Kinh tế Việt Nam trước kỷ nguyên vươn mình:

Khơi thông dòng chảy thể chế

Kỳ Thư - 29/01/2025 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Nhận diện “tắc nghẽn” của “tắc nghẽn”

-Một cách ngắn ngọn và tổng quan nhất, theo quan điểm của ông, ở thời điểm hiện tại, đâu là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển?

Điểm nghẽn thứ nhất là pháp luật đặt ra các rào cản, các “trạm barrier” để kiểm soát, quản lý, không phải một mà hàng trăm, hàng ngàn rào cản. Dự án đầu tư, công việc kinh doanh đi đến đó phải chậm lại, dồn toa và gây ùn tắc. Vì thế mà một dự án đầu tư có khi phải qua rất nhiều năm trời mới xong thủ tục. Khi xong thủ tục thì cơ hội kinh doanh không còn, gây lãng phí rất nhiều cơ hội phát triển.

TS. Nguyễn Đình Cung Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương

Điểm nghẽn thứ hai là cùng một vấn đề lại có nhiều luật với những quy định khác nhau điều chỉnh dẫn đến tình trạng chồng chéo, chưa kể văn bản dưới luật như nghị định hay thông tư cũng vậy. Thậm chí, các văn bản nghị định hướng dẫn thi hành còn thay đổi thường xuyên trong khi luật không đổi nên rất khó tránh khỏi sự mâu thuẫn, chồng chéo, tạo thế cài răng lược khiến doanh nghiệp, dự án không đi được, dẫn tới tắc nghẽn. Và vấn đề này tương đối phổ biến.

Điểm nghẽn thứ ba là vướng mắc về xây dựng hạ tầng và bất động sản khi đang có hàng nghìn dự án xây dựng vướng mắc về mặt pháp lý, không thể triển khai được.

Tôi lấy ví dụ điển hình như 12 đại dự án của ngành Công Thương liên quan đến doanh nghiệp nhà nước đầu tư. Khi những dự án này chưa thể triển khai, các dự án mới cũng phải dừng lại. Bởi dự án này làm xong phải tạo ra dòng tiền, tạo cơ sở để các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện những dự án mới hoặc có thể biết được luật lệ quy định, yêu cầu gì để biết đường thực hiện. Còn bây giờ họ đang nhìn thấy đầy rẫy rủi ro về mặt pháp lý, họ sẽ không làm.

Thứ tư, là hiện tượng công dân và doanh nghiệp đưa hồ sơ lên trên cổng thông tin, công chức xử lý hồ sơ phải mang hồ sơ đi hỏi lòng vòng, xin ý kiến hết từ các sở đến các bộ vẫn không biết đến khi nào mới giải quyết được. Theo tôi đây là “tắc nghẽn của tắc nghẽn” không còn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Để giải quyết những vấn đề trên, thời gian qua đã có nhiều giải pháp được đề xuất và thực hiện.

Vậy chúng ta đã giải quyết vấn đề này đến đâu? Một thể chế “tắc nghẽn” như vậy là điều mà ai cũng biết cả và chúng ta cũng đã đi tìm cách xử lý sự tắc nghẽn này nhưng chưa đem lại hiệu quả. Ví dụ, tắc nghẽn thứ tư là do các cán bộ công chức cảm thấy không an toàn nên họ đi xin ý kiến để tìm kiếm sự an toàn tối đa trong giải quyết công việc. Và để khắc phục tình trạng này, chúng ta đã ban hành Nghị định 73/2023/NĐ-CP bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, tuy nhiên vẫn không khắc phục được vấn đề này.

Bên cạnh đó, nhiều lần chúng ta cũng bàn tới việc ra nghị quyết để giải quyết tắc nghẽn thứ hai và thứ ba nhưng đến hiện tại vẫn chưa có. Nguồn lực pháp lý này đang thiếu rất nhiều, nếu giải toả được sẽ tạo ra sự bứt phá cho đầu tư phát triển. Tắc nghẽn thứ hai và thứ ba cũng làm xuất hiện phong trào “Nghị quyết đặc thù”.

Cụ thể, ai cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù và rồi cũng chỉ giải quyết được rất ít những vấn đề nhỏ, không giải quyết được điểm nghẽn. Ví dụ, Nghị quyết 98/2023/QH15 thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù được TP. HCM coi như “đũa thần” để giải quyết, tuy nhiên sau hơn 1 năm vẫn không có tác động thật sự cụ thể và những vấn đề về phát triển TP. HCM cơ bản chưa giải quyết được.

-Theo ông nói thì những giải pháp đang thực hiện vẫn chưa hợp lý. Vậy gốc của vấn đề từ đâu?

Theo tôi, Tổng bí thư Tô Lâm đã đưa ra quan điểm rất chuẩn đó là nguyên nhân xuất phát từ tư duy của người làm thể chế, làm luật. Mà tư duy phổ biến hiện nay là “không làm được thì cấm”. Tư duy này ngoài việc áp đặt điều cấm còn đặt ra yêu cầu “tôi cho anh làm, tôi phải quản”, từ đó đặt ra rất nhiều luật lệ khác nhau mà không biết rằng đấy là đang đặt ra “rào cản”, các “trạm kiểm soát”.

Trong khi đó, cuộc sống ngày càng đa dạng, nếu những cái mới xuất hiện mà không quản được lại cấm, rồi cơ chế xin cho lại phổ biến. Do đó, điều quan trọng nhất là tư duy người làm luật. Tư duy “không quản được thì cấm” hình thành nên công cụ quản lý, kiểm soát là bắt buộc người dân kinh doanh, doanh nghiệp phải làm đúng theo quy định, quy trình trong khi có cả rừng quy định đồng thời tạo ra cả rừng quy trình. Và chính đó tạo ra điểm nghẽn.

-Là người gắn bó với việc cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam trong nhiều năm, ông có thể cho biết những vấn đề này đã có từ bao giờ?

Vấn đề này cũng đã kéo dài quá lâu, theo tôi là từ 2005, kể từ thời điểm đó chúng ta chưa có thêm một lần nào cải tiến lên nấc mới của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là tự do kinh doanh, không phải làm theo quy trình nhất định. Các luật hiện nay bị trùng rất nhiều, Luật Đầu tư trùng một phần với Luật Xây dựng, đồng thời cũng trùng một phần với Luật Đất đai. Đầu tư bất động sản, nhà ở đều là đầu tư hay nhà máy, bất động sản cũng đều phải xây dựng, vậy tại sao có Luật Xây dựng rồi lại phải có thêm Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, hơn nữa trong nhà ở cũng đã bao gồm bất động sản. Một ví dụ nữa là trong Luật Doanh nghiệp cũng có quy định về doanh nghiệp nhà nước, vậy tại sao lại cần thêm Luật số 69/2014/QH13.

Trên phương diện quản lý nhà nước, càng nhiều công cụ quản lý, kiểm soát càng tốt và tư duy “quản không được thì cấm” cũng xuất phát từ đó. Mà cấm thì sẽ đặt ra nhiều rào cản để cản trở và muốn không bị cản trở thì người dân, doanh nghiệp phải làm theo quy định, quy trình đã được đưa ra. Chính điều đó đã “triệt tiêu” động lực, cơ hội kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Khi họ càng sáng tạo lại càng nhiều rủi ro.

Chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển.

Thêm vào đó, nhiều điều kiện kinh doanh đã được đưa ra với mục tiêu để quản doanh nghiệp, tuy nhiên, chính những điều kiện kinh doanh như vậy lại là “bẫy” khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý.

Mặt khác, theo tôi, gốc rễ của tư duy “không quản được thì cấm” còn nằm ở việc chần chừ trong cải cách chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập. Nền kinh tế hiện nay vẫn còn mang dáng dấp của kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp. Từ đó, cán bộ, công chức can thiệp quá mức, quá nhiều khiến cho các loại thị trường của chúng ta kém phát triển và méo mó, đặc biệt là hệ thống thị trường, phân bổ nguồn lực. Thị trường không phát triển thì kinh tế không thể đi lên.

Tôi dẫn chứng, Luật Đất đai đang đặt ra một luật chơi “kỳ cục” đó là việc nhà nước đấu giá để thu tiền sử dụng đất. Nguyên tắc của đấu giá là ai trả giá cao sẽ trúng, trong khi các cơ quan nhà nước đó lại sợ những trường hợp sẵn sàng trả giá cao để được sử dụng đất, vì việc đặt ra quy định như vậy là nhằm để “cấm” tuy nhiên chính như trường hợp trên thành ra không quản được. Không chỉ vậy, những người có nhu cầu thực sự lại phải trả giá cao hơn giá được đấu, đẩy người dân, doanh nghiệp ra rìa của sự phát triển, tạo cơ hội cho những chủ thể tích tụ đất, đầu cơ. Điều này “triệt tiêu” hết cơ hội tiếp cận đất đai - một điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và giá thuê đất cũng là một trong những yếu tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Với vấn đề này, theo tôi, việc một người muốn bán đồ của mình, không ai xúi giục, không ai có thể ảnh hưởng đến, hoàn toàn là do quyết định và vì lợi ích của người đó, tương tự với bên người mua. Như vậy, khi hai bên cung - cầu gặp nhau đúng với quy luật thị trường, lúc đó bán mới gọi là giá thị trường. Còn thực tế hiện nay là giá đầu cơ, không phải giá thị trường.

Tư duy làm luật của chúng ta đang lạc hậu

-Nhưng đây rõ ràng không phải là những vấn đề có thể giải quyết trong một sớm, một chiều?

Theo tôi phải giải quyết một cách từ từ, không thể giải quyết cùng một lúc là hết được. Tôi ước chừng việc này nhanh cũng phải mất 5-10 năm. Tôi cho rằng, đầu tiên phải giải quyết điểm nghẽn thứ ba khi hàng nghìn dự án xây dựng vướng mắc về mặt pháp lý, không thể triển khai được. Nghị quyết của Đảng cũng nói "xử lý mà không hợp thức hóa sai phạm". Tuy nhiên, thế nào là "không hợp thức hóa sai phạm" lại chưa được làm rõ, dẫn tới khó triển khai trên thực tiễn.

Bây giờ chúng ta phải phân biệt được thể nhân và pháp nhân. Pháp nhân là công ty có dự án, thể nhân có thể là chủ tịch, giám đốc hay kế toán trưởng công ty bị vi phạm luật pháp. Sai phạm của cá nhân thì chỉ xử lý cá nhân còn doanh nghiệp hoạt động bình thường và dự án vẫn phải được triển khai.

Về vấn đề này, các nước trên thế giới phân biệt rõ ràng thể nhân và pháp nhân, không có chuyện một tổng giám đốc phạm tội, cơ quan điều tra lại vào hẳn trụ sợ công ty lấy hết hồ sơ, tài liệu. Để giải quyết tắc nghẽn thứ tư, theo tôi, khuyến khích tinh thần dám nghĩ dám làm và không tư lợi vì mục tiêu phát triển chung.

Cùng với đó, những người có vai trò thủ trưởng như bí thư, chủ tịch tỉnh cũng phải có cam kết bảo vệ đến cùng những người thực hiện như vậy. Sau đó, cần phát động phong trào thừa nhận thực tế bộ máy đang rất trì trệ và lấy khẩu hiệu để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Còn lại tắc nghẽn thứ nhất và thứ hai, hai tắc nghẽn này xuất phát từ tư duy “không quản được thì cấm”.

Lấy ví dụ, thời gian vừa qua, để giải quyết vấn đề tắc nghẽn của thị trường bất động sản, chúng ta đã cùng một lúc thông qua 3 luật là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề của thị trường. Rồi chúng ta muốn xây dựng một luật sửa nhiều luật, cố gắng giải quyết tắc nghẽn trên thị trường nhưng lại tắc nghẽn thêm, đó là sự mâu thuẫn. Bên cạnh đó, chúng ta xây dựng các nghị quyết đặc thù, đặc biệt, một luật sửa nhiều luật nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Luật chưa ráo mực đã biết tạo tắc nghẽn, đã xin cơ chế đặc thù để giải quyết vấn đề. Do đó, theo tôi, cần bỏ bớt luật đi.

Cụ thể, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản để có thể bỏ 1 số luật. Ví dụ, Luật Đầu tư công là không cần thiết hay Luật Đầu tư chỉ cần khuyến khích bảo hộ đầu tư còn thủ tục xét duyệt nên bỏ. Hay Luật Xây dựng cũng chỉ cần quy định về kiểm soát chất lượng công trình xây dựng, còn những vấn đề liên quan đến đầu tư cần loại bỏ. Thậm chí Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản theo tôi cũng bỏ, vì khi xây nhà ở, bất động sản chỉ cần áp dụng Luật Xây dựng còn giao dịch mua bán thì áp dụng Bộ luật Dân sự. Đặc biệt, phải chấm dứt tư duy “không quản được thì cấm” và phải mở cho thị trường hoạt động, củng cố cơ quan, định chế nào giúp cho thị trường lành mạnh. Nhà nước không phải quản thị trường mà là điều tiết thị trường và làm cho thị trường hoạt động lành mạnh.

Tư duy làm luật của chúng ta đang lạc hậu, đang nằm ở những năm 60, 70 của thế kỷ trước, không thể phù hợp với bối cảnh mới. Do cách tiếp cận đang sai, càng làm càng sai, do đó phải rà soát lại và bỏ bớt luật sau đó mới sửa luật. Nếu muốn quản, hãy quản theo mục tiêu, kết quả còn quá trình thực hiện hãy để tự do cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời có hệ thống khuyến khích đạt mục tiêu. Như vậy, mới có dư địa cho người tài, người tâm huyết, khuyến khích đổi mới sáng tạo. Nếu thực hiện được điều này, tăng trưởng của Việt Nam đạt 2 con số là chuyện bình thường.

-Với 4 điểm nghẽn ông vừa chia sẻ, theo ông tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua đã phải đánh đổi như thế nào?

Theo tôi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phải đánh đổi quá lớn. Chúng ta tương tự Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản về thời điểm phát triển. Thời kỳ đầu cải cách, tăng trưởng của chúng ta đã đạt 8%, nếu vẫn duy trì cải cách thì sang năm thứ hai, tăng trưởng có thể lên 10%. Chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính chúng ta, kìm hãm sự phát triển. Trong bối cảnh đó, việc khơi thông dòng chảy thể chế và hoá giải những tắc nghẽn như đã nói ở trên là vấn đề cấp bách cần thực hiện.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

 Cải cách thể chế: Cách tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp

Cải cách thể chế: Cách tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp

Tiêu điểm 56 ngày trước
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, không có hỗ trợ nào tốt nhất bằng cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh. Khi thiết lập nền tảng pháp lý minh bạch, giảm chi phí tuân thủ pháp luật thì người dân sẽ có ý tưởng về kinh doanh, có động lực kinh doanh và dấn thân vào hoạt động kinh doanh.
Cùng chuyên mục
'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

03/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

03/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

02/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

30/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

29/01/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

29/01/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

29/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

22/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

21/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.

 'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

18/01/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định, các tập đoàn lớn trên thế giới đang bắt tay tạo ra những 'game' mới và điều ngại là liệu các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực để ứng xử với những 'gã khổng lồ', các tập đoàn đa quốc gia hay không chứ chưa nói đến câu chuyện vốn hay công nghệ.

Khát vọng trung tâm tài chính và những thách thức cho Đà Nẵng

Khát vọng trung tâm tài chính và những thách thức cho Đà Nẵng

17/01/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - TS. Lê Minh Nghĩa - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam đã có các phân tích về thách thức của Trung tâm tài chính Đà Nẵng.

'Khát vọng của Việt Nam dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu'

'Khát vọng của Việt Nam dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu'

17/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Andy Khoo - CEO Terne Holdings cho rằng: “Trung tâm Tài chính quốc tế Đà Nẵng không chỉ là một dự án phát triển, mà còn là một tuyên ngôn táo bạo về khát vọng của Việt Nam trong việc dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu”

Lẩu Trùng Khánh: Từ nồi nước cay nồng đến ngành công nghiệp 40 tỷ USD

Lẩu Trùng Khánh: Từ nồi nước cay nồng đến ngành công nghiệp 40 tỷ USD

12/01/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trùng Khánh - một thành phố tại phía tây nam Trung Quốc, không chỉ thu hút du khách nhờ phong cảnh độc đáo mà còn sở hữu "chuỗi công nghiệp" đặc biệt được tạo nên từ món lẩu cay nồng đặc trưng nơi đây.

TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nếu phấn đấu tích cực, GDP 2025 có thể tăng như 2024’

TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nếu phấn đấu tích cực, GDP 2025 có thể tăng như 2024’

11/01/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá các động lực tăng trưởng của Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức trong năm 2025. Do vậy, nếu phấn đấu tích cực, khả năng GDP năm 2025 sẽ đạt được mức tăng trưởng như năm 2024.

'Nguồn lực trong nước mải mê tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, không đổ vào sản xuất'

'Nguồn lực trong nước mải mê tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, không đổ vào sản xuất'

10/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ lo ngại: "Nguồn lực trong nước có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá trên thị trường tài sản, thay vì đầu tư vào sản xuất để tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế".

Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN

Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN

08/01/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, chưa bao giờ Việt Nam đạt được mức tăng trưởng hai con số. Nếu muốn thực hiện được điều này, cần phải xốc lại tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp và thực thi các chính sách khác biệt so với hiện tại.

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

07/01/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ.

'Lãnh đạo dám nghĩ dám làm, Đà Nẵng vào giai đoạn phát triển mới'

'Lãnh đạo dám nghĩ dám làm, Đà Nẵng vào giai đoạn phát triển mới'

01/01/25 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, 2025 sẽ là năm rất có ý nghĩa với Đà Nẵng khi có hàng loạt sự kiện đánh dấu sự phát triển mới của thành phố.

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

01/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Lương Văn Khôi - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam có nhiều bứt phá. Bước sang năm 2025, Việt Nam có nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng lên tới 8%.

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

28/12/24 13:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, yếu tố quyết định thành công của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là tổ chức gọn nhẹ lại, mà phải tuyển chọn và bố trí lại con người đúng người, đúng việc, đúng khả năng

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

24/12/24 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Đánh giá 2025 sẽ là năm rất khó khăn, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa nhận định khó khăn của năm 2025 sẽ bằng của năm 2023 và 2024 cộng lại.

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

19/12/24 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt, giá bất động sản vẫn duy trì đà tăng và thiết lập mặt bằng giá mới, khiến nhiều người có nhu cầu thực sự phải từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà ở các thành phố lớn.

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

16/12/24 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, phạm vi áp dụng tạm hoãn xuất cảnh nên tính toán thu hẹp lại bởi quyền con người là được tự do đi lại nên chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng… gây ảnh hưởng tới cuộc sống và quyền tự do của người dân.

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

15/12/24 07:30 (GMT+7)

(VNF) - "Quản trị quốc gia suy cho cùng là hướng đến giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong điều kiện nhu cầu thì vô hạn nhưng nguồn lực thì luôn hữu hạn và môi trường biến đổi không ngừng..."

Tin khác
'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

 'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

Khát vọng trung tâm tài chính và những thách thức cho Đà Nẵng

Khát vọng trung tâm tài chính và những thách thức cho Đà Nẵng

'Khát vọng của Việt Nam dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu'

'Khát vọng của Việt Nam dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu'

Lẩu Trùng Khánh: Từ nồi nước cay nồng đến ngành công nghiệp 40 tỷ USD

Lẩu Trùng Khánh: Từ nồi nước cay nồng đến ngành công nghiệp 40 tỷ USD

TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nếu phấn đấu tích cực, GDP 2025 có thể tăng như 2024’

TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nếu phấn đấu tích cực, GDP 2025 có thể tăng như 2024’

'Nguồn lực trong nước mải mê tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, không đổ vào sản xuất'

'Nguồn lực trong nước mải mê tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, không đổ vào sản xuất'

Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN

Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

'Lãnh đạo dám nghĩ dám làm, Đà Nẵng vào giai đoạn phát triển mới'

'Lãnh đạo dám nghĩ dám làm, Đà Nẵng vào giai đoạn phát triển mới'

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.