoản đầu tư.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị đối với các khoản đầu tư này tiếp cận theo phương pháp thu nhập, ước tính giá trị theo dòng tiền dự báo trong tương lai. Trong khi đó, Vicem cho biết hiện nay, theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 ban hành kèm theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính không có hướng dẫn chi tiết phương pháp áp dụng đối với các tài sản phi hoạt động này.

Về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa và giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp, Vicem và các đơn vị có 3 cơ sở nhà, đất được nhà nước giao đất cần xác định giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126. Tại thời điểm công ty kiểm toán AASC xác định giá trị doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cũng nêu rõ, việc tạm tính giá trị quyền sử dụng đất của 3 cơ sở nhà, đất nêu trên vì địa phương chưa có ý kiến chính thức về giá đất. Đây cũng là khó khăn chung của rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa.

Tuy nhiên, theo Vicem, đến thời điểm Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán, đã có 2/3 cơ sở nhà, đất được địa phương có ý kiến chính thức về giá đất làm cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp. Do đó, Kiểm toán Nhà nước đã cập nhật và tính vào giá trị doanh nghiệp và hiện chỉ còn 1 cơ sở nhà, đất mà Bộ Xây dựng và Vicem đang tiếp tục làm việc với địa phương để có ý kiến chính thức về giá đất.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tiếp tục điều tra loạt bất động sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Tiếp tục điều tra loạt bất động sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

(VNF) - Bộ Công an tiếp tục làm rõ các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan.

Hình ảnh tàu hàng rời lớn nhất do Việt Nam tự đóng

Hình ảnh tàu hàng rời lớn nhất do Việt Nam tự đóng

(VNF) - Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu tổ chức hạ thủy tàu hàng 65.000 tấn, tàu hàng lớn nhất được đóng mới tại Việt Nam.

Vay vàng mua đất, nhà đầu tư bất động sản 'méo mặt' vì giá vàng liên tục phá đỉnh

Vay vàng mua đất, nhà đầu tư bất động sản 'méo mặt' vì giá vàng liên tục phá đỉnh

Nhiều nhà đầu tư phải “méo mặt” khi đã vay vàng để mua bất động sản, trong khi giá vàng gần đây liên tục tăng mạnh.

Giám đốc bị 'người lạ' bán sạch cổ phiếu, lấy mất 2,8 tỷ trong 'một nốt nhạc'

Giám đốc bị 'người lạ' bán sạch cổ phiếu, lấy mất 2,8 tỷ trong 'một nốt nhạc'

Mặc dù đã được nghe/đọc các cảnh báo về hiện tượng lừa đảo lấy cắp tiền trong tài khoản, nhưng nữ giám đốc vừa bị lừa mất tiền tỷ không thể ngờ mình lại là nạn nhân.

Bên trong nhà máy sản xuất robot giống hệt con người

Bên trong nhà máy sản xuất robot giống hệt con người

Đoạn video ghi lại hình ảnh bên trong một nhà máy sản xuất các mô hình robot giống hệt con người tại Trung Quốc, với những cử động linh hoạt,

KDI Holdings hợp tác Asahi Japan tư vấn quản lý vận hành Flex Home thuộc Libera Nha Trang

KDI Holdings hợp tác Asahi Japan tư vấn quản lý vận hành Flex Home thuộc Libera Nha Trang

(VNF) - Mở rộng nguồn lực cho “Thành phố tự do” Libera Nha Trang, chủ đầu tư KDI Holdings đã ký kết hợp tác chiến lược với Asahi Japan - thương hiệu quốc tế trong lĩnh vực tư vấn quản lý vận hành dự án bất động sản. Thông qua sự hợp tác giữa hai đơn vị uy tín, đặc quyền dành riêng cho chủ sở hữu các sản phẩm căn hộ biển Flex Home thuộc “Thành phố tự do” được nâng tầm, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.

Trung Quốc ‘nổ súng’ khởi động bán trái phiếu 140 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế

Trung Quốc ‘nổ súng’ khởi động bán trái phiếu 140 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế

(VNF) - Chính quyền Trung Quốc đã khởi động kế hoạch bán 1.000 tỷ nhân dân tên (140 tỷ USD) trái phiếu dài hạn, khi Bắc Kinh tăng chi tiêu để kích thích nền kinh tế.

Lỗ triền miên và nhiều năm đóng thuế 0 đồng: Sunlife chi tiền nhiều nhất vào đâu?

Lỗ triền miên và nhiều năm đóng thuế 0 đồng: Sunlife chi tiền nhiều nhất vào đâu?

(VNF) - Trong các khoản chi phí kinh doanh của Sunlife , đơn vị này đã mạnh tay chi ngàn tỷ để khen thưởng cho đại lý. Đây là khoản chi phí rất lớn và trái ngược với thực tế bảo hiểm Sunlife thua lỗ nhiều năm liên tiếp, và thuế TNDN thường xuyên 0 đồng.

Chứng khoán vào ‘mùa hoa bằng lăng’?

Chứng khoán vào ‘mùa hoa bằng lăng’?

(VNF) - Hoa bằng lăng tím có vẻ đẹp mê mẩn nhưng cũng chóng tàn. TTCK Việt Nam có vẻ như đang bước vào “mùa hoa bằng lăng” khi những áp lực lớn tạm thời hạ nhiệt, nhường chỗ cho kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế.

Xây dựng hạ tầng Đại Phong: Đổ vốn 400 tỷ làm Cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu - Hà Nội

Xây dựng hạ tầng Đại Phong: Đổ vốn 400 tỷ làm Cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu - Hà Nội

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án Cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 6/2024. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.