Kinh tế Việt Nam trước kỷ nguyên vươn mình

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

SHANTANU CHAKRABORTY, Giám đốc ADB tại Việt Nam - 02/02/2025 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

GDP của Việt Nam dự kiến đạt 500 tỷ USD trong năm 2025

Trước “kỷ nguyên vươn mình”, nền kinh tế Việt Nam đang có những thuận lợi và cơ hội to lớn nhưng đồng thời phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trước hết, Việt Nam có đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. GDP của Việt Nam dự kiến đạt 500 tỷ USD trong năm 2025, với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định ở mức 6% - 7% mỗi năm. Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và thương mại.

Thứ hai, hoạt động thương mại và đầu tư mạnh mẽ tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong những năm qua, bất chấp những thách thức từ những bất ổn toàn cầu, Việt Nam đã thể hiện khả năng phục hồi và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ ba, cải cách thể chế trên diện rộng đã và đang được được triển khai đã có những kết quả tích cực. Chúng ta cần lưu ý rằng đây là cuộc cải cách thể chế sâu rộng có thể giúp Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và có sức cạnh tranh. Cuối cùng, chuyển đổi kép (chuyển đổi số và xanh) đang được thực hiện với nỗ lực của toàn bộ bộ máy chính trị, các doanh nghiệp và người dân. Sự chuyển đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong quá trình hiện đại hóa và đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

Chuyển đổi xanh sẽ giúp Việt Nam cải thiện môi trường sống cho người dân và chống chịu tốt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Rủi ro từ môi trường bên ngoài bao gồm sự bất ổn trong kinh tế toàn cầu, tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài và những bất ổn ở khu vực Trong Đông đang diễn ra.

Những căng thẳng địa chính trị này khiến thương mại toàn cầu bị phân tán, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Ở trong nước, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, có khả năng làm tăng chí phí hậu cần và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước là môt trong những động lực tăng trưởng thì vẫn trì trệ. Một động lực khác của tăng trưởng là giải ngân vốn đầu tư công thì vẫn chưa được như kỳ vọng.

Bên cạnh những nguy cơ rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu, một trong những thách thức nữa là Việt Nam vẫn thiếu lao động có tay nghề. Nhu cầu về lao động có tay nghề, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao đã vượt quá nguồn cung. Sự thiếu hụt này có thể cản trở tăng trưởng ở các ngành công nghệ mới nổi cũng như ảnh hưởng đến khu vực FDI.

Việt Nam vẫn còn dư địa tài khoá

Trong báo cáo mới nhất công bố vào tháng 12/2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn duy trì dự báo triển vọng tích cực đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2025 với sự nhấn mạnh vào động lực của đầu tư (bao gồm đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân), tiêu dùng và xuất khẩu.

Đầu tư công như một biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên vì Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa. Nợ công được kiểm soát tốt ở mức khoảng 37,4% GDP tính đến cuối năm 2023 nên dư địa tài khóa còn nhiều để Việt Nam tăng cường đầu tư mạnh hơn vào cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc đẩy nhanh đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng vừa là nhu cầu cấp thiết vừa là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng.

GDP của Việt Nam dự kiến đạt 500 tỷ USD trong năm 2025.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là một động lực chính, đặc biệt là khi các nhà đầu tư tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn. Đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể tăng trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục tiến hành những cải cách thể chế, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.

Tiêu dùng trong nước có thể được thúc đẩy nhờ nhu cầu tăng từ các biện pháp tài khóa, được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ nới lỏng để giữ lãi suất ở mức tương đối thấp. Chính sách phối hợp có thể hỗ trợ hiệu quả cho sự phục hồi kinh tế, xét đến sự ổn định giá cả tương đối và nhu cầu yếu. Với tầng lớp trung lưu trẻ và đang phát triển, tiêu dùng trong nước có khả năng sẽ vẫn mạnh.

Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát và niềm tin của người tiêu dùng. Ngành xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng điện tử, dệt may và nông sản, dự kiến sẽ tăng trưởng. Tuy nhiên, việc này có thể phải đối mặt với những trở ngại từ sự gián đoạn thương mại toàn cầu, cạnh tranh và các quy định khắt khe hơn về môi trường.

Trong khi thị trường toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức trong giai đoạn 2024-2025, đây là cơ hội để Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị trong mạng lưới sản xuất toàn cầu để cải thiện xuất khẩu.

Lo ngại bất ổn và rủi ro từ suy thoái kinh tế toàn cầu

Mặc dù, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng giữa những bất ổn bên ngoài, các động lực bên ngoài của quá trình phục hồi kinh tế đang phải đối mặt với những bất ổn và rủi ro, từ suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra do tác động kéo dài của xung đột Nga-Ukraina đến tình hình bất ổn ở Trung Đông và những lo ngại về an ninh ở Biển Đỏ.

Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị đang gia tăng và những bất ổn liên quan tới những thay đổi chính sách của chính quyền mới ở Mỹ có thể khiến thương mại toàn cầu bị phân tán, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, sản xuất và việc làm, có thể làm chậm đà tăng trưởng của Việt Nam.

Lo ngại bất ổn và rủi ro từ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy các rủi ro chính sách của chính quyền mới ở Mỹ với Việt Nam còn chưa rõ ràng, với độ mở lớn, Việt Nam vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những yếu tố bất định của kinh tế toàn cầu.

Điều này khẳng định nền kinh tế cần dựa vào các yếu tố nội tại để cân bằng các động lực tăng trưởng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 sẽ cần được đa dạng hóa hơn nữa.

Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Nhu cầu bên ngoài yếu hơn dự kiến sẽ đòi hỏi các biện pháp chính sách tiếp theo để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh nhằm kích thích nhu cầu trong nước.

Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Bất kỳ sự nới lỏng chính sách tiền tệ bổ sung nào cũng nên được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng, cùng với việc đẩy nhanh cải cách thể chế để hỗ trợ nền kinh tế.

Đã có những dấu hiệu tích cực từ những cải cách thể chế toàn diện được khởi xướng gần đây, với những tiến bộ đáng hoan nghênh trong nhiều lĩnh vực quan trọng như luật đầu tư công, luật mua sắm, luật điện lực và quan hệ đối tác công tư.

Điều quan trọng là thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Nếu được thực hiện hiệu quả, những cải cách sâu rộng này có thể nâng cao hiệu quả bằng cách giảm quan liêu, cải thiện dịch vụ công và cắt giảm chi phí kinh doanh, đồng thời tiếp thêm động lực cho các động lực tăng trưởng

Kỳ vọng đổi mới chính sách, doanh nhân tự tin nắm cơ hội bứt phá

Kỳ vọng đổi mới chính sách, doanh nhân tự tin nắm cơ hội bứt phá

Đầu tư
(VNF) - Bước sang năm Ất Tỵ 2025, các doanh nhân đặt ra nhiều kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng với những hướng đi mới nhằm thúc đẩy sự phát triển trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức.
Cùng chuyên mục
'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

13/05/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt

 Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

13/05/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

12/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

08/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

04/05/25 18:15 (GMT+7)

(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

04/05/25 10:06 (GMT+7)

(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

04/05/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

02/05/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

01/05/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM:  Lợi thế của người đi sau

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau

25/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

21/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

20/04/25 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.

Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật

Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật

17/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

12/04/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả

'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'

'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'

11/04/25 14:59 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn

10/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

09/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa

08/04/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

06/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

03/04/25 13:40 (GMT+7)

(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

26/03/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

22/03/25 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

22/03/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

21/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".

Tin khác
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

 Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM:  Lợi thế của người đi sau

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật

Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'

'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

Ngắm cung đường ven biển 115km tuyệt đẹp ở miền Trung

Ngắm cung đường ven biển 115km tuyệt đẹp ở miền Trung

(VNF) - Tuyến đường ven biển dài hơn 115km qua tỉnh Bình Định đang dần hình thành với nhiều đoạn đã đưa vào khai thác, không chỉ tạo nên trục kết nối giao thông liên vùng giữa Quảng Ngãi và Phú Yên, mà còn mở ra không gian phát triển kinh tế - du lịch cho khu vực.