'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'
(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",
Tiêu dùng phục hồi nhưng dưới mức kỳ vọng
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong tương lai. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đây được đánh giá là mục tiêu đầy thách thức.
Trong hai tháng đầu năm, bức tranh kinh tế Việt Nam chưa thực sự sáng màu khi số liệu vĩ mô có một số điểm chưa như kỳ vọng: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) mặc dù khởi động tốt hơn so với cùng kỳ nhưng PMI vẫn dưới ngưỡng 50 điểm; Lần đầu ghi nhận thâm hụt thương mại kể từ tháng 5/2022 (giai đoạn mà tăng nhập nguyên liệu sau LockDown); Đầu tư công mặc dù được đặt rất nhiều kỳ vọng trong 2025 nhưng điểm rơi của nó lại nằm ở giai đoạn cuối năm.

Bình luận về nền kinh tế Việt Nam trong hai tháng đầu năm, ông Trần Ngọc Báu, Chuyên gia Kinh tế Tài chính, CEO Công ty Dữ liệu kinh tế tài chính WiGroup cho rằng, Tết năm ngoái rơi vào tháng 2 trong khi mùa vụ tết năm nay lại ở cả tháng 1 và tháng 2 dẫn đến nhiều số liệu kinh tế so với cùng kỳ bị lệch, đặc biệt về khu vực tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu.
Chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số IIP từ đầu năm đến cuối tháng 2 mặc dù tăng trưởng yếu hơn so với những tháng cuối năm 2024 tuy nhiên so với cùng kỳ 2024 thì vẫn giữ được mức tăng trưởng tương đối tích cực.
Về xuất nhập khẩu, các thị trường lớn như châu Âu đã có sự phục hồi ở khu vực sản xuất dẫn đến người dân có xu hướng giảm nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng ở các quốc gia khác. Các chính sách đặc thù của Tổng thống Donald Trump cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng dù không quá bất ngờ.
Theo ông Báu, cần phải theo dõi sát sao hơn những biến động kinh tế, để xem những sự dịch chuyển này là chu kỳ dài hơi hay chỉ là cú rung lắc khi mà Mỹ đang có biến động về chính trị và tạo ra một vài làn sóng dịch chuyển thương mại toàn cầu.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF cho rằng, nếu chỉ nhìn riêng vào số liệu tháng 2 sẽ không phản ánh hết bức tranh của nền kinh tế mà cần nhìn chung vào số liệu của cả hai tháng. Và số liệu này đang cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt về từ sản xuất đến đầu tư.
"Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao (8%) nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch", ông Linh nhận định.
Cụ thể, để đạt được mức tăng trưởng 8% về GDP thì ngành công nghiệp chế biến chế tạo (ngành chủ lực) phải đạt tăng trưởng 11 - 12%. Trong khi hai tháng đầu năm, ngành sản xuất mới chỉ tăng trưởng khoảng 9%, tuy cao hơn mức 6% so với cùng kỳ nhưng vẫn dưới mức kế hoạch để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Ngành dịch vụ, cụ thể là về tiêu dùng bán lẻ cũng mới tăng trưởng hơn 9% theo giá trị thực tế, còn theo giá trị loại trừ tác động về giá thì mới chỉ hơn 6%, thấp hơn nhiều so với mức trước dịch (trung bình tăng trưởng từ 11-12%). Điều này cho thấy tiêu dùng vẫn đang phục hồi nhưng tốc độ dưới mức kỳ vọng.
Nguyên nhân có thể nhìn thấy được là tâm lý người tiêu dùng hiện tại vẫn đang ở trong trạng thái rất thận trọng vì chúng ta đang ở trong môi trường có rất nhiều biến động về mặt vĩ mô, về địa chính trị. Tâm lý của người tiêu dùng vẫn ở trong trạng thái phòng thủ nhiều hơn.
Về đầu tư công cũng, giải ngân đầu tư công hai tháng đạt mức hơn 10%. Theo ông Linh, đây là tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành hiện nay vẫn thấp hơn so với cùng kỳ.
"Năm nay, Chính phủ đặt quyết tâm về giải ngân đầu tư công rất cao, số kế hoạch cao hơn cùng kỳ gần 30%. Chúng tôi cũng kỳ vọng là sau Tết thì giải ngân đầu tư công sẽ tăng tốc và tăng tốc đồng đều hơn ở các tháng chứ không chỉ mang tính chất kỹ thuật là tập trung ở những tháng cuối năm.", ông Linh nói.
Nhận diện ba rủi ro
Ông Nguyễn Hoàng Linh chỉ ra ba rủi ro lớn mà nền kinh tế phải đối mặt trong bối cảnh hiện tại gồm: chính sách của ông Trump, vấn đề thuế quan, câu chuyện tỷ giá.

Rủi ro đầu tiên phải nói đến là rủi ro từ chính sách của TT Trump. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, câu chuyện chủ yếu tập trung giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng ở nhiệm kỳ hiện tại, TT Trump không chỉ nhằm vào Trung Quốc mà còn công kích ngày chính những đồng minh thân cận lâu năm của mình như Canada, Mexico, châu Âu.
Nhiều chuyên gia cho rằng những chính sách cứng rắn của TT Trump sẽ tạo ra những rạn nứt và những mâu thuẫn mà rất khó có thể hàn gắn. Câu chuyện một thế giới ngày càng phân cực, đảo ngược lại quá trình toàn cầu hoá, các bên hình thành những nhóm về địa chính trị với những mục tiêu, quan điểm khác nhau chắc chắn sẽ tác động không tốt đến với thương mại toàn cầu.
Đối với Việt Nam là một nước có nền kinh tế có độ mở lớn và định hướng theo xuất khẩu thì rõ ràng việc này là việc không tốt.
Rủi ro thứ hai là chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ. Thị trường cho rằng, TT Trump áp thuế các nước vì muốn kéo sản xuất về lại Mỹ. Cùng với đó TT Trump cũng có kế hoạch giảm thuế, điều này sẽ khiến ngân sách bị hụt nguồn thu và để bù đắp phần này, nhiều khả năng thuế nhập khẩu là một phần rất khả thi mà TT Trump sẽ nhắm tới.
"Tôi cho rằng phần áp thuế quan đối ứng là chuyện gần như sẽ xảy ra và sẽ rơi vào như kế hoạch là đầu tháng 4. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ bị áp thuế như thế nào? Áp thuế toàn diện hay áp thuế lên từng nhóm hàng? Nếu từng nhóm hàng thì nhóm hàng nào sẽ bị áp thuế và mức thuế suất ra sao?", ông Linh câu hỏi
Trong câu chuyện về áp thuế, rõ ràng phần thuế tăng thêm sẽ được chia sẻ cho bên những nhà sản xuất ở Việt Nam, các công ty về bán lẻ của Mỹ và thậm chí cho chính người tiêu dùng của Mỹ. Đối với Việt Nam, các nhà sản xuất và xuất khẩu chắc chắn sẽ phải hấp thụ một phần thuế quan này, dẫn tới biên lợi nhuận của họ sẽ bị thu hẹp.
Theo ông Linh đánh giá, Việt Nam sẽ vẫn là đối tác thương mại đáng tin cậy của Mỹ. "Chúng ta sẽ tiếp tục lấy được thị phần thị trường Mỹ. Tuy nhiên câu chuyện sẽ khác biệt ở từng công ty với nhau".
Điểm cuối cùng là câu chuyện về tỷ giá. Đến thời điểm hiện tại, VND mất giá khoảng 0,6% so với USD. Tuy nhiên có những cặp tỷ giá chúng ta cần chú ý. Ví dụ, đối với đồng EUR, chúng ta đã mất giá 5%, đối với JPY đã mất giá 6%, rất nhiều doanh nghiệp đang có vay nợ ở hai đồng tiền này.
Do đó, chúng ta bên cạnh chú ý đến diễn biến đồng USD, cần chú ý đến diễn biến của VND và những loại ngoại tệ khác như EUR và JPY.
Cơ hội mở rộng thị trường và hút vốn quốc tế
Ông Linh cho rằng trong rủi ro cũng có những cơ hội. Thị trường Mỹ không phải thị trường xuất khẩu duy nhất của Việt Nam (chiếm 30%). Hiện nay, Việt Nam có đến 17 hiệp định thương mại tự do đã ký kết với hơn 60 quốc gia, chiếm đến 80% tổng giao dịch thương mại hai chiều xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Việc chính sách thuế quan của Mỹ vừa là rủi ro cũng là tạo động lực để chúng ta tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Điều này sẽ tích cực trong việc phát triển trong tương lai của Việt Nam.
Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam hiện đang tích cực làm việc với các doanh nghiệp Mỹ cũng như với Chính phủ Mỹ để tăng dòng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Từ đó tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hơn từ thương mại đến đầu tư giữa hai nước. Đây cũng là điều mà Chính phủ Việt Nam tích cực làm để phần nào hạn chế những rủi ro về mặt thuế quan.
Cơ hội nữa là vấn đề về dòng chảy vốn. Vì sao Việt Nam cũng như các quốc gia thị trường mới nổi khác bị bán ròng?
Theo chuyên gia VCBF, một phần trong đó là câu chuyện tỷ giá, phần khác có thể thấy các doanh nghiệp Mỹ đặc biệt nhóm công nghệ tăng trưởng quá tốt trong hai năm vừa qua. Tuy nhiên, sức nóng của câu chuyện ấy bây giờ đã hạ nhiệt rất nhiều. Sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Mỹ không còn như hai năm trước nữa.
Bên cạnh đó, nếu tỷ giá ổn định và ở mức định giá thấp so với quá khứ, chúng ta có thể kỳ vọng dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam sẽ quay trở lại trong nửa sau của năm 2025. Điều này là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Một điểm theo ông Linh cũng cực kỳ quan trọng là vấn đề về nâng hạng tín nhiệm quốc gia. Điều này sẽ tác động sâu rộng hơn nâng hạng thị trường chứng khoán. Hiện nay, đối với S&P và Fitch Ratings, chúng ta đang ở mức BB+, tức là chỉ dưới mức phân loại về các quốc gia đầu tư được.
Hiện giờ, Chính phủ cũng đang rất tích cực để các tổ chức xếp hạng quốc tế nâng xếp hạng tín nhiệm này cho Việt Nam và nếu được chuyển sang nhóm “đầu tư được” sẽ làm giảm chi phí vốn rất nhiều.
"Chúng ta nói nhiều đến câu chuyện về đầu tư công, nói nhiều đến câu chuyện phải kích thích đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, với một nhu cầu vốn rất lớn, không thể nào chúng ta chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà rõ ràng phải tận dụng nguồn vốn quốc tế", ông Linh nói.
Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'
Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ
(VNF) - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ về thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong đó có vấn đề chính sách thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.
Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng giấy tờ đã tích hợp trên VNeID
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không công chứng giấy tờ đã tích hợp trên VNeID, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và thúc đẩy chuyển đổi số.
Từ 1/7, người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí
(VNF) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7/2025, người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Những mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với tổng trữ lượng hàng trăm tấn
(VNF) - Việt Nam có khoảng 500 điểm khai thác vàng, trong đó có những mỏ vàng có trữ lượng rất lớn, tới hàng chục tấn.
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV
(VNF) - Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã được Trung ương thảo luận.
Sau Tây Bắc, Việt Nam phát hiện thêm 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
(VNF) - Trong đề án điều đánh giá tiềm năng khoáng sản ở Trung Trung Bộ, cơ quan chức năng sơ bộ đánh giá được 12 mỏ quặng vàng với dự báo hơn 10 tấn.
Giải quyết chính sách cho công chức xã không đạt tiêu chuẩn hết 15.000 tỷ đồng
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Thông tin mới nhất về việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam
(VNF) - Ngày 11/4, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng đã thông tin về việc sáp nhập 2 địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam.
UBTV Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
(VNF) - Tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính vào ngày 14/4.
Giá cả nhiều mặt hàng tăng, vì sao không lo lạm phát cao?
(VNF) - Dù giá cả các mặt hàng như thực … tăng đáng kể nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, áp lực lạm phát hiện nay không lớn. Dự báo, trong thời gian tới áp lực lạm phát được có thể sẽ giảm đáng kể, khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada… có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời khiến giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh
Việt – Mỹ nhất trí đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Mỹ để đàm phán thoả thuận thương mại song phương với Việt Nam.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Thu phí BOT tháng 2/2025 giảm bất thường
(VNF) - Cục Đường bộ Việt Nam vừa công khai doanh số thu tại 52 dự án BOT. Theo đó, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tháng 1 có doanh thu hơn 337 tỷ đồng, trong khi đó tháng 2 chỉ đạt 76 tỷ đồng.
Thủ tướng: 'Lập đoàn đàm phán với Mỹ ngay trong ngày mai'
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Mỹ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn.
Cách tất cả chức vụ Đảng với ông Trương Hòa Bình
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Chính phủ lập Ban chỉ đạo thu hồi tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Cuộc chiến thuế quan: Mô hình tăng trưởng truyền thống và thách thức trong bối cảnh mới
(VNF) - GS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, mô hình tăng trưởng truyền thống, thiếu động lực mới, thiếu bền vững về môi trường; Khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn; Tính lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Vì sao Thanh Hóa và Nghệ An không thuộc diện sáp nhập?
(VNF) - Lãnh đạo Bộ Nội vụ ví Thanh Hóa và Nghệ An như một "Việt Nam thu nhỏ" khi có đầy đủ các địa bàn như miền núi, đồng bằng, ven biển, biên giới, sân bay, cảng biển, cao tốc...
Khách dùng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK có thêm đặc quyền
(VNF) - Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.
Thủ tướng yêu cầu cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng trong tháng 7/2026
(VNF) - Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình triển khai dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Sắp xét xử cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại 1.000 tỷ
(VNF) - Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc cố ý chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi dẫn đến thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Tổng Bí thư: 'Tập trung cho ý kiến chủ trương sắp xếp còn 34 tỉnh, thành'
(VNF) - Tổng Bí thư đề nghị các uỷ viên Trung ương tập trung cho ý kiến những vấn đề lớn như chủ trương sắp xếp 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% xã.
Khai mạc Hội nghị 11 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Cho ý kiến về 15 nội dung
(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.
Một tuần 'nghẹt thở' vì thuế đối ứng: Bước đi chủ động và những kỳ vọng
(VNF) - Một tuần 'nghẹt thở' với những cuộc điện đàm, những chuyến bay vội vã và những cuộc họp kín kéo dài... tất cả nhằm giữ cho mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ không trượt khỏi quỹ đạo sau khi Washington bất ngờ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam.
Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về thuế đối ứng với Việt Nam
(VNF) - Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng với Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của 2 bên tiến hành trao đổi ngay.
Metro số 1 Bình Dương kết nối 4 thành phố, tổng vốn đầu tư trên 64.000 tỷ đồng
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ
(VNF) - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ về thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong đó có vấn đề chính sách thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.