Kinh tế Việt Nam 2025: Làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng?
(VNF) - Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã dần hồi phục nhưng chưa vững chắc khi cứ 10 doanh nghiệp mới thành lập lại có 8 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Do đó để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025, tạo thế và lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, thiết nghĩ, Chính phủ và các địa phương phải nỗ lực thực hiện hàng loạt các giải pháp tăng trưởng.
Kinh tế Việt Nam dần phục hồi nhưng chưa vững chắc
Năm 2024, nền kinh tế nước ta cho thấy sự phục hồi đáng kể, tốt dần lên theo từng quý. Tuy nhiên, có những tháng sự phục hồi khá mong manh. Doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do nhu cầu của thị trường trong nước thấp, khó khăn về tài chính.
Bất chấp tình hình doanh nghiệp gia nhập và rút khỏi thị trường đã có tín hiệu khá tích cực qua từng quý, nhưng trong năm 2024, cứ 10 doanh nghiệp gia nhập lại có 8 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Chỉ số PMI các tháng trong năm 2024 phản ánh sự phục hồi nhẹ, mong manh của công nghiệp chế biến chế tạo khi sản lượng và đơn hàng tăng trở lại ở mức thấp.
Trong khi đó, năng lực sản xuất không thay đổi; tồn kho hàng hoá thành phẩm và nguyên vật liệu giảm mạnh; việc làm biến động tăng, giảm nhẹ trước thực trạng khoảng 20% số doanh nghiệp không thể tuyển đủ lao động theo yêu cầu, dẫn tới công việc bị tồn đọng; giá nguyên vật liệu đầu vào và giá sản phẩm đầu ra tăng lên, tạo áp lực lạm phát, làm suy giảm tổng cầu tiêu dùng trong nước.
Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho nông nghiệp và thủy sản; gây đình trệ tạm thời hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng tại các tỉnh bị thiên tai.
Theo ước tính, hậu quả của cơn bão số 3 làm GDP năm 2024 giảm khoảng 0,15% GDP, một con số tương đối lớn và cần thời gian mới có thể khắc phục. Với vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, tình hình không thực sự tốt, thậm chí vẫn khá chậm trễ. Bên cạnh đó, đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chưa tương xứng với tiềm năng. T
hực tế, điểm sáng về giải ngân vốn đầu tư công chỉ xuất hiện trong dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối nhưng cho tới hết 11 tháng của năm 2024 ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 54,8% kế hoạch, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn tỷ lệ của cùng kỳ năm trước.
Đáng lưu ý, đã qua 11 tháng đầu năm 2024, vẫn có một số đơn vị chưa giải ngân được một đồng vốn nào; một số cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp so với bình quân chung cả nước.
Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp chưa quyết liệt. Nhiu nơi xut hin tnh trng đùn đẩy, sự thận trọng quá mức của một bộ phận cán bộ, khin nhiu dự án lớn tiếp tục chậm tiến độ.
Vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư của toàn nền kinh tế. Trước đại dịch Covid-19, vốn đầu tư thực hiện của khu vực ngoài nhà nước có tốc độ tăng trên 10% mỗi năm, phản ánh vai trò rất quan trọng của nguồn vốn này đối với nâng cao năng lực, thúc đẩy tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Trong năm 2024, vốn đầu tư thực hiện của khu vực ngoài nhà nước có dấu hiệu khởi sắc nhưng chưa huy động được hết tiềm năng cho phát triển.
Với vấn đề tiêu dùng, đây là động lực tăng trưởng có quy mô lớn nhất, quan trọng nhất nhưng lại có bước đi chậm. Năm 2024, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Chính phủ tăng thấp. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá so sánh ước tăng khoảng 6%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức tăng 7,1% của năm 2023.
Điều này phản ánh khó khăn của các hộ gia đình khi việc làm và thu nhập vẫn bị ảnh hưởng do sự phục hồi chậm và yếu của nền kinh tế; tỷ lệ hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính còn cao; niềm tin của người tiêu dùng giảm sút, người dân thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm nhiều hơn và trì hoãn các khoản mua sắm có giá trị lớn.
Cần làm gì để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025?
Từ kết quả tăng trưởng kinh tế 2024, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5% -7% và phấn đấu lên khoảng 8%.

Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025, tạo thế và lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, thiết nghĩ, Chính phủ và các địa phương cần thực hiện một số nhóm giải pháp sau:
Một là Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xác định những tồn tại, bất cập, thách thức đang cản trở các động lực tăng trưởng, đặc biệt đối với nhóm thể chế và môi trường pháp lý; từ đó, đưa ra các giải pháp tháo gỡ, khơi thông các nguồn lực, gắn tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm của thủ trưởng các bộ, ngành, lãnh đạo các địa phương, thực thi nghiêm chế tài đối với cán bộ công chức vô trách nhiệm nhằm phát huy tối đa sức mạnh, tính hiệu quả của các động lực tăng trưởng.
Hai là thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với các chính sách khác; chính sách tín dụng và lãi suất phù hợp, hài hoà với nhu cầu, đảm bảo lợi ích của các thực thể có liên quan trong nền kinh tế.
Ba là đầu tư công tiếp tục là động lực quan trọng, thực hiện vai trò thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ và các địa phương cần đổi mới công tác lập, phân bổ và thẩm định dự án đầu tư công để mỗi dự án trở thành công trình hiệu quả; tập trung đầu tư vào các dự án lớn, xoá bỏ đầu tư dàn trải, giảm thiểu thời gian thực hiện dự án, khẩn trương đưa các công trình vào sử dụng.
Bốn là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vẫn là động lực quan trọng không chỉ trong thập niên này mà cả trong thập niên tới. Chính phủ cần khẩn trương nắm bắt các ngành, lĩnh vực nào sẽ trở thành xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, kịp thời sửa đổi và bổ sung Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu để đưa kinh tế Việt Nam hoà vào dòng chảy, thuộc nhóm đi tiên phong trên một số lĩnh vực của kinh tế thế giới. Năm là trong bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp, việc ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, phát triển xanh là xu hướng tất yếu.
Kinh tế nước ta có độ mở lớn, vì vậy, Chính phủ phải nắm bắt thời cơ, cơ cấu lại nền kinh tế, kiến tạo động lực mới cho phát triển.
Cùng với đó, Chính phủ cần khơi thông tất cả các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực của đất nước đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế; xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, hiệu quả, bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, tận dụng cơ hội dịch chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế đến Việt Nam.
Sáu là thực hiện chuyển đổi số và xây dựng nền quản trị quốc gia hiệu lực, hiệu quả với bộ máy nhà nước vận hành theo các nguyên tắc: tăng cường phương pháp quản lý thực tiễn; nâng cao hiệu suất và kiểm soát kết quả công việc; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong bộ máy nhà nước nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất…
Tin rằng với phương châm bản lĩnh linh hoạt, kịp thời hiệu quả, với năng lực và kinh nghiệm trong điều hành của Chính phủ cùng sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của Quốc hội; với tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đương đầu với khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam sẽ hoá giải được những khó khăn, bất cập, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đã được Quốc hội thông qua.
Khơi thông dòng chảy thể chế
- Mục tiêu tăng trưởng 8% là hoàn toàn khả thi 31/01/2025 10:00
- Áp lực tiêu tiền 2025: Đột phá cơ chế để giải ngân 800.000 tỷ đồng 31/01/2025 02:10
- Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025 29/01/2025 09:30
Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV
(VNF) - Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã được Trung ương thảo luận.
Sau Tây Bắc, Việt Nam phát hiện thêm 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
(VNF) - Trong đề án điều đánh giá tiềm năng khoáng sản ở Trung Trung Bộ, cơ quan chức năng sơ bộ đánh giá được 12 mỏ quặng vàng với dự báo hơn 10 tấn.
Giải quyết chính sách cho công chức xã không đạt tiêu chuẩn hết 15.000 tỷ đồng
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Thông tin mới nhất về việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam
(VNF) - Ngày 11/4, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng đã thông tin về việc sáp nhập 2 địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam.
UBTV Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
(VNF) - Tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính vào ngày 14/4.
Giá cả nhiều mặt hàng tăng, vì sao không lo lạm phát cao?
(VNF) - Dù giá cả các mặt hàng như thực … tăng đáng kể nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, áp lực lạm phát hiện nay không lớn. Dự báo, trong thời gian tới áp lực lạm phát được có thể sẽ giảm đáng kể, khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada… có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời khiến giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh
Việt – Mỹ nhất trí đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Mỹ để đàm phán thoả thuận thương mại song phương với Việt Nam.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Thu phí BOT tháng 2/2025 giảm bất thường
(VNF) - Cục Đường bộ Việt Nam vừa công khai doanh số thu tại 52 dự án BOT. Theo đó, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tháng 1 có doanh thu hơn 337 tỷ đồng, trong khi đó tháng 2 chỉ đạt 76 tỷ đồng.
Thủ tướng: 'Lập đoàn đàm phán với Mỹ ngay trong ngày mai'
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Mỹ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn.
Cách tất cả chức vụ Đảng với ông Trương Hòa Bình
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Chính phủ lập Ban chỉ đạo thu hồi tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Cuộc chiến thuế quan: Mô hình tăng trưởng truyền thống và thách thức trong bối cảnh mới
(VNF) - GS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, mô hình tăng trưởng truyền thống, thiếu động lực mới, thiếu bền vững về môi trường; Khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn; Tính lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Vì sao Thanh Hóa và Nghệ An không thuộc diện sáp nhập?
(VNF) - Lãnh đạo Bộ Nội vụ ví Thanh Hóa và Nghệ An như một "Việt Nam thu nhỏ" khi có đầy đủ các địa bàn như miền núi, đồng bằng, ven biển, biên giới, sân bay, cảng biển, cao tốc...
Khách dùng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK có thêm đặc quyền
(VNF) - Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.
Thủ tướng yêu cầu cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng trong tháng 7/2026
(VNF) - Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình triển khai dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Sắp xét xử cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại 1.000 tỷ
(VNF) - Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc cố ý chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi dẫn đến thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Tổng Bí thư: 'Tập trung cho ý kiến chủ trương sắp xếp còn 34 tỉnh, thành'
(VNF) - Tổng Bí thư đề nghị các uỷ viên Trung ương tập trung cho ý kiến những vấn đề lớn như chủ trương sắp xếp 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% xã.
Khai mạc Hội nghị 11 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Cho ý kiến về 15 nội dung
(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.
Một tuần 'nghẹt thở' vì thuế đối ứng: Bước đi chủ động và những kỳ vọng
(VNF) - Một tuần 'nghẹt thở' với những cuộc điện đàm, những chuyến bay vội vã và những cuộc họp kín kéo dài... tất cả nhằm giữ cho mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ không trượt khỏi quỹ đạo sau khi Washington bất ngờ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam.
Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về thuế đối ứng với Việt Nam
(VNF) - Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng với Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của 2 bên tiến hành trao đổi ngay.
Metro số 1 Bình Dương kết nối 4 thành phố, tổng vốn đầu tư trên 64.000 tỷ đồng
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
Thêm CTCK muốn bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu DIC Corp
(VNF) - Gia đình Chủ tịch DIG bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DIG vừa trải qua nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Kết phiên giao dịch sáng ngày 9/4, thị giá của DIG đã rơi xuống dưới 15.000 đồng/cp.
TP. HCM xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng khi Mỹ áp thuế đối ứng
(VNF) - TP. HCM xây dựng ba kịch bản tăng trưởng phù hợp theo mức thuế đối ứng Mỹ áp dụng, nhằm chủ động ứng phó và duy trì đà phát triển kinh tế năm 2025.
Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
(VNF) - Khoảng 12h trưa ngày 9/4 (giờ Hà Nội), mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu Việt Nam chính thức có hiệu lực, trong bối cảnh chưa có thay đổi nào từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.