Xuất nhập khẩu Việt Nam tháng 2/2023: Phụ thuộc vào Samsung?

Việt Vũ - 04/03/2023 08:17 (GMT+7)

Theo Bộ Công Thương, việc Samsung cho ra mắt dòng sản phẩm mới sớm hơn năm ngoái đã đẩy kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng trong 2 tháng đầu năm.

VNF
Ảnh minh hoạ.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thiếu vắng các đơn hàng xuất khẩu cộng thêm xu hướng giảm của giá hàng hóa đã khiến hoạt động thương mại của nước ta tiếp tục chậm lại trong những tháng đầu năm 2023. 

Cụ thể, tính chung 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 96 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 10,4%, đạt 49,44 tỷ USD; nhập khẩu giảm 16%, đạt 46,62 tỷ USD.

Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, kim ngạch của hầu hết nhóm hàng đều giảm, ngoại trừ nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, điện thoại và linh kiện đang tăng.

Trong đó nhóm hàng nông, thủy sản ước đạt 3,88 tỷ USD, giảm xuất khẩu khoảng 15,1% so với cùng kỳ; riêng xuất khẩu thủy sản giảm 32,9%, chỉ đạt 1 tỷ USD.

Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến nước giảm 9,8%, đạt 42,97 tỷ USD và chiếm 86,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong nhóm hàng này, xuất khẩu của nhiều mặt hàng nhóm “tỷ USD” giảm khá mạnh so với cùng kỳ như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 6,87 tỷ USD, giảm 13,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 6,4 tỷ USD, giảm 1,6%; hàng dệt may ước đạt 4,55 tỷ USD, giảm 19,6%; giày dép các loại ước đạt 2,76 tỷ USD, giảm 15,8%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 34,8%...

Ở chiều ngược lại, việc Samsung cho ra mắt dòng sản phẩm mới sớm hơn năm ngoái đã đẩy kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng trong 2 tháng đầu năm. Trong đó, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,42 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản phẩm mới của Samsung.

 

Bộ Công Thương cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2023.

Thứ nhất là các nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài. Đơn cử như cạnh tranh chiến lược các nước lớn, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại gay gắt hơn. Xung đột Nga - Ukraine khiến giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng và logistics toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Lạm phát vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn chưa nới lỏng, xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ tại một số thị trường tiêu thụ dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử lớn như Mỹ, EU… đã khiến đơn hàng xuất khẩu giảm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam.

Thứ hai, các nguyên nhân từ trong nước cũng đang ảnh hưởng tới chỉ số này. Theo đó, sức ép lạm phát, lãi suất gia tăng cũng đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ - như ô tô. Thị trường ô tô trong 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ các năm do lãi suất vay tiêu dùng cao khiến người dân không bảo đảm nguồn tài chính mua trả góp. 

Mặt khác, thói quen tiêu dùng trong thời kỳ covid-19 của một bộ phận người dân vẫn được duy trì đến thời điểm hiện tại, người lao động mất việc làm, theo đó, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm để tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu hơn là các sản phẩm xa xỉ, kể cả sản phẩm thông thường như dệt may, giày dép….

Nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình cũng giảm nhiều do người dân chủ yếu tập trung mua sắm các mặt hàng này trong giai đoạn trước Tết.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng sẽ tạo ra nhiều áp lực đối với các quốc gia có những mặt hàng xuất khẩu tương đồng, trong đó có Việt Nam.

“Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cộng với việc một số địa bàn xuất khẩu trọng điểm nới lỏng các biện pháp hạn chế thương mại đối với Trung Quốc làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Vì vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, nhất là các điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản.. ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp.

Bộ sẽ đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường/ngành hàng truyền thống. Theo đó sẽ phát triển các thị trường khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ La Tinh tuy nhỏ nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao và còn nhiều dư địa khai thác. Tranh thủ sự hồi phục nhanh của các thị trường khu vực Asean và một số nước châu Á để đẩy mạnh xuất khẩu.

Bộ cũng đánh giá toàn diện các biện pháp điều chỉnh chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc đến sản xuất và xuất khẩu của nước ta để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Tranh thủ, tận dụng cơ hội giao lưu hợp tác giữa hai bên nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới và tranh thủ việc xuất khẩu hàng hóa không phải kiểm nghiệm dịch bệnh. 

Nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; đồng thời thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu.

Tăng cường cung cấp thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất/nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về cơ hội, thách thức để doanh nghiệp có các kế hoạch thích ứng phù hợp. Tập trung xây dựng chiến lược phát triển các thị trường đến năm 2030 để có định hướng tổ chức thực hiện bài bản, hiệu quả.

Xem thêm >> Samsung muốn đưa trung tâm R&D tại Việt Nam thành 'cứ điểm' nghiên cứu hàng đầu thế giới

Theo Công Luận
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chiêm ngưỡng khách sạn 'mỏng nhất thế giới'

Chiêm ngưỡng khách sạn 'mỏng nhất thế giới'

(VNF) - Danh hiệu 'khách sạn mỏng nhất trên thế giới' đã thuộc về một khách sạn mới nổi tại Indonesia. Khách sạn này có chiều rộng 2,8m.

Fed tiếp tục cứng rắn, tỷ giá liệu có 'dậy sóng'?

Fed tiếp tục cứng rắn, tỷ giá liệu có 'dậy sóng'?

(VNF) - Trong phát biểu mới nhất, Chủ tịch Fed cho biết khả năng cao Fed sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cao trong thời gian lâu hơn trong năm nay.

Trụ cột của nền kinh tế Mỹ hứng đòn giáng nặng nề

Trụ cột của nền kinh tế Mỹ hứng đòn giáng nặng nề

(VNF) - Sau khi đối phó với lạm phát gia tăng và lãi suất cao nhất trong nhiều thập kỷ, người tiêu dùng Mỹ bắt đầu hạn chế chi tiêu. Đây được xem là đòn giáng nặng nề lên trụ cột của nền kinh tế số 1 thế giới.

Được Chính phủ gỡ vướng, Công viên phần mềm 1.000 tỷ của Đà Nẵng tái khởi động

Được Chính phủ gỡ vướng, Công viên phần mềm 1.000 tỷ của Đà Nẵng tái khởi động

(VNF) - Lãnh đạo TP. Đà Nẵng yêu cầu Sở TT&TT TP. Đà Nẵng chậm nhất trong tháng 8/2024 phải hoàn thành các đề án khai thác hạ tầng, phương án giá mặt bằng và dịch vụ cho thuê để đấu giá và các thủ tục cần thiết khác để đưa dự án Công viên phần mềm số 2 vào sử dụng.

Công khai 5 dự án tại Sơn La chưa được phép huy động vốn

Công khai 5 dự án tại Sơn La chưa được phép huy động vốn

(VNF) - Sở Xây dựng Sơn La vừa công bố danh sách 5 dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư; chưa đủ điều kiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Vietcombank đạt thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ

Vietcombank đạt thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong 5 tập thể được nhận bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện đề án 06 của thủ tướng chính phủ.

Quảng Ninh: 6 khu vực không được phân lô bán nền theo Luật mới

Quảng Ninh: 6 khu vực không được phân lô bán nền theo Luật mới

(VNF) - Quảng Ninh sẽ có 6 khu vực không được phân lô bán nền khi Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/1/2025.

PNJ: Quyết định bước ngoặt lên tầm tỷ USD và tham vọng 'đạp sóng' giá vàng

PNJ: Quyết định bước ngoặt lên tầm tỷ USD và tham vọng 'đạp sóng' giá vàng

(VNF) - Trong bối cảnh giá vàng tăng nóng, tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đang hết sức thuận lợi. Năm 2024, PNJ đề ra kế hoạch đạt doanh thu 37.147 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay nếu đạt được.

Bị bêu tên nợ BHXH, Xây dựng Trung Chính đang kinh doanh ra sao?

Bị bêu tên nợ BHXH, Xây dựng Trung Chính đang kinh doanh ra sao?

(VNF) - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính vừa bị bêu tên vì nợ bảo hiểm xã hội được biết tới là doanh nghiệp lớn có tiếng trong lĩnh vực xây lắp, khi trúng nhiều gói thầu "khủng" đem về doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Trung - Nga: 'Tình bạn' có thể làm rung chuyển thế giới

Trung - Nga: 'Tình bạn' có thể làm rung chuyển thế giới

(VNF) - Tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 16-17/5, “tình bạn” giữa 2 nhà lãnh đạo của 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục được nhắc đến. Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Putin sẽ đánh dấu cuộc gặp lần thứ 43 của ông với ông Tập Cận Bình.