Cuộc chiến thuế quan: Mô hình tăng trưởng truyền thống và thách thức trong bối cảnh mới
(VNF) - GS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, mô hình tăng trưởng truyền thống, thiếu động lực mới, thiếu bền vững về môi trường; Khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn; Tính lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Thúc đẩy các động lực trong nước để tăng trưởng cao
Tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 “Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong bối cảnh mới”, GS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân đã phác hoạ bức tranh bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực cũng như dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025.
Về thách thức từ thế giới, ông Thành cho biết, căng thẳng địa chính trị thế giới còn diễn biến phức tạp; Chiến tranh và xung đột chính trị làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, gây ra ảnh hưởng đến nguồn cung, chi phí logistics, giá dầu và lương thực.
Bên cạnh đó, nguy cơ kinh tế thế giới suy giảm cùng cuộc chiến thuế quan và thương mại toàn cầu cũng như chính sách thuế quan của Mỹ và phản ứng của quốc gia hay nhóm quốc gia đang gây ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.

Ở trong nước, mô hình tăng trưởng truyền thống, thiếu động lực mới, thiếu bền vững về môi trường; Khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn; Tính lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Đối với các động lực tăng trưởng kinh tế, cả ba động lực chính gồm: Xuất khẩu - Đầu tư - Tiêu dùng đều đang đố mặt nhiều thách thức. Trong đó, đầu tư tư nhân khó tăng mạnh do những khó khăn của khu vực doanh nghiệp; Xuất khẩu và FDI trong quý I tăng trưởng tốt, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhưng mới đây lại phải đối diện sức ép lớn từ chính sách của Mỹ.
Hiện tăng trưởng chủ yếu được hậu thuẫn bởi các chính sách tiền tệ mở rộng, đầu tư công và tiêu dùng cuối cùng khu vực tư nhân đóng vai trò chủ chốt, ông Thành nhận định.
Về bối cảnh hiện tại, PGS.TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% hoặc cao hơn được đặt ra từ đầu năm và chưa tính đến những diễn biến hiện tại trên thị trường quốc tế đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ đối với tất cả các đối tác thương mại trong đó có Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và khu vực FDI hướng ra xuất khẩu. Vì vậy, những chính sách thuế quan hiện nay làm cho hàng hoá của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ trở lên đắt đỏ hơn. Đây là một rào cản rất lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay.
Do vậy, ở góc độ vĩ mô, muốn đạt được tăng trưởng cao 8% hoặc thậm chí cao hơn, đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi như vậy thì cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước để đạt cao hơn.
Đầu tư tư nhân: Động lực tăng trưởng trong dài hạn
Nhận diện các động lực tăng trưởng trong thời gian tới, trong ngắn hạn, xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chính sách thuế quan của Mỹ. Tiêu dùng cũng không phải là một động lực tăng trưởng có thể bứt phá trong năm nay khi thu nhập của người dân không tăng nhanh trong mấy năm vừa qua khiến sức mua của người dân đã bị hạn chế đi rất nhiều, chuyên gia phân tích.

Theo ông Thế Anh, sự tăng nóng của thị trường bất động sản, thuế thu nhập cá nhân chưa phù hợp đều làm giảm khả năng tiêu dùng của người dân.
"Chúng ta có thể bù đắp một phần từ thị trường quốc tế nếu Việt Nam thích ứng nhanh thì có thể nới lỏng thêm điều kiện về thị thực, phát triển du lịch quốc tế để bù đắp một phần tác động tiêu cực từ xuất khẩu", chuyên gia Phạm Thế Anh nói.
Về đầu tư, ông Thế Anh cho rằng từ nay đến cuối năm sẽ là giai đoạn khó khăn của đầu tư FDI bởi bối cảnh thế giới càng bất ổn, các doanh nghiệp sẽ cẩn trọng hơn bởi Việt Nam không còn là điểm đến an toàn trong việc né tránh thuế quan nữa.
Có thể các doanh nghiệp FDI vẫn vào Việt Nam để tận dụng các FTA, lao động giá rẻ nhưng họ đang gặp rào cản ở thị trường lớn nhất là thị trường Mỹ. Vì vậy, đây sẽ không phải một yếu tố trở thành động lực tăng trưởng cho năm nay.
Về đầu tư tư nhân, doanh nghiệp nội địa vẫn gặp rất nhiều khó khăn từ bất ổn chính sách ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, để thu hút được đầu tư tư nhân cần phải tạo môi trường kinh doanh, thể chế ổn định trong nhiều năm, nhiều thời kỳ kéo dài từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác, chứ nếu thay đổi quá thường xuyên thì các doanh nghiệp trong nước sẽ không đầu tư lâu dài.
Năm nay là năm khởi đầu đặt ra tham vọng tăng trưởng cao, thế nên chưa thể tác động ngay đến khu vực đầu tư tư nhân. Nếu các chính sách giảm được thủ tục hành chính, gỡ bỏ rào cản kinh doanh và thể hiện được sự cam kết của Chính phủ thì đầu tư tư nhân sẽ tăng trở lại trong các năm tiếp theo.
"Trong bối cảnh thế giới bất ổn như hiện nay thì môi trường đầu tư trong nước phải rất an toàn thì các doanh nghiệp mới đầu tư lâu dài", ông Thế Anh phân tích.
Cuối cùng là đầu tư công, yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chủ quan trong triển khai. Nếu gỡ bỏ các rủi ro về pháp lý, khơi thông các dự án đầu tư công thì sẽ đem lại động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, đầu tư công sẽ chỉ bù đắp được phần nào tác động tiêu cực từ bên ngoài. Việc đạt được tăng trưởng GDP hai con số hay trên 8% rất thách thức và rủi ro bởi nếu "ép giải ngân" sẽ khó mang lại hiệu quả thu hút đầu tư tư nhân.
Nếu quá dễ dãi với tín dụng, chính sách tiền tệ, giải ngân đầu tư công để bằng mọi giá đạt mục tiêu tăng trưởng thì sẽ rất rủi ro cho nền kinh tế, nguy cơ lạm phát, mất giá tiền tệ, thâm hụt ngân sách và đặc biệt là bong bóng giá tài sản sẽ xuất hiện.
"Trường hợp tiền sẽ không đi vào sản xuất mà đi vào các bong bóng giá tài sản khiến chúng ta thất bại trong việc thu hút các nguồn lực tư nhân vào sản xuất kinh doanh, đầu tư, đổi mới công nghệ tạo ra tăng trưởng thực trong dài hạn", chuyên gia phân tích.
Nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân chứ không phải khu vực đầu tư công bởi so với nền kinh tế khu vực này rất nhỏ và ngân sách cũng không để dồi dào để tài trợ ở mức cao cho các dự án này.
GS. TS Tô Trung Thành cũng nhấn mạnh rằng tăng trưởng cao phải gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.
Do đó, cần cẩn trọng sử dụng chính sách tiền tệ, tăng cường chính sách lành mạnh tài chính. Các chính sách tài khóa mở rộng, tập trung vào tăng hiệu quả giải ngân đầu tư công, giảm thuế có chọn lọc và tăng cường chính sách an sinh xã hội.
Đồng thời, cần tập trung vào nội lực, tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Bên cạnh đó, cần tái cơ cấu chuỗi sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thu hút FDI chất lượng cao, khu vực trong nước tham gia sâu vào chuỗi toàn cầu.
“Cùng với đó, phải tận dụng các FTA để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phát triển kinh tế số, kinh tế dữ liệu; tập trung các ngành công nghiệp chiến lược”, ông Thành nói.
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn
- 'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng' 26/03/2025 01:00
- Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng 24/03/2025 07:00
- 'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch' 21/03/2025 04:00
Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV
(VNF) - Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã được Trung ương thảo luận.
Sau Tây Bắc, Việt Nam phát hiện thêm 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
(VNF) - Trong đề án điều đánh giá tiềm năng khoáng sản ở Trung Trung Bộ, cơ quan chức năng sơ bộ đánh giá được 12 mỏ quặng vàng với dự báo hơn 10 tấn.
Giải quyết chính sách cho công chức xã không đạt tiêu chuẩn hết 15.000 tỷ đồng
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Thông tin mới nhất về việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam
(VNF) - Ngày 11/4, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng đã thông tin về việc sáp nhập 2 địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam.
UBTV Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
(VNF) - Tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính vào ngày 14/4.
Giá cả nhiều mặt hàng tăng, vì sao không lo lạm phát cao?
(VNF) - Dù giá cả các mặt hàng như thực … tăng đáng kể nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, áp lực lạm phát hiện nay không lớn. Dự báo, trong thời gian tới áp lực lạm phát được có thể sẽ giảm đáng kể, khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada… có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời khiến giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh
Việt – Mỹ nhất trí đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Mỹ để đàm phán thoả thuận thương mại song phương với Việt Nam.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Thu phí BOT tháng 2/2025 giảm bất thường
(VNF) - Cục Đường bộ Việt Nam vừa công khai doanh số thu tại 52 dự án BOT. Theo đó, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tháng 1 có doanh thu hơn 337 tỷ đồng, trong khi đó tháng 2 chỉ đạt 76 tỷ đồng.
Thủ tướng: 'Lập đoàn đàm phán với Mỹ ngay trong ngày mai'
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Mỹ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn.
Cách tất cả chức vụ Đảng với ông Trương Hòa Bình
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Chính phủ lập Ban chỉ đạo thu hồi tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vì sao Thanh Hóa và Nghệ An không thuộc diện sáp nhập?
(VNF) - Lãnh đạo Bộ Nội vụ ví Thanh Hóa và Nghệ An như một "Việt Nam thu nhỏ" khi có đầy đủ các địa bàn như miền núi, đồng bằng, ven biển, biên giới, sân bay, cảng biển, cao tốc...
Khách dùng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK có thêm đặc quyền
(VNF) - Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.
Thủ tướng yêu cầu cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng trong tháng 7/2026
(VNF) - Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình triển khai dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Sắp xét xử cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại 1.000 tỷ
(VNF) - Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc cố ý chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi dẫn đến thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Tổng Bí thư: 'Tập trung cho ý kiến chủ trương sắp xếp còn 34 tỉnh, thành'
(VNF) - Tổng Bí thư đề nghị các uỷ viên Trung ương tập trung cho ý kiến những vấn đề lớn như chủ trương sắp xếp 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% xã.
Khai mạc Hội nghị 11 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Cho ý kiến về 15 nội dung
(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.
Một tuần 'nghẹt thở' vì thuế đối ứng: Bước đi chủ động và những kỳ vọng
(VNF) - Một tuần 'nghẹt thở' với những cuộc điện đàm, những chuyến bay vội vã và những cuộc họp kín kéo dài... tất cả nhằm giữ cho mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ không trượt khỏi quỹ đạo sau khi Washington bất ngờ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam.
Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về thuế đối ứng với Việt Nam
(VNF) - Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng với Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của 2 bên tiến hành trao đổi ngay.
Metro số 1 Bình Dương kết nối 4 thành phố, tổng vốn đầu tư trên 64.000 tỷ đồng
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
Thêm CTCK muốn bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu DIC Corp
(VNF) - Gia đình Chủ tịch DIG bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DIG vừa trải qua nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Kết phiên giao dịch sáng ngày 9/4, thị giá của DIG đã rơi xuống dưới 15.000 đồng/cp.
TP. HCM xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng khi Mỹ áp thuế đối ứng
(VNF) - TP. HCM xây dựng ba kịch bản tăng trưởng phù hợp theo mức thuế đối ứng Mỹ áp dụng, nhằm chủ động ứng phó và duy trì đà phát triển kinh tế năm 2025.
Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
(VNF) - Khoảng 12h trưa ngày 9/4 (giờ Hà Nội), mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu Việt Nam chính thức có hiệu lực, trong bối cảnh chưa có thay đổi nào từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.