GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?
Đan Nhi -
08/03/2025 14:37 (GMT+7)
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Kiến nghị hoãn áp thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới
Tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) vừa tổ chức, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, nêu thực trạng sức khỏe yếu một cách đáng quan ngại của khu vực doanh nghiệp, dù tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%.
GS Nguyễn Mại dẫn thống kê cho thấy, năm 2024 có 121.898 doanh nghiệp mới thành lập mới, tăng 20,1%, trong đó 102.575 doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (cho thấy quy mô quá nhỏ), chiếm 92,6%, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023. Có 57.312 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có đến 17.353 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và 38.680 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng mạnh so với năm 2023.
Trong khi đó, thu ngân sách năm 2024 ước đạt 2,025 triệu tỷ đồng, vượt 19,1% so dự toán (324,4 nghìn tỷ đồng), tăng 15,5% so với năm 2023.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE.
“Đây là vấn đề cần được bàn thảo để có giải pháp thích hợp cho năm 2025 mới bảo đảm định hướng tăng GDP 8% trở lên của năm nay và hai con số của những năm tiếp theo. Lấy gì để tăng trưởng nếu không giải cứu doanh nghiệp?”, GS Nguyễn Mại nêu vấn đề.
Ông Mại đề nghị cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của DN. “Cần phải tính toán kĩ hơn về các khoản thu ngân sách, hài hoà giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích doanh nghiệp, để doanh nghiệp có nguồn lực đổi mới công nghệ, tăng dự trữ nguồn lực có các doanh nghiệp mạnh và giúp tăng trưởng GDP nhanh và mạnh.
Chủ tịch VAFIE cho rằng việc đánh thuế cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng. Khi thực hiện hoàn thiện chính sách tài khoá, bao gồm hệ thống thuế, Nhà nước cần coi tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng sản xuất là một động lực tăng trưởng quan trọng.
"Thuế tiêu thu đặc biệt là một loại thuế gián thu, làm tăng giá cả hàng tiêu dùng, dẫn đến giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó thu nhập của người lao động tăng chậm. Nếu chúng ta tiếp tục xu hướng tăng thuế, chắc chắn sẽ đánh vào không chỉ doanh nghiệp mà còn đánh vào động lực quan trọng nhất của kinh tế quốc gia, đó là tiêu dùng”, ông Mại nhấn mạnh.
Từ đó, GS.TSKH Nguyễn Mại kiến nghị hoãn áp thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới, nhằm giúp doanh nghiệp tích lũy vốn, nhanh chóng đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đối với nước giải khát có đường, GS Nguyễn Mại dẫn ví dụ tại nước Mỹ, nơi có tỷ lệ béo phí cao hơn nhiều ở Việt Nam, các cơ quan chức năng khẳng định rằng ăn uống là một nguyên nhân không quan trọng, mà các nguyên nhân chính là di truyền và lười vận động. Từ đó, ông Mại đề nghị không đánh thuế tiêu thu đặc biệt đối với mặt hàng này.
Đồng tình với quan điểm của GS.TSKH Nguyễn Mại, TS. Nguyễn Minh Thảo, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp đang phục hồi sau đại dịch và đối mặt với nhiều khó khăn từ thị trường, việc áp thuế cần được cân nhắc kỹ lưỡng để không gây thêm áp lực tài chính, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ảnh hưởng tới môi trường đầu tư
Ở góc độ doanh nghiệp chịu tác động từ việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam cho rằng, từ sau Covid-19, người dân đã thắt chặt chi tiêu hơn mặc dù kinh tế đã có sự tăng trưởng lại trong năm 2022.
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do VAFIE tổ chức.
Cụ thể, những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, ngành đồ uống đã ghi nhận sự sụt giảm do nhu cầu giảm mạnh. Người dân thắt chặt chi tiêu do lo ngại mất việc việc làm đang lan rộng từ khối hành chính công, ngành công nghệ, ngân hàng, bán lẻ, sản xuất.
Theo Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý IV/2024 và dự báo quý I/2025, khảo sát các doanh nghiệp cho thấy 62% lo ngại về “Nhu cầu thị trường trong nước thấp”.
Hiệp hội này cho rằng những thay đổi trong chính sách thương mại của một số thị trường xuất khẩu lớn có thể dẫn đến những chuyển dịch đầu tư ra khỏi những thị trường có rủi ro cao về thuế. Những thay đổi về chính sách thuế như tăng thuế suất hay hay bổ sung các mặt hàng mới vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Việt cho biết, ngành đồ uống hiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn từ các công ty đa quốc gia của các nước phát triển khu vực châu Âu, châu Mỹ. Các công ty này cam kết đầu tư đem theo công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp đồ uống. Do đó, đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tại hội thảo, bà Phan Minh Thủy, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc điều chỉnh thuế suất tiêu thụ đặc biệt một cách đột ngột có thể làm giảm sức mua, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển chung của nền kinh tế.
Vẫn theo chuyên gia này, lộ trình tăng thuế có thể xem xét từ năm 2028. Việc sửa đổi Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở thời điểm hiện nay chỉ nên đưa ra nguyên tắc điều chỉnh thuế suất tối đa hoặc thu hẹp - mở rộng đối tượng chịu thuế, đồng thời giao Chính phủ chủ động xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế suất.
Song song với điều chỉnh thuế, cần triển khai đồng bộ các biện pháp phi thuế như: tuyên truyền, giáo dục, kiểm soát quảng cáo, quy định độ tuổi sử dụng sản phẩm có hại cho sức khỏe, và tăng cường chống buôn lậu. Sự kết hợp hài hòa giữa chính sách thuế và các biện pháp quản lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều tiết thị trường, hạn chế tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và nền kinh tế. VCCI đề xuất một lộ trình điều chỉnh thuế minh bạch, hợp lý, tránh những thay đổi đột ngột gây xáo trộn thị trường, qua đó góp phần xây dựng một hệ thống chính sách thuế công bằng, ổn định và hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm bớt thủ tục, gây phiền hà, mất thời gian cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giảm bớt áp lực về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động làm ăn của khối tư nhân.
(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp
(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.
(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm bớt thủ tục, gây phiền hà, mất thời gian cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giảm bớt áp lực về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động làm ăn của khối tư nhân.
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.