'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tiến sĩ Trần Việt Hùng (1980), nhà sáng lập và Chủ tịch Got It là một trong những Founder Việt hiếm hoi tại Thung lũng Silicon (Mỹ). Ông từng là sinh viên Đại học Bách Khoa, sau đó sang Mỹ du học. Năm 2011, Hùng Trần khởi nghiệp trên đất Mỹ với Tutor Universe - một sàn giao dịch được ví như “eBay cho gia sư”, kết nối nhu cầu học thêm thời 4.0.
Sau đó, ông phát triển Tutor Universe thành Got It, một ứng dụng giáo dục điện thoại được xây dựng trên nền tảng hỏi - đáp. Khi sinh viên gặp khó khăn với bài tập, họ chỉ cần chụp ảnh và gửi lên nền tảng của Got It. Trong vòng 30 giây, người dùng sẽ được kết nối với chuyên gia tại bất kỳ đâu trên thế giới để được giải đáp. Sau này, Got It mở rộng ra nhiều lĩnh vực với mục tiêu tiếp cận hàng triệu người dùng và thường xuyên đứng trong top 10 ứng dụng giáo dục trên Apple App Store (Mỹ).
Hiện startup do Hùng Trần sáng lập đã huy động được hơn 25 triệu USD vốn từ các quỹ đầu tư nổi tiếng. Got It đang có triển vọng trở thành một kỳ lân mới sau khi vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 và đạt được những thành tựu quan trọng với Conversational AI – một sản phẩm về trí tuệ nhân tạo cho phép hội thoại với cơ sở dữ liệu. Ngoài trụ sở chính tại Thung lũng Silicon, Got It còn mở chi nhánh tại Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc.
Không chỉ là một trong những founder đầy triển vọng ở Silicon Valley, hiện nay, Hùng Trần còn tích cực thúc đẩy phong trào trẻ em tìm hiểu về công nghệ, lập trình qua dự án STEAM for Vietnam. Đây là dự án dạy trực tuyến miễn phí, được triển khai từ tháng 6/2020.
Ngoài những dự án liên quan đến giáo dục, tháng 7/2021, với mong muốn thông qua công nghệ có thể giúp giảm tải cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế căng mình chống dịch, Hùng Trần đã kêu gọi các kỹ sư công nghệ người Việt trên khắp thế giới cấp tốc xây dựng nền tảng “Giúp tôi!” chỉ trong vòng hai tuần. Đây là nền tảng hoàn toàn miễn phí phục vụ cộng đồng. Ứng dụng đầu tiên của “Giúp tôi!” là kết nối bác sĩ để người dân có thể được tư vấn giúp đỡ từ xa trong việc chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh tư vấn y tế và sức khỏe tâm lý, “Giúp tôi!” cũng có kế hoạch mở rộng thêm các tính năng khác như chia sẻ mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Ở tuổi 30, nữ doanh nhân Thụy Điển gốc Việt - Denise Sandquist là nhà sáng lập, CEO ứng dựng hẹn hò Fika với gần một triệu lượt tải. Denise sinh ra tại Hà Nội và được cặp vợ chồng người Thụy Điển nhận nuôi khi mới ba tuần tuổi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Stockholm, một trong những trường danh giá ở Châu Âu, Denise có quãng thời gian làm việc cho Đại sứ quán Thụy Điển tại Moscow (Nga) và ngân hàng Goldman Sachs tại London (Anh). Tuy nhiên, với khát khao tìm lại gia đình, cô quyết định trở về Việt Nam.
Cuộc đoàn tụ đầy xúc động với mẹ ruột sau hành trình tìm kiếm hơn 1.000 ngày đã thôi thúc trong Denise sứ mệnh giúp mọi người xây dựng những mối quan hệ đầy ý nghĩa. Từ đó, ý tưởng về một ứng dụng hẹn hò cho người dùng châu Á cũng bắt đầu nảy sinh. Tháng 6/2020, Denise Sandquist cùng với người bạn Oscar Xing Luo cho ra đời ứng dụng hẹn hò Fika. Denise đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành (CEO) còn Oscar giữ vai trò giám đốc công nghệ (CTO). “Tôi muốn đóng góp cho Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt vời nếu có thể tạo ra một cộng đồng như Fika, một cộng đồng giúp người phụ nữ có được quyền lực, sự phát triển và giá trị thật của mình”, Denise chia sẻ.
Thời gian đầu khởi nghiệp, Fika vận hành nhờ vốn của hai nhà đồng sáng lập. Denise vẫn giữ chức giám đốc kinh doanh tại Việt Nam cho một công ty Thụy Điển. Hơn nửa năm trước, CEO 30 tuổi mới chính thức nghỉ việc để tập trung toàn bộ thời gian cho startup của mình.
Tháng 5/2021, Denise về Thụy Điển thăm gia đình và bị kẹt tại đây do dịch Covid-19. Cũng trong giai đoạn này, CEO Fika đã kết nối được với các nhà đầu tư nước ngoài và huy động thành công 1,6 triệu USD cho vòng gọi vốn hạt giống. Denise cho biết, cô rất bất ngờ khi nhiều nhà đầu tư chưa từng đến Việt Nam nhưng lại tin tưởng rót vốn cho Fika.
Với nguồn vốn mới, những nhà sáng lập dự kiến đầu tư mở rộng đội ngũ phát triển, đồng thời phát huy tối đa tiềm năng công nghệ AI và tăng mức độ nhận diện thương hiệu tại Việt Nam. Tại thời điểm công bố gọi vốn thành công vào tháng 10, ứng dụng này đã có hơn 750.000 lượt tải về và đang hướng đến mốc 1 triệu lượt tải vào cuối năm 2021.
Ông Hồ Văn Lâm, Chủ tịch Hội doanh nhân Thái - Việt là người nối tiếp truayền thống gia đình đưa món nem nướng của người Việt trở thành món ăn được yêu thích và quen thuộc đối với người dân Thái Lan.
Chia sẻ về việc đến với nghề, ông Hồ Văn Lâm cho biết, dù mẹ ông và anh trai có nhà hàng nem nướng thương hiệu Daeng Namnueng tại tỉnh Noong Khai, nhưng ông không theo nghề của gia đình, mà lại chọn khởi nghiệp bằng nghề may. Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, ông mới trở về nghề gia truyền.
Vốn có kinh nghiệm về quản lý khi làm ông chủ tiệm may, ông Lâm lên kế hoạch mở rộng chuỗi nhà hàng với mong muốn từng bước phát triển quy mô để đưa nét văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và nem nướng nói riêng đến với thực khách khắp đất nước Thái Lan. Đến nay, chuỗi cửa hàng nem nướng VT Namnueng đã có hệ thống phân phối ở gần 50 tỉnh, thành của Thái Lan.
Món nem nướng của ông Hồ Văn Lâm được người dân Thái Lan và bà con kiều bào đón nhận như một phần không thể thiếu và là món ăn chính trong các chương trình liên hoan dịp lễ tết, hội nghị của người dân Thái Lan. Đặc biệt, các thành viên Hoàng gia cũng rất yêu thích món nem nướng này.
Lớn lên và thành công trên đất nước Thái Lan nhưng ông Lâm chưa bao giờ quên đi nguồn cội. Ông chia sẻ: “Tôi là thế hệ thứ ba trong một gia đình thuần Việt yêu nước. Chính vì thế, quê hương là hai chữ rất thiêng liêng đối với cuộc đời tôi. Khi chưa có dịch Covid-19, tôi cùng gia đình thường xuyên về Việt Nam một năm khoảng ba lần. Hiện tại, cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi ở Thái Lan vẫn còn giữ những thói quen, phong tục tập quán của người Việt”.
Ngoài quản lý chuỗi cửa hàng VT Namnueng, ông Lâm còn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Với vai trò là Chủ tịch Hội doanh nhân Thái - Việt, ông mong muốn tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động trao đổi thương mại giữa Thái Lan – Việt Nam. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi, hưởng ứng và hỗ trợ tiêu dùng sản phẩm của các doanh nghiệp kiều bào sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư, trao đổi thương mại giữa hai nước Thái Lan - Việt Nam và các nước khác”, ông Lâm nói.
Là du học sinh Việt Nam đời 9X tự mở công ty kinh doanh tại Mỹ, Phạm Đình Quốc Vương hiện là giám đốc điều hành một doanh nghiệp có doanh thu đến 10 triệu USD/năm.
Vương quê ở Củ Chi, TP.HCM, sang Mỹ du học từ năm 16 tuổi. Từ những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, Vương Phạm đã tìm tòi bí quyết kinh doanh trên mạng. Đầu tiên anh bán các game cũ, sau đó tiếp tục “lấn sân” sang các món đồ khác. Từ những năm phổ thông lên đến đại học, Vương vẫn vừa học vừa buôn bán. Tuy nhiên, do không tìm hiểu về pháp luật Mỹ, ở thời điểm kiếm được nhiều tiền nhất, chàng trai trẻ đã bị cảnh sát khép vào tội trốn thuế cùng nhiều vi phạm pháp luật khác, công việc học hành cũng bị lỡ dở.
Năm 2012, anh thành lập Công ty Fastboy Marketing chuyên làm marketing cho các tiệm nail, tiệm tóc, nhà hàng... của người gốc Việt trên đất Mỹ. Công ty ban đầu chỉ có duy nhất một nhân viên là chính anh, tới thời điểm hiện tại, Fastboy Marketing đã có nhiều chi nhánh trải rộng khắp nước Mỹ, Canada, Úc với hơn 200 nhân viên, doanh thu tăng trưởng liên tục với hơn 10.000 khách hàng. Cuối năm 2020, Fastboy Marketing được tổ chức thống kê các doanh nghiệp tại Mỹ xếp hạng thứ 834 trong top 5.000 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất nước Mỹ.
Triệu phú trẻ tuổi còn sở hữu phần mềm Go check in nổi tiếng trong cộng đồng nail Việt. Đây là nơi giúp các cửa hàng có thể lưu giữ toàn bộ thông tin khách hàng của họ vô cùng tiện lợi, đem về doanh thu từ 800.000 USD đến 1 triệu USD/ tháng cho Vương. Ngoài ra, anh còn có nhiều nguồn thu nhập khác nhau như đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Dù đã trở thành triệu phú ở tuổi 30 nhưng anh chàng này lại có những sở thích, thú vui vô cùng giản dị. Những khi rảnh rỗi, CEO trẻ lại đưa cả gia đình tới nông trại để trồng cây, nuôi động vật. Anh cho hay bản thân cũng rất thích đọc sách. Ngoài ra, Vương cũng thường xuyên giúp đỡ những người không có công ăn việc làm ổn định bằng cách thuê họ về làm. Khi có cơ hội, nam triệu phú 9X vẫn bay về Việt Nam để thăm gia đình, làm từ thiện.
Jenny Tạ sinh năm 1972, cô rời Việt Nam sang Mỹ khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo. Những ngày đầu đặt chân đến đây, 3 mẹ con phải sống tằn tiện bằng số tiền trợ cấp ít ỏi. Vì hoàn cảnh sống đặc biệt nên Jenny già dặn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ cô đã quyết tâm học hành để thoát nghèo. Khi Jenny học đại học, ngành công nghệ đang hot và nhu cầu tuyển dụng cao. Vì vậy cô đã chọn ngành Hệ thống Quản lý thông tin để có thể kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Jenny đã lấy được bằng Cử nhân chỉ trong vòng 3 năm. Sau đó, cô được mời vào làm việc tại công ty chứng khoán Shearson Lehman. Dù có việc làm ổn định tại công ty danh tiếng nhưng Jenny chưa bao giờ hài lòng với chính mình.
Làm việc tại phố Wall và chứng kiến dòng tiền khổng lồ giao dịch mỗi ngày, Jenny đã nuôi tham vọng sẽ mở một công ty chứng khoán riêng. Ở tuổi 25, Jenny lập ra công ty tài chính Vantage Investments với 50 nhân viên. Chỉ hai năm sau đó, Jenny kiếm hàng triệu USD từ lợi nhuận công ty và trở thành triệu phú Mỹ ở tuổi 27. Biệt danh “Nàng lọ lem phố Wall” của Jenny ra đời từ đó.
Năm 2001, Jenny bán công ty Vantage Investments và thu về số tiền không nhỏ. Cô tiếp tục học thêm chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh và thành lập công ty thứ hai mang tên Titan Securities vào năm 2005. Bằng kinh nghiệm được tích lũy trước đó, Jenny dẫn dắt công ty Titan hoạt động hiệu quả và chỉ sau nửa năm hoạt động, Titan được một nhóm các nhà đầu tư tại phố Wall đề nghị mua lại với mức giá cao. Ở tuổi 32, Jenny Tạ có khối tài sản lên tới 250 triệu USD.
Thành công ở mảng tài chính và nổi tiếng ở phố Wall nhưng Jenny vẫn chưa chịu dừng bước. Cô quyết định “dấn thân” vào thị trường mạng xã hội bằng việc thành lập Sqeeqee.com, một mạng xã hội giúp mọi người kết nối và tìm kiếm lợi nhuận. Nó bao gồm hàng chục tính năng của những trang web nổi tiếng như Google, Facebook, Amazon, Ebay, YouTube… và kết nối chúng lại thành một nền tảng đa chiều.
Hiện tại, Jenny đang điều hành thêm công ty đầu tư mạo hiểm VCNetwork và công ty công nghệ CoinLinked. Jenny chia sẻ, đại dịch Covid-19 không ảnh hưởng đáng kể đến công việc kinh doanh vì công ty hoạt động dựa trên nền tảng thương mại điện tử xã hội trực tuyến.
Công ty SingleCare mới đây đã trao giải thưởng đầy ý nghĩa “Above and Beyond” (tạm dịch: Vượt mức mong đợi) cho dược sĩ gốc Việt Triet Nguyen (52 tuổi) tại vùng Annandale, bang Virginia, Mỹ.
“Above and Beyond” là giải thưởng hằng năm được trao từ năm 2019 cho những dược sĩ, nhân viên nhà thuốc trên khắp nước Mỹ có thành tích tốt và nỗ lực tận tình được công nhận. Năm nay, ông Triet Nguyen được hội đồng đánh giá của SingleCare chọn từ hàng ngàn ứng viên được khách hàng đề cử.
Theo tờ The Washington Times, dược sĩ gốc Việt này là quản lý của hiệu thuốc Safeway ở miền bắc bang Virginia. Ông được vinh danh vì đã giúp giao thuốc và vắc xin cúm, vắc xin zona trong suốt một năm qua cho những khách hàng lớn tuổi phải cách ly vì Covid-19.
Từ khi chuyển đến nơi ở hiện tại cách đây 15 năm, ông Triet Nguyen vẫn thỉnh thoảng mua thuốc hộ và giao thuốc tận nhà cho khách hàng trên đường đi làm về. “Tôi sống không xa nhà thuốc và có nhiều khách hàng sống ở những khu nằm trên đường đi làm của tôi. Vì vậy, tôi giúp giao thuốc cho họ. Tôi nghĩ họ cảm kích vì điều đó”, ông nói.
Những khách hàng này thường là người lớn tuổi, người không biết lái xe hoặc không đủ tiền để gọi xe đi mua thuốc. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, càng có thêm nhiều người phải ở nhà và ông Triet Nguyen cũng bận bịu hơn khi giao thuốc, vắc xin ít nhất một lần mỗi tuần cho khoảng 12 người lớn tuổi.
“Họ rất yếu và dễ bị bệnh nặng nếu chẳng may tiếp xúc với thứ gì đó ở cửa hiệu. Nhiều người trong số họ không ra khỏi nhà trừ khi phải đi tiêm ngừa”, ông Triet Nguyen nói. Nhà thuốc có giao hàng qua đường bưu điện nhưng mất vài ngày trong khi khách hàng thì không thể đợi lâu như vậy. Do đó, ông và trợ lý vẫn đều đặn giao thuốc tận nhà cho bệnh nhân và còn bàn bạc với họ về việc chọn thuốc, thanh toán để giúp chọn ra mức giá rẻ nhất.
Ông được nhiều khách hàng yêu mến và nhiều lúc được họ đề nghị tặng quà, gửi thêm tiền nhưng ông đều từ chối. “Tôi chỉ muốn giúp họ và ở đó vì họ. Đó cũng không phải là việc quá khó khăn với tôi. Họ đã rất tử tế với tôi và đây là cách để tôi đền đáp sự tử tế đó”, vị dược sĩ gốc Việt chia sẻ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.