'Việt Nam có thể tăng trưởng tới 6,5% năm 2022'

Xuân Hải - 02/01/2022 18:04 (GMT+7)

(VNF) - TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng Việt Nam có thể phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,3% - 6,5% trong năm 2022, nhờ chương trình phục hồi kinh tế, tận dụng FTAs...

TS Trần Thị Hồng Minh

Tăng trưởng GDP 2021 tiếp tục ở mức rất thấp, do dịch bệnh. Nhưng nếu phải chọn đâu là điểm sáng của bức tranh kinh tế, bà sẽ chọn điểm nào?

TS Trần Thị Hồng Minh: Kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn có những điểm tích cực. Đáng lưu ý nhất là hoạt động thương mại của Việt Nam đã có bước tăng trưởng ấn tượng. Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng tới 18,3% trong 11 tháng đầu năm 2021 (so với cùng kỳ 2020), cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2020 (6,9%). Nhập khẩu cũng tăng trưởng tới 27,5% trong 11 tháng đầu năm 2020, trong đó có nhiều đầu vào quan trọng cho sản xuất như máy móc thiết bị phụ tùng, hóa chất, sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại... Thặng dư thương mại đạt gần 1,5 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Như vậy, trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng còn hiện hữu, hoạt động xuất nhập khẩu đã có sự thích ứng, vượt qua khó khăn để tận dụng cơ hội từ các FTA và đà phục hồi tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Điểm sáng thứ hai chính là việc kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đà phục hồi kinh tế thế giới, giá hàng hóa trên thị trường thế giới (tính theo USD), đặc biệt là nhiều đầu vào như xăng dầu... đã có những bước tăng khá mạnh. Ước tính của Economist Intelligence Unit đến 15/12/2021 cho thấy giá dầu tăng tới 66,4% so với năm 2020. Bản thân chỉ số USD Index cũng tăng tới 6,89% (tại thời điểm 23/12/2021 so với cuối năm 2020). Trong bối cảnh đó, việc duy trì lạm phát ổn định ở mức 1,84% (bình quân 11 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước), thấp hơn đáng kể so với mục tiêu đề ra (dưới 4%), đã giúp giảm bớt khó khăn cho đời sống của người dân, đồng thời tạo thêm dư địa cho điều hành lãi suất hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp.

Dù vậy, cũng phải nhìn nhận những khó khăn không nhỏ của nền kinh tế trong năm vừa qua. Đó là tăng trưởng kinh tế còn chịu ảnh hưởng đáng kể bởi những diễn biến của dịch bệnh, giải ngân đầu tư công còn chậm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam giảm...

Năm 2022, Quốc hội, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6% - 6.5%. Bà đánh giá chỉ tiêu này có khả thi không? Cơ sở nào cho sự khả thi đó?

Tôi cho rằng Việt Nam có thể phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế ở mức 6,3% - 6,5% trong năm 2022. Nền tảng quan trọng cho kỳ vọng đó là việc Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm để tiếp tục duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô và thành quả phòng chống dịch Covid-19, qua đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân yên tâm với hoạt động đầu tư, sản xuất-kinh doanh.

Động lực mới cho tăng trưởng là việc bắt nhịp vào thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, gắn với những hành động quyết liệt hơn nhằm thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tận dụng cơ hội từ các FTA, cải cách kinh tế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Một nội dung quan trọng khác là việc triển khai thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó khai thác sớm những cơ hội từ kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Nói về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau 2 năm tổn thương nặng nề do dịch, các nhóm nghiên cứu đang dự tính 1 gói hỗ trợ kéo dài 2 năm với quy mô có thể lên tới vài chục tỷ USD. Bà có bình luận gì về chương trình này?

Theo những thông tin công bố tại buổi họp báo Chính phủ tháng 11/2021, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế tập trung vào 5 nhóm giải pháp chủ yếu, gồm: y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích đầu tư công, cải cách hành chính. Chúng ta sẽ cùng chờ đợi các chi tiết cụ thể của chương trình này. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chúng ta đã đạt được chuyển biến lớn về phổ biến vắc xin và tư duy thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tôi cho rằng việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là rất cần thiết, phù hợp. Bản thân 5 nhóm giải pháp trên đây cũng tính đến đủ các nội dung mà cộng đồng doanh nghiệp và người dân quan tâm.

Tôi muốn lưu tâm thêm rằng, Chương trình phục hồi và hỗ trợ kinh tế cần các biện pháp tài khóa và tiền tệ ở quy mô đủ lớn và cần thực hiện sớm để tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Nếu thực hiện hiệu quả các yêu cầu này, tác động đối với tổng cung của nền kinh tế và sức sống của cộng đồng doanh nghiệp sẽ rất tích cực, chênh lệch tổng cung - tổng cầu sẽ không lớn và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô có thể được kiểm soát.

Bên cạnh đó, tôi kiên trì quan điểm cần tiếp tục duy trì đà cải cách môi trường đầu tư – kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi hơn, nuôi dưỡng sự “hứng khởi kinh doanh” nhiều hơn. Không nên xem đây là nhóm biện pháp bổ trợ mà phải coi là một phần quan trọng, là những giải pháp thiết thực song không tốn kém chi phí cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Cuối cùng, ta cần lưu tâm và minh bạch về thời điểm hoàn thành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô. Điều này sẽ giúp tránh “dồn tụ” áp lực đối với lạm phát, đồng thời giữ được dư địa chính sách kinh tế vĩ mô cho các kịch bản trong tương lai.

Ngoài chương trình hỗ trợ, Chính phủ cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Tăng trưởng kinh tế sẽ chỉ có chất lượng và bền vững nếu đi kèm với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với tạo dựng các đột phá nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Theo đó, bên cạnh các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, một nội dung quan trọng là bảo đảm giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhanh và hiệu quả hơn. Khơi thông trách nhiệm, tháo gỡ các bất cập đối với giải ngân đầu tư công là một nội dung cần thiết, dù đã được đề cập nhiều trong những năm qua. Tôi muốn lưu ý một định hướng quan trọng là cần tăng cường hiệu quả, sức lan tỏa của dự án đầu tư công gắn với các dự án liên kết vùng. Chính ở đây, vai trò của Chính phủ trong việc hoàn thiện thể chế liên kết vùng, thúc đẩy các dự án liên kết vùng là rất quan trọng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh. Và dù đã giảm gần 900 tỷ đồng kế hoạch doanh thu so với năm trước, mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng trong năm 2024 vẫn được xem là thách thức với CEO Group.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.