Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.
Đây là đề án được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm, không chỉ bởi quy mô vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng hàng không nằm trong danh mục ưu tiên trong vòng 10 năm lên tới 479.606 tỷ đồng, mà còn là cơ hội tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) vào các nhà ga hành khách, hàng hóa có độ sinh lời rất cao.
Tại Tờ trình số 14075, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng cho ý kiến về định hướng phân loại hệ thống cảng hàng không và phương án huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không của từng nhóm.
Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với đề án định hướng này, Bộ GTVT sẽ triển khai Đề án Phân cấp, phân quyền và giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Quy hoạch Tổng thể hệ thống cảng hàng không toàn quốc để cụ thể hóa mô hình quản lý, phân cấp quản lý, giải pháp cụ thể huy động nguồn vốn, cơ chế chính sách, lộ trình thực hiện và đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền cho ý kiến hoặc quyết định từng nội dung cụ thể.
Điểm nhấn quan trọng đầu tiên tại tờ trình là việc Bộ GTVT thống nhất lựa chọn hình thức đầu tư PPP sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hiện có để tham gia dự án theo Luật Đầu tư theo phương thức PPP để huy động nguồn vốn xã hội.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về GTVT đề xuất phân loại 28 cảng hàng không nằm trong quy hoạch cảng hàng không toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 thành 5 nhóm, làm cơ sở định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư.
Cụ thể, nhóm 1 gồm các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Long Thành, Tân Sơn Nhất. Đây là các cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, đóng vai trò gom hành khách, hàng hóa để kết nối với mạng đường bay nội địa và quốc tế.
Nhóm 2 gồm các cảng hàng không Thọ Xuân, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa. Các sân bay này có hoạt động quân sự, huấn luyện quân sự thường xuyên, tài sản và đất đai khu bay do Bộ Quốc phòng quản lý.
Nhóm 3 gồm các sân bay Điện Biên, Nà Sản, Đồng Hới, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc và Côn Đảo. Đây là các cảng hàng không ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, cân đối thu chi khó khăn, có công suất quy hoạch đến năm 2030 nhỏ hơn 5 triệu lượt hành khách/năm (trừ Phú Quốc).
Nhóm 4 gồm các sân bay Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Liên Khương, Cần Thơ. Đây là các cảng hàng không có công suất quy hoạch đến năm 2030 lớn hơn 5 triệu lượt hành khách/năm, có tiềm năng phát triển, có khả năng thu hút các nhà đầu tư, không có hoạt động quân sự thường xuyên.
Nhóm 5 gồm các cảng hàng không mới như Sa Pa, Quảng Trị, Lai Châu và các cảng hàng không tiềm năng như Cao Bằng, Hải Phòng (Tiên Lãng), cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô.
Đối với 21 cảng hàng không hiện do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV đang khai thác, kết cấu hạ tầng cảng hàng không được phân thành 4 cụm công trình để quản lý, khai thác và đầu tư.
Trong đó, Cụm 1, các công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay thuộc công trình thiết yếu của sân bay, đang là tài sản công tại doanh nghiệp do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) là doanh nghiệp công ích 100% vốn nhà nước quản lý, khai thác và đầu tư.
Cụm 2, các công trình đường cất hạ cánh, đường lăn và một số công trình thuộc khu bay là tài sản công, Bộ GTVT được giao là đại diện chủ sở hữu tài sản và thực hiện quản lý, khai thác; một số đường cất hạ cánh, đường lăn do Bộ Quốc phòng quản lý, ACV được khai thác và bảo trì, sửa chữa.
Cụm 3, các công trình hạ tầng thiết yếu còn lại (sân đỗ, nhà ga hành khách, công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cảng hàng không…) là tài sản công tại doanh nghiệp do ACV quản lý, khai thác và đầu tư.
Cụm 4, các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không như nhà ga hàng hóa, hangar, trạm bơm, nạp nhiên liệu hiện do các doanh nghiệp đầu tư, quản lý, khai thác.
Mặc dù khẳng định ACV vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt thị trường đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không, nhưng cơ hội tham gia của các nhà đầu tư tư nhân rất rộng mở nếu chiểu theo định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư tại các cảng hàng không do Bộ GTVT đề xuất.
Theo đó, đối với nhóm 1 - Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT sẽ bố trí vốn đầu tư khu bay (Cụm 2); ACV bố trí vốn đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu còn lại (Cụm 3); huy động 100% nguồn vốn xã hội để đầu tư các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không (Cụm 4) theo hình thức đầu tư kinh doanh.
Trường hợp Bộ GTVT và ACV không cân đối được nguồn vốn đầu tư, huy động nguồn xã hội đầu tư từng công trình theo hình thức PPP.
Đối với nhóm 2 - Thọ Xuân, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục quản lý khu bay (Cụm 2), nhưng sẽ đề xuất xây dựng cơ chế cho phép Bộ GTVT, doanh nghiệp hàng không được đầu tư cải tạo, nâng cấp khu bay. Trường hợp Bộ Quốc phòng bàn giao khu bay cho Bộ GTVT hoặc địa phương quản lý, đề xuất huy động nguồn vốn xã hội đầu tư toàn bộ cảng hàng không theo hình thức PPP sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hiện có để tham gia dự án; đặc biệt là sân bay Chu Lai hiện nay có nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Đối với nhóm 3 - Điện Biên, Nà Sản, Đồng Hới, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc và Côn Đảo, Bộ GTVT sẽ chuyển giao khu bay (Cụm 2) và ACV chuyển giao các công trình hạ tầng thiết yếu còn lại (Cụm 3) cho địa phương để chủ động huy động nguồn lực đầu tư phát triển. Trường hợp địa phương không tiếp nhận, Bộ GTVT và ACV tiếp tục thực hiện quản lý, khai thác và đầu tư.
Đối với nhóm 4 - Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Liên Khương, Cần Thơ, Bộ GTVT sẽ chuyển giao khu bay (Cụm 2) và ACV chuyển giao các công trình hạ tầng thiết yếu còn lại (Cụm 3) cho địa phương để chủ động huy động nguồn lực đầu tư phát triển toàn bộ cảng hàng không theo hình thức PPP sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hiện có để tham gia dự án.
Đối với nhóm 5 - các cảng hàng không mới, Bộ GTVT kiến nghị huy động nguồn vốn xã hội đầu tư toàn bộ cảng hàng không theo hình thức PPP. UBND các tỉnh có quy hoạch cảng hàng không mới là cơ quan có thẩm quyền đầu tư theo phương thức PPP chủ động huy động, cân đối nguồn lực và tổ chức thực hiện đầu tư.
Cần phải nói thêm rằng, đề xuất nới rộng cửa cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực hạ tầng hàng không của Bộ GTVT còn xuất phát từ chính sự hụt hơi năng lực đầu tư của ACV do tác động tiêu cực của Covid-19.
Cụ thể, khi trình Quốc hội và Chính phủ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I vào năm 2019, ACV khẳng định là đã bố trí đủ 100% nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư công trình thiết yếu theo quy hoạch của 21 sân bay trong giai đoạn 2021-2025; đồng thời bố trí được hơn 36.000 tỷ đồng từ vốn tích lũy tự có của doanh nghiệp để đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn I. Đối với nhu cầu vốn cho các công trình thiết yếu của các sân bay theo quy hoạch giai đoạn 2026-2030, ACV vẫn đảm bảo được dòng tiền tích lũy trị giá 120.529 tỷ đồng để đầu tư theo đúng lộ trình.
Tuy nhiên, theo báo cáo của ACV và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Văn bản số 1125/UBQLV-CNHT ngày 12/7/2021, thì do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nguồn thu và lợi nhuận dự kiến giai đoạn 2020-2025 của ACV giảm sút nghiêm trọng.
Lợi nhuận trước thuế của ACV giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 71.624 tỷ đồng sẽ chỉ còn 36.903 tỷ đồng (giảm 34.721 tỷ đồng). Với nguồn lực đã bị hụt gần 50%, ACV khó có thể cân đối đủ nguồn lực để đầu tư phát triển 21 cảng hàng không trong mạng lưới.
Chính vì vậy, trong giai đoạn 2021-2030, ACV sẽ phải “liệu cơm gắp mắm”, chỉ tập trung ưu tiên nguồn lực cho sân bay Long Thành giai đoạn I và các các sân bay đã và đang triển khai đầu tư như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Phú Bài, Điện Biên…
Được biết, đang có một dãy dài các nhà đầu tư trong nước quan tâm và mong muốn nghiên cứu, đầu tư nâng đời các cảng hàng không do ACV đang quản lý khai thác. Chẳng hạn, Vietjet mong muốn đầu tư các sân bay Chu Lai, Cát Bi, Tuy Hòa, Điện Biên. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) mong muốn đầu tư các sân bay Phú Quốc, Tuy Hòa. Tập đoàn Vingroup mong muốn đầu tư Cảng hàng không Chu Lai. Tập đoàn FLC mong muốn đầu tư vào Cảng hàng không Đồng Hới.
Đối với các sân bay mới, hiện T&T của bầu Hiển đã đệ đơn xin đầu tư toàn bộ Cảng hàng không Quảng Trị, có tổng mức đầu tư lên tới 5.822,9 tỷ đồng theo hình thức PPP.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.