Trung - Nga: 'Tình bạn' có thể làm rung chuyển thế giới

Vy Ba - 16/05/2024 08:23 (GMT+7)

(VNF) - Tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 16-17/5, “tình bạn” giữa 2 nhà lãnh đạo của 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục được nhắc đến. Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Putin sẽ đánh dấu cuộc gặp lần thứ 43 của ông với ông Tập Cận Bình.

Hợp tác kinh tế bùng nổ

Theo hải quan Trung Quốc, thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc đạt 240 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 26% so với một năm trước đó khi Trung Quốc tăng cường vận chuyển hàng hóa, từ ô tô, máy móc công nghiệp đến điện thoại thông minh và mua hàng tỷ USD năng lượng của Nga.

Không chỉ Nga, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tuyên bố là đối tác thương mại lớn nhất của 120 quốc gia và hợp tác kinh doanh với hầu hết các quốc gia bất kể quan điểm chính trị của họ. Điều này mang lại cho Trung Quốc vai trò ngày càng tăng như một nhà hỗ trợ kinh tế cho nhiều nước, bao gồm cả những quốc gia đối kháng với phương Tây do Mỹ dẫn đầu như Nga, Belarus, Iran, Triều Tiên và Venezuela.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 16-17/5.

Ông Philipp Ivanov, một thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, cho rằng Bắc Kinh thấy trước một cuộc cạnh tranh và đối đầu lâu dài với phương Tây, và để bù đắp điều đó, Trung Quốc đang đầu tư vào quan hệ kinh tế với các nước ngoài phương Tây trên thế giới.

Một nhân viên của một công ty triển lãm thương mại cho biết bà đã dẫn đầu một số phái đoàn của các nhà sản xuất Trung Quốc đến Nga, nhiều người trong số họ mong muốn đa dạng hóa hoạt động thương mại khỏi thị trường phương Tây sau đại dịch và cuộc chiến thương mại với Mỹ. Chính phủ cả hai bên đều ủng hộ sự bùng nổ này.

Người này cho hay: “Hải quan Nga trước đây không đặc biệt thân thiện với Trung Quốc nhưng sau những cuộc khủng hoảng này, sự tương tác giữa hai bên trở nên gần gũi hơn”.

Theo ông Ivanov, mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Nga đã phát triển kể từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea và hứng chịu các lệnh trừng phạt đầu tiên của phương Tây, và ông Tập bắt đầu theo đuổi chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.

Nhưng sau khi chiến sự Ukraine bùng nổ trong năm 2022, tốc độ đã tăng tốc. Ông Ivanov cho biết các nước khác cũng đang hỗ trợ nền kinh tế Nga như Ấn Độ mua dầu của Nga, UAE hỗ trợ các giao dịch tài chính, còn Kazakhstan, Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ là trung tâm cho hoạt động nhập khẩu song song của Nga.

Nhưng Trung Quốc là nước quan trọng nhất, không chỉ cho đến gần đây mới tăng cường xuất khẩu sang nước láng giềng mà còn là khách hàng "ruột" mua dầu của Nga. Nga năm ngoái đã vượt qua Arab Saudi để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc .

Theo phân tích của FT về dữ liệu thương mại của Nga, vào năm 2023, 60% lượng hàng hóa công dụng cao được nhập khẩu vào Nga là từ Trung Quốc. Trong đó, thiết bị viễn thông, bao gồm cả điện thoại thông minh, chiếm thị phần lớn nhất trong dòng vốn 26 tỷ USD này với giá trị 3,9 tỷ USD, máy tính ở vị trí thứ hai với 2,3 tỷ USD. Nga cũng mua 2 tỷ USD bộ vi xử lý và 1,7 tỷ USD thiết bị phòng thí nghiệm từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã giảm gần 16% so với một năm trước đó vào tháng 3 và 13,5% trong tháng 4.

“Trung Quốc cho rằng mối quan hệ của họ với Mỹ sẽ xấu đi dù ông Joe Biden hay ông Donald Trump đắc cử vị trí trí Tổng thống Mỹ”, ông Alexander Gabuev, giám đốc Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia ở Berlin, nhận định.

“Chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”

Một nhân viên của Epinduo, một nhà nhập khẩu hàng hóa Nga của Trung Quốc như bánh kẹo và rượu mạnh trong Khu Thương mại Tự do, cho biết: “Chiến sự Ukraine khiến nhiều người Trung Quốc cảm thấy thân thiết hơn với người Nga, vì cả hai nước đều bị phương Tây trừng phạt nặng nề”.

“Mỹ càng gây áp lực lên cả Nga và Trung Quốc thì mối quan hệ của họ càng có giá trị trong việc giảm thiểu áp lực của phương Tây và chứng minh cho phần còn lại của thế giới, ít nhất là đối với Nga, rằng họ không bị cô lập”, ông Kendall-Taylor nói.

Tuy nhiên, bà Hanna Notte, giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Á-Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, cho rằng tham vọng của Nga có thể đi ngược lại kế hoạch của chính Trung Quốc nhằm tận dụng sức mạnh kinh tế của nước này để gây ảnh hưởng toàn cầu.

Một số chuyên gia thì nhận định rằng về lâu dài, Trung Quốc có thể mất đi một phần lợi ích trong quan hệ với Nga sau khi nước này đạt được khả năng tự chủ về mặt chiến lược, buộc Nga phải đa dạng hóa quan hệ với các nước khác ở “phía nam bán cầu” và bình thường hóa quan hệ với phương Tây ở mức độ nào đó.

Bà Maria Repnikova, phó giáo sư về truyền thông toàn cầu tại Đại học bang Georgia và là chuyên gia về quan hệ Trung-Nga, cho biết Trung Quốc hầu như “không chọn đối tác thương mại dựa trên hệ thống chính trị". Nước này không đặt ra nhiều điều kiện tiên quyết như phương Tây, điều này cho phép Trung Quốc giao tiếp với hầu hết các quốc gia nhưng có khả năng hạn chế ảnh hưởng chính trị thực sự của nước này ra ngoài châu Á.

Tại Cát Lâm, một trong ba tỉnh biên giới phía đông bắc của Trung Quốc, thương mại với Nga đã tăng gần 72% vào năm ngoái, tuy nhiên người dân địa phương cho hay sự tăng trưởng trong thương mại có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu quan hệ song phương đột nhiên trở nên xấu đi vì bất kỳ lý do gì.

“Không có thứ gọi là tình bạn vĩnh cửu giữa các quốc gia. Chỉ có lợi ích cá nhân là vĩnh viễn”, một người đàn ông sống tại Cát Lâm trích dẫn một câu nói được sử dụng ở cả Trung Quốc và phương Tây.

Theo Financial Times
‘Trung Quốc mang tới cho Nga lối thoát nhưng không thể bù đắp được lỗ hổng châu Âu’

‘Trung Quốc mang tới cho Nga lối thoát nhưng không thể bù đắp được lỗ hổng châu Âu’

Tài chính quốc tế
(VNF) - Tiến sĩ Michal Meidan, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết Trung Quốc khó có thể thay thế châu Âu như một thị trường xuất khẩu khí đốt có lợi nhuận cao của Nga.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

(VNF) - Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, đã có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn 125 tỷ đồng (tương đường hơn 5 tỷ USD).

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

(VNF) - Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền.

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

(VNF) - Tuần giao dịch tiếp theo sẽ là tuần giao dịch cuối cùng của quý II/2024 và trên bàn của giới chủ doanh nghiệp đã có gần như đầy đủ kết quả kinh doanh quý II.

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

(VNF) - “Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

(VNF) - Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất vay mua nhà thấp nhất 10 năm qua; tiền vẫn đổ vào ngân hàng; tăng trưởng tín dụng vẫn chậm... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

 'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

(VNF) - Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời, ông David Dương bị FBI khám nhà, Tổng giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh, ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT VEAM… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

(VNF) - Trước tâm lý mua vàng đầu cơ, tích trữ, chuyên gia của VEPR đề xuất Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát hành chứng chỉ vàng. Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

(VNF) - Ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo) bị khởi tố vì đã chỉ đạo tổng giám đốc thực hiện nhiều hợp đồng bán sản phẩm và trốn thuế.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.