Mục tiêu tăng trưởng 8% là hoàn toàn khả thi
(VNF) - TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng dù năm 2025 vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nhưng mục tiêu tăng trưởng GDP 7% - 7,5% hoặc 8% là hoàn toàn khả thi.
- Lý do gì khiến ông tin rằng mục tiêu tăng trưởng ở mức 7%-7,5% và hướng tới mức 8% là khả thi?
TS Nguyễn Đức Kiên: Thực ra, phải thẳng thắn thừa nhận đây là một mục tiêu khó bởi bối cảnh hiện tại của nền kinh tế còn nhiều thách thức. Nhưng mục tiêu dù khó đến đâu, nếu can đảm, chúng ta vẫn có thể làm được.
Ví như đối với dự án đường dây 500kW mạch 3 (Quảng Trạch – Phố Nối) đã khánh thành chỉ sau 7 tháng triển khai, với tổng mức đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng. Dự án này đã cho thấy tinh thần nếu quyết tâm, chúng ta sẽ làm được.

Tương tự, tăng trưởng kinh tế cũng vậy, nếu quyết tâm chắc chắn sẽ làm được. Song, cũng phải chấp nhận, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những khó khăn, bất cập từ tình hình kinh tế chung và riêng.
- Ông có thể nói rõ hơn về những khó khăn đó?
Thứ nhất, việc tái cơ cấu nền kinh tế chưa đạt yêu cầu. Nhìn vào tình hình sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2024, có thể thấy, chỉ những doanh nghiệp lớn, có thị trường, điểm tín nhiệm tài chính tốt mới vượt qua khó khăn một cách dễ dàng.
Còn những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, không có tài sản đảm bảo, điểm tín nhiêm tài chính thấp thì gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường hay nguồn vốn.
Điều này đặt ra vấn đề phải tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp lớn để doanh nghiệp lớn kéo doanh nghiệp nhỏ hay hỗ trợ cả cộng đồng doanh nghiệp.
Mặt khác, trước đây, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ vào khoảng 10% - 12%, chúng ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%, thậm chí cao hơn. Nhưng trong 2 năm trở lại đây, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng rơi vào khoảng 14% - 15% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế mới chỉ phấn đấu đạt 7,1% - 7,2%.
Điều này có nghĩa là nếu là trước đây, khoảng 1,5% - 1,8% điểm tăng trưởng tín dụng sẽ đạt được 1% điểm tăng trưởng kinh tế thì hiện tại phải 2,2% điểm tăng trưởng tín dụng mới đạt được 1% điểm tăng trưởng kinh tế. Như vậy, có thể thấy rằng, chất lượng các khoản đầu tư của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm.
Về bối cảnh toàn cầu, tình hình địa chính trị thế giới hiện nay đang có những biến đổi nhanh chóng và phức tạp. Bên cạnh đó, đến thời điểm này, chúng ta cũng chưa nắm được định hướng kinh tế đối ngoại của Mỹ sẽ như thế nào, quan hệ của họ đối với EU như thế nào cũng khó có thể dự đoán được.
Thêm vào đó, chúng ta cũng không thể biết hiệp định thương mại của Việt Nam với liên minh thương mại Bắc Mỹ có ký kết lại nữa không, bởi chính Mexico là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam về ngành dệt may vào thị trường Mỹ.
- Đầu tư công là bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế, nhưng năm nay dường như đầu tư công có phần chậm lại. Trong khi đó, 2024 và 2025 lại là những năm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế nhiệm kỳ 2021-2025. Bởi vậy, nhiều quan điểm lo ngại rằng sự chậm lại của đầu tư công 2024 sẽ làm chậm lại quá trình tăng trưởng. Ông có nghĩ vậy?
TS Nguyễn Đức Kiên: Tôi không nghĩ là đầu tư công năm 2024 sẽ bị chậm lại. Tôi quan sát thấy rằng, đầu tư công năm nay chúng ta triển khai đều tay. Về tốc độ giải ngân cụ thể phải đợi đến 6/1/2025 mới đánh giá được một cách chính xác được, bởi đầu tư công chủ yếu là đầu tư vào xây lắp mà xây lắp lại có điểm dừng kỹ thuật để nghiệm thu.
Do đó, có thể hiện taị đã vượt qua điểm dừng kỹ thuật nhưng chưa đến thời hạn nghiệm thu nên chưa có khối lượng khiến vốn vẫn đọng ở đó. Cùng với đó, nếu nhìn vào tiến độ triển khai công trình, đời sống khu vực công trình đi qua, có thể thấy không có nhiều biến động lớn, tức là sức mua tiêu dùng, đời sống vẫn giữ được ổn định, không có biến động như những hàng hóa khác. Nói vậy để thấy rằng đầu tư công không phải là vấn đề trở ngại.
Do đó, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng cũng không phải là vấn đề đáng lo. Để chuẩn bị cho việc bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng, Chính phủ cũng rất rốt ráo việc sáp nhập bộ máy để tập trung phát triển kinh tế.
- Nhiều ý kiến lo ngại rằng, khi nền kinh tế còn nhiều thách thức, việc tinh giản, sát nhập này sẽ làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế. Ông có đồng quan điểm?
TS Nguyễn Đức Kiên: Thực tế đang đặt ra câu hỏi liệu có cần thiết tồn tại nhiều bộ máy như thế không hay chung ta phải phải sáp nhập một số bộ, ngành với nhau để phục vụ phương thức quản lý mới, phương thức quản trị quốc gia mới?
Theo tôi, việc sáp nhập, tổ chức lại bộ máy là điều bắt buộc phải làm. Cách đây 7 năm, chúng ta đã có Nghị quyết 18, Nghị quyết 19, sau đó là Nghị quyết 27, nhưng do còn nhiều vướng mắc khác nhau nên chưa thể thực hiện được. Bây giờ chính là thời điểm thích hợp để thực hiện điều đó.

Việc sắp xếp, tổ chức lại để bộ máy không còn chồng chéo hay giẫm đạp lên nhau là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Như Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng hiện có rất nhiều điểm tương đồng thì phải hợp nhất lại. Bộ Giao thông Vận tải có Cục Giám định chất lượng công trình giao thông; Bộ Xây dựng có Cục giám định chất lượng và cả 2 cùng đi giám sát việc cải tạo đường quốc lộ 1. Bộ Giao thông Vận tải nghiệm thu; Bộ Xây dựng làm Ban nghiệm thu nhà nước.
Nhưng cả 2 bộ nghiệm thu xong tình trạng hằn lún vệt bánh xe vẫn xảy ra, như vậy không biết lỗi của ai. Vậy giờ cần phải quy về một mối để quy trách nhiệm. Đây rõ ràng không chỉ là một cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy mà có thể coi là công cuộc Đổi mới lần 2 của Đảng. Và cuộc cách mạng tinh chỉnh này sẽ không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách mà khi các đầu mối quy lại với nhau sẽ giúp giảm các thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh từ đó thông thoáng hơn.
- Vậy theo ông, làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng năm sau nhanh và bền vững nhất?
TS Nguyễn Đức Kiên: Theo tôi, phải lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, nếu không, cuối năm sau sẽ nảy sinh ra vấn đề về thị trường lao động.
Năm nay, thị trường lao động vẫn còn ổn, nhưng đến sang năm sẽ rất khó khăn khi nguồn tích lũy của các doanh nghiệp sẽ không còn đủ.
Chúng ta thấy qua đại dịch Covid -19, phải hơn một năm sau, thị trường lao động khu vực phía Nam mới ổn định trở lại. Cụ thể, từ cuối năm 2021 đến tận giữa năm 2023, vấn đề tuyển lao động mới tại TP. HCM mới tạm dừng, không còn làn sóng áp lực nữa.
Lúc này xuất hiện hiện tượng di cư ngược, tức là người dân không còn đủ khả năng trụ lại ở thành phố lớn, họ chuyển về các khu công nghiệp mới mở tại địa phương. Có thể thấy những khu công nghiệp tại Long An, Vĩnh Long,… khu vực quanh TP. Cần Thơ lại phát triển hơn.
- Vậy nếu chúng ta không thực hiện được chỉ tiêu tăng trưởng thì sao?
TS Nguyễn Đức Kiên: Thực tế, tất cả chỉ tiêu mà Quốc hội thông qua tại nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, chỉ là định hướng để Chính phủ điều hành vĩ mô, chứ không phải là chỉ tiêu pháp lệnh, phải thực hiện bằng mọi giá.
Nên nhớ, các chỉ tiêu đặt ra là để có hướng điều hành, cân đối các cán cân kinh tế vĩ mô sao cho phù hợp với thực tiễn, còn kinh tế thị trường phải để nó tự vận động, tự vận hành, căn cứ theo tình hình thực tế.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
TP.HCM: Tìm nguồn lực cho tham vọng tăng trưởng 2 con số
- Việt Nam chấp nhận lạm phát cao để tăng trưởng tốt hơn? 23/01/2025 07:00
- 'Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á và toàn cầu' 21/01/2025 06:15
- 'Kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định nhưng không đủ thúc đẩy phát triển bền vững' 18/01/2025 08:15
'Chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng là lãng phí'
(VNF) - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng gây ra sự lãng phí rất lớn.
Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối sau hợp nhất
(VNF) - Sau khi hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ đã giảm 13 đầu mối so với ban đầu, từ 35 xuống còn 22 đơn vị. Báo Dân trí là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ này.
Áp lực tiêu 875.000 tỷ đồng: Bộ ngành sợ sai, giải ngân không dễ
(VNF) - Mục tiêu giải ngân đầu tư công 2025 không phải dễ dàng. Để giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch đề ra là nhiệm vụ rất nặng nề trong bối cảnh nhiều dự án vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản, nút thắt.
Sai phạm thu hồi đất Sân bay Long Thành: Bắt thêm 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất
(VNF) - Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Long Thành.
Thủ tướng: Triển khai ngay giai đoạn 2 sân bay Gia Bình khi đang 'sẵn nong sẵn né'
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải nghiên cứu triển khai ngay giai đoạn 2 trong lúc đang xây dựng giai đoạn 1 sân bay Gia Bình.
Số tỉnh thành của Việt Nam qua những lần chia tách, sáp nhập trong lịch sử
(VNF) -Từ khi thống nhất năm 1975 đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều lần sắp xếp, chia tách và sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo từng giai đoạn lịch sử và mỗi lần sáp nhập hay chia tách đều mang theo mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 2/2025?
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 2/2025 đã được phát hành. Với 100 trang nội dung, Tạp chí là ấn phẩm thông tin hữu ích đối với giới doanh nhân, nhà quản lý, giới chuyên gia… trong sự nghiệp đầu tư, kinh doanh vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững.
Nâng cao thu nhập người dân để 'đẩy' tăng trưởng trên 8%
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, muốn thúc đẩy tăng trưởng nhanh, cần các gói kích thích tăng trưởng để kích cầu đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng. Theo đó, gói giải pháp này nên tập trung ưu tiên tăng thu nhập và tăng tích lũy cho người dân, để kích thích tiêu dùng trong dân cư.
Dự án cầu Tứ Liên 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất có diễn biến mới
(VNF) - Dự án cầu Tứ Liên do Tập đoàn Vingroup đề xuất đầu tư, với tổng chiều dài hơn 5km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 20.171 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng
(VNF) - Theo cáo trạng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN hơn 1.000 tỷ đồng.
Tăng trưởng 8%: ‘Mục tiêu khả thi nhưng phải đi kèm điều kiện'
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng trên 8% các chuyên gia cho rằng, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, sự khả thi này cũng đi kèm với các điều kiện.
Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra TW Nguyễn Văn Quyết làm Bí thư Tỉnh ủy Long An
(VNF) - Ngày 22/2 tại Long An, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc ông Nguyễn Văn Quyết tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2020 - 2025 và tham gia Đảng ủy Quân khu 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Hải Phòng bổ nhiệm loạt giám đốc sở sau khi tinh gọn bộ máy
(VNF) - Ngày 21/2, Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ ở các sở, ngành sau hợp nhất.
TP.HCM: Có Chủ tịch mới, đồng loạt bổ nhiệm 7 giám đốc sở
(VNF) - Tính đến ngày 21/2, TP. HCM đã kiện toàn bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. HCM sau khi sắp xếp, theo Nghị quyết của HĐND TP. HCM khóa X thông qua tại kỳ họp 21 (kỳ họp chuyên đề).
Hải Phòng góp 11.000 tỷ làm ‘siêu đường sắt’, Thủ tướng muốn tăng lên 15.000 tỷ
(VNF) - Hoan nghênh Hải Phòng góp gần 11.000 tỷ đồng cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Thủ tướng cho hay, nếu có thể phấn đấu tăng lên 15.000 tỷ đồng thì "tốt hơn nữa"
Thủ tướng: Khẩn trương khởi động điện hạt nhân, xây dựng cơ chế làm tàu điện ngầm
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khởi động các dự án lớn, trọng điểm như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng…, xây dựng cơ chế chính sách khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm (xây dựng tàu điện ngầm từ Cần Giờ về TP. HCM và giữa sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành).
Tập đoàn Hoa Sen bơm vốn 2.300 tỷ mở rộng nhà máy thép ở Bình Định
(VNF) - Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy thép Hoa Sen Nhơn Hội - Bình Định do Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nhơn Hội - Bình Định làm chủ đầu tư, có vốn 2.300 tỷ đồng.
Điều tra bổ sung vụ CEO Bất động sản Nhật Nam lừa đảo 9.100 tỷ
(VNF) - Từ tháng 7/2019 - 6/2023, nữ CEO Vũ Thị Thúy bị cáo buộc lừa đảo 25.925 cá nhân, thu được tổng cộng hơn 9.113 tỷ đồng. Sau đó, Thúy chi hơn 4.297 tỷ để trả tiền gốc và lãi cho các nhà đầu tư.
Đà Nẵng: Bầu thêm Phó chủ tịch HĐND, thành lập 5 sở mới
(VNF) - TP. Đà Nẵng đã bầu thêm Phó chủ tịch HĐND thành phố, thành lập 5 sở mới trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy.
Giới thiệu Bí thư Long An Nguyễn Văn Được bầu làm Chủ tịch TP.HCM
(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được vừa được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Phó bí thư Thành ủy và được giới thiệu để HĐND bầu làm Chủ tịch UBND TP. HCM nhiệm kỳ 2021-2026.
Bộ Chính trị: 'Nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh'
(VNF) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sắp xếp bỏ đơn vị hành chính cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
'Cán bộ từ trưởng xuống phó là tự nguyện chấp nhận hy sinh'
(VNF) - Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên, các cán bộ, đảng viên "từ trưởng xuống phó" đều chấp nhận hy sinh vì sự phát triển của xã hội nên tự nguyện thực hiện sắp xếp.
Thủ tướng ra công điện, nghiêm khắc phê bình 74 bộ ngành và địa phương
(VNF) - Tại Công điện số 16, Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 26 Bộ, cơ quan trung ương và 48 địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 đã được giao.
Sau sắp xếp tinh gọn, hoạt động thanh tra diễn ra thế nào?
(VNF) - Cơ quan thanh tra sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan đã chuyển giao chức năng, nhiệm vụ thanh tra.
Chủ tịch Quốc hội: 'Thời điểm lịch sử phải có những quyết định lịch sử'
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử, đột phá cho sự phát triển của đất nước.
'Chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng là lãng phí'
(VNF) - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng gây ra sự lãng phí rất lớn.
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.