Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chuyến bay VN853 của Vietnam Airlines từ TP. HCM đi Phnôm Pênh (Campuchia) cất cánh ngày 1/1/2022 là chuyến bay mở đầu cho kế hoạch khôi phục đường bay quốc tế của hàng không Việt Nam. Đến ngày 6/1/2022, chuyến bay VN5310 từ Hà Nội đi Tokyo (sân bay Narita, Nhật Bản) cũng đã được Vietnam Airlines khai thác.
Hãng hàng không quốc gia cũng đã khôi phục các đường bay thường lệ đến 15 nước và vùng lãnh thổ gồm Mỹ, Australia, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia. Trong đó, các chặng đến châu Âu có tần suất 1-2 chuyến khứ hồi mỗi tuần, nhiều nhất là chặng đến Hàn Quốc, Singapore, Campuchia, Mỹ với 4-5 chuyến hàng tuần. Hãng cũng chuẩn bị mở lại đường bay đến Malaysia.
Từ ngày 15/2, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục khai thác các đường bay này, đồng thời tiến tới phục hồi hoàn toàn mạng bay quốc tế trên cơ sở chấp thuận của nhà chức trách tại các điểm đến và theo nhu cầu thị trường.
Còn với Bamboo Airways, đại diện hãng này nhận định thị trường hàng không sẽ khôi phục trong năm nay và hãng đã lên kế hoạch mở rộng mạng bay lên gần 40 đường bay quốc tế. Đối với khu vực châu Á, Đông Bắc Á, hãng khai thác đường bay quốc tế thường lệ Hà Nội - Narita, Hà Nội - Đài Bắc và Hà Nội - Incheon (Hàn Quốc).
Trong khu vực Đông Nam Á, Bamboo Airways triển khai đường bay TP. HCM - Singapore, Thái Lan trong tháng 3 và dự kiến phát triển nhiều đường bay tới Lào, Campuchia trong dịp hè. Với các đường bay dài đến Châu Âu, Australia, Mỹ, Bamboo Airways sẽ triển khai các chặng bay kết nối Hà Nội với Frankfurt, TP. HCM với Melbourne, Hà Nội - London. Hãng cũng dự kiến tổ chức các đường bay TP. HCM - Frankfurt, Hà Nội/TP. HCM - Berlin/Munich và đặc biệt là đường bay thẳng đến Mỹ trong giai đoạn tới.
Hãng Vietjet Air cũng đã khai thác trở lại các đường bay quốc tế thường lệ kết nối Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan với tần suất một chuyến khứ hồi mỗi tuần. Dự kiến, hãng tăng tần suất đến Hàn Quốc, Đài Bắc lên 5 chuyến khứ hồi, 4 chuyến khứ hồi cho các đường bay đến Nhật Bản, Singapore và 3 chuyến đến Thái Lan hàng tuần. Hãng cũng lên kế hoạch khai thác trở lại các đường bay đến những quốc gia khác trong khu vực cũng như đến Ấn Độ, Nga.
Thông tin đáng mừng nhất đối với các hãng hàng không đến vào giữa tháng 2/2022 khi Cục Hàng không Việt Nam quyết định dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các đường bay quốc tế. Toàn bộ chặng bay trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Đây là một trong những kế hoạch để chuẩn bị mở lại du lịch quốc tế trước 31/3 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, việc nối lại đường bay thường lệ quốc tế còn cần sự thống nhất của các nước bởi mỗi nước có yêu cầu phòng dịch khác nhau. Sau khi có phản hồi của nhà chức trách hàng không các nước về tần suất chuyến bay, cơ quan này sẽ cấp phép bay cho hãng trong và ngoài nước đưa khách ra vào Việt Nam theo nhu cầu của hãng. Động thái này nối tiếp chủ trương mở lại 9 đường bay quốc tế (giai đoạn 1) từ ngày 1/1 của Chính phủ tới các thị trường trọng điểm như Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Bangkok, Singapore, Vientiane, Phnom Penh, San Francisco/Los Angeles, Trung Quốc. Đây là các điểm đến có nhiều lao động người Việt Nam và là đối tác kinh tế thương mại quan trọng.
Với việc đi đầu về độ phủ vắc xin phòng Covid-19 so với thế giới, tỷ lệ lớn người dân đã hoàn thành tiêm mũi thứ ba, tỷ lệ tử vong sau khi lây nhiễm nhờ đó giảm rõ rệt, lãnh đạo các hãng hàng không đánh giá đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho giai đoạn “di chuyển trả thù” của khách hàng sau hai năm bị kìm kẹp.
Các nhu cầu bị kìm nén như du lịch, khám phá, đoàn tụ với người thân, công vụ… sẽ được giải phóng. Đặc biệt, ngay sau khi có chủ trương mở cửa bầu trời, các hãng hàng không đã lên kế hoạch khôi phục đường bay quốc tế. Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, đánh giá hàng không là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19.
Để linh hoạt ứng phó với diễn biến, ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2021, lãnh đạo hãng hàng không quốc gia cho biết đã chuyển đổi trọng tâm lĩnh vực kinh doanh từ vận tải khách sang hàng hóa, đồng thời tìm kiếm, tận dụng mọi cơ hội trong hoạt động vận tải khách như duy trì các chuyến bay hồi hương, tìm thị trường mới (như đường bay tới Mỹ), liên tục điều chỉnh sản phẩm quốc tế theo tiến độ mở cửa của Chính phủ và chủ động phối hợp các cơ quan, hiệp hội du lịch, các địa phương triển khai chương trình kích cầu đi lại nội địa ngay khi tình hình dịch bệnh khả quan.
Trong chiến lược khôi phục hoạt động năm 2022, ông Hòa cho biết Vietnam Airlines đã xây dựng các kịch bản khác nhau để tiên lượng khó khăn, chuẩn bị nguồn lực và linh hoạt điều chỉnh hoạt động. Tùy vào mỗi kịch bản, tốc độ phát triển mạng bay, đội bay sẽ khác nhau nhưng sẽ bám sát các định hướng chiến lược là đạt mục tiêu thị phần vận tải hành khách của Vietnam Airlines Group 23% - 25% tại thị trường quốc tế và hơn 50% tại thị trường nội địa.
Đặc biệt, năm 2022 sẽ tiếp tục là một năm hãng đẩy mạnh chuyển đổi số để vừa bắt kịp xu hướng phát triển, vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ trước mắt của hãng là tiếp tục chủ động báo cáo, phối hợp các cơ quan nhà nước để xây dựng chính sách mở cửa thị trường và giải pháp phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng mở lại các đường bay khi được phép trên tinh thần linh hoạt điều hành, vừa bảo đảm an toàn khai thác, vừa góp phần khôi phục nền kinh tế, xã hội của đất nước.
Chia sẻ với Đầu tư Tài chính, Tổng giám đốc Bamboo Airways Đặng Tất Thắng cho rằng 2021 đã là năm đáy của cuộc khủng hoảng với hàng không và năm 2022 chắc chắn sẽ là một năm tốt đẹp hơn. Chính phủ cũng đang có những biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ rất ý nghĩa dành cho hàng không, như xem xét mở cửa trở lại hoạt động bay quốc tế thường lệ từ đầu năm 2022, điều chỉnh và đồng bộ hóa các biện pháp xét nghiệm, cách li, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách. “Nhìn cảnh tượng tấp nập tại các sân bay Tân Sơn Nhất, Hà Nội vào dịp Tết vừa rồi, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng 2022 sẽ là một năm bận rộn của hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng”, ông Thắng nói.
Lãnh đạo hãng bay này cũng cho biết đến thời điểm hiện tại, hãng đã chuẩn bị sẵn sàng bộ máy và nguồn lực để khôi phục và tăng tần suất trên mọi đường bay nội địa, mở rộng khai thác mạng đường bay quốc tế theo phân bổ của Cục Hàng không Việt Nam. Nhiều đường bay nội địa và quốc tế sẽ tiếp tục được Bamboo Airways khơi thông trong năm nay. Xa hơn, trong 6 năm tới, hãng bay này đặt mục tiêu nâng quy mô 100 máy bay, khai thác 90 đường bay quốc tế và 80 đường bay nội địa, vận chuyển trung bình 23 triệu lượt khách mỗi năm.
Trong số tháng 3/2022, Tạp chí Đầu tư Tài chính sẽ đăng tải chuyên đề đặc biệt về Mở cửa lại thị trường du lịch. Chuyên đề Mở cửa lại thị trường du lịch sẽ ghi nhận những chuyển biến về chính sách của nhà nước, quá trình chạy đua chuẩn bị đón khách của các địa phương, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú trên toàn quốc và những “kế sách” tâm huyết của giới chuyên gia trong việc khôi phục, nâng tầm du lịch Việt. Trân trọng mời các bạn đón đọc!
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.