Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng 28/12, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa có thông báo về việc công bố thông tin dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án theo phương thức PPP tại Quyết định số 2148/QĐ-TTg ngày 20/12/2021.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, mục tiêu đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy chính trị, kinh tế, xã hội; đồng thời đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng - an ninh của khu vực Trung bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.
Địa điểm thực hiện dự án tại các xã Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Quy mô dự án theo quy hoạch là sân bay cấp 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm.
Loại tàu bay khai thác là tàu bay code C hoặc tương đương. Tổng số vị trí đỗ tàu bay là 5 vị trí code C (có khả năng đỗ tàu bay code E).
Về quy mô đầu tư, dự kiến giai đoạn 1, xây dựng các công trình cơ bản của cảng hàng không Quảng Trị đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch và đạt công suất theo dự báo khai thác của cảng hàng không đạt khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.
Giai đoạn 2, đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm.
Đồng thời, xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch.
Đối với khu đất quân sự (51,2 ha) sẽ đầu tư khi Quân đội có nhu cầu.
Dự kiến thời gian thực hiện dự án trong 50 năm, trong đó giai đoạn chuẩn bị dự án và đầu tư xây dựng từ năm 2021 - 2024 (trong đó, thời gian thực hiện đầu tư xây dựng 22 tháng kể từ ngày ký hợp đồng). Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng.
Nhu cầu sử dụng đất dự kiến 265,372 ha; trong đó diện tích đất dùng chung là 177,642 ha, diện tích đất khu hàng không dân dụng là 87,73 ha.
Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP, gồm dự án thành phần 1 (Giải phóng mặt bằng và xây dựng các cơ quan nhà nước tại cảng hàng không) thực hiện theo hình thức đầu tư công; dự án thành phần 2 (xây dựng cảng hàng không) thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến cho cả 2 giai đoạn là 5.822,9 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 1 là 2.913,6 tỷ đồng, bao gồm vốn do nhà đầu tư huy động là 2.680,5 tỷ đồng và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư là 233,103 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 là 2.909,3 tỷ đồng, bao gồm vốn nhà đầu tư là 2.829,6 tỷ đồng và vốn ngân sách nhà nước là 79,7 tỷ đồng.
Tách dự án giải phóng mặt bằng cảng hàng không thành dự án riêng và giao UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức thực hiện...
Xem thêm: Sân bay Chu Lai sẽ được nâng cấp lên thành cảng hàng không quốc tế
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.