Việt Nam chấp nhận lạm phát cao để tăng trưởng tốt hơn?
(VNF) - Những năm gần đây, thay vì neo mức 4% như trước, mục tiêu kiểm soát lạm phát theo tốc độ tăng CPI bình quân lại điều chỉnh theo hướng kiểm soát trong một khoảng dao động từ 4 - 4,5%. Điều này có hàm ý Việt Nam chấp nhận lạm phát cao hơn để tăng trưởng cao hơn?
Một thập kỷ kiểm soát tốt lạm phát
Năm 2024, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước. Trên thế giới, xung đột quân sự leo thang, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tỷ giá, lãi suất biến động khó lường, cùng với đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Lạm phát toàn cầu vẫn là một vấn đề đáng lo ngại, thể hiện qua việc lạm phát ở Mỹ tăng 2,7%, khu vực Euro tăng 2,2% và nhiều nước châu Á cũng có mức tăng đáng kể, như Ấn Độ (5,5%), Nhật Bản (2,9%).

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã kiểm soát lạm phát khá tốt. CPI tháng 12/2024 tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Đặc biệt, đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công kiểm soát lạm phát trung bình dưới 4%, điều này đã đóng góp tích cực vào sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào đồng nội tệ và kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Chỉ ra các yếu tố giúp Việt Nam kiềm chế lạm phát ở mức thấp trong một thập kỷ qua, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính phân tích:
Thứ nhất, tốc độ tăng cung tiền trong giai đoạn 2014-2023 chỉ ở mức 13,8%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 27,1% giai đoạn 2004-2013.
Thứ hai, lãi suất giai đoạn 2014-2024 luôn được duy trì thực dương, trung bình ở mức 3,7%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng. Trong khi đó, mức lãi suất thực trung bình của giai đoạn 2004-2014 là 0%/năm.
Thứ ba, tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2014-2024 cũng được duy trì ổn định hơn so với giai đoạn 2004-2014. Nếu tốc độ giảm giá của VND so với USD trong giai đoạn 2004-2014 ở mức trung bình 2,9%/năm thì trong giai đoạn 2014-2024 đã giảm xuống còn 1,6%/năm.
Theo ông Độ, tăng trưởng cung tiền thấp, lãi suất thực dương và tỷ giá ổn định là những yếu tố cơ bản để lạm phát tại Việt Nam được duy trì ổn định ở mức thấp trong 10 năm gần đây.
“Ba nhân tố này giải thích được 80% lý do lạm phát được kiểm soát 10 năm qua”, ông Độ cho hay.
Thận trọng với rủi ro lạm phát năm 2025
Dù đã đạt được những kết quả tích cực trong việc kiểm soát lạm phát trong năm 2024, song theo nhiều chuyên gia, chúng ta không thể chủ quan bởi năm 2025 vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn, gây sức ép lên chỉ số này nên cần hết sức cẩn trọng với rủi ro lạm phát.

Bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê nhìn nhận, trên bình diện quốc tế, tình hình xung đột quân sự leo thang, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn và các hiện tượng thời tiết cực đoan đều có thể gây đứt gãy chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí vận tải, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Ngoài ra, các chính sách thuế khắc nghiệt và bảo hộ thương mại có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại, gây ra lạm phát mới.
Trong nước, chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu có thể tăng theo giá thế giới và biến động tỷ giá, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Việc điều chỉnh giá điện, học phí, dịch vụ y tế theo hướng thị trường cũng sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.
Chưa dừng lại ở đó, theo bà Oanh, các gói kích cầu, hạ lãi suất và đầu tư công có thể tạo áp lực lên mặt bằng giá nếu không kiểm soát tốt. Cuối cùng, giá cả thường có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm và dịp lễ, Tết, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh, tình hình có thể càng trở nên phức tạp hơn.
Nhìn nhận từ một góc độ khác, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng, những năm gần đây, thay vì neo mức 4% như trước, mục tiêu kiểm soát lạm phát theo tốc độ tăng CPI bình quân lại điều chỉnh theo hướng kiểm soát trong một khoảng dao động từ 4-4,5%. Điều này hàm ý Việt Nam chấp nhận lạm phát cao hơn để tăng trưởng cao hơn.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không quá chặt chẽ, lý thuyết đường cong Phillips khá yếu, có thể xảy ra tình huống lạm phát tăng nhưng tốc độ tăng trưởng GDP không tăng.
Theo một số chuyên gia, chính điều này sẽ làm tăng hiệu ứng kỳ vọng lạm phát, tạo vòng xoáy giữa giá cả và tiền lương. Người lao động thỏa thuận tiền lương dựa trên mức lạm phát cao hơn giống như năm 2022, ban đầu lạm phát dựa trên cú sốc nguồn cung nhưng sau đó khi lạm phát tăng lên rất dai dẳng và khó kiểm soát.
Để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát với tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5% do Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 158/2024/QH15 ngày 12/11/2024 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Theo các chuyên gia, điều hành chính sách tiền tệ phải chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
Kiểm soát chi tiêu công và thâm hụt ngân sách giúp giảm áp lực vay nợ, từ đó ổn định CPI. Quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu. Đẩy mạnh sản xuất và chuỗi cung ứng nội địa. Kiểm soát nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chính sách tài khóa thận trọng, hạn chế bội chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt, Nhà nước kiểm soát giá các mặt hàng như xăng dầu, điện, thực phẩm, thuốc men để tránh tăng giá đột biến…
'Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á và toàn cầu'
- 'Tăng trưởng cao thực sự có ý nghĩa nếu không đi kèm lạm phát' 16/01/2025 07:00
- Kiểm soát lạm phát 2025: ‘Không quá nặng nề song không thể chủ quan’ 09/01/2025 07:00
- 'Lạm phát không còn đáng ngại, tăng trưởng triển vọng trên 7%' 19/10/2024 07:30
Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV
(VNF) - Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã được Trung ương thảo luận.
Sau Tây Bắc, Việt Nam phát hiện thêm 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
(VNF) - Trong đề án điều đánh giá tiềm năng khoáng sản ở Trung Trung Bộ, cơ quan chức năng sơ bộ đánh giá được 12 mỏ quặng vàng với dự báo hơn 10 tấn.
Giải quyết chính sách cho công chức xã không đạt tiêu chuẩn hết 15.000 tỷ đồng
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Thông tin mới nhất về việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam
(VNF) - Ngày 11/4, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng đã thông tin về việc sáp nhập 2 địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam.
UBTV Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
(VNF) - Tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính vào ngày 14/4.
Giá cả nhiều mặt hàng tăng, vì sao không lo lạm phát cao?
(VNF) - Dù giá cả các mặt hàng như thực … tăng đáng kể nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, áp lực lạm phát hiện nay không lớn. Dự báo, trong thời gian tới áp lực lạm phát được có thể sẽ giảm đáng kể, khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada… có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời khiến giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh
Việt – Mỹ nhất trí đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Mỹ để đàm phán thoả thuận thương mại song phương với Việt Nam.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Thu phí BOT tháng 2/2025 giảm bất thường
(VNF) - Cục Đường bộ Việt Nam vừa công khai doanh số thu tại 52 dự án BOT. Theo đó, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tháng 1 có doanh thu hơn 337 tỷ đồng, trong khi đó tháng 2 chỉ đạt 76 tỷ đồng.
Thủ tướng: 'Lập đoàn đàm phán với Mỹ ngay trong ngày mai'
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Mỹ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn.
Cách tất cả chức vụ Đảng với ông Trương Hòa Bình
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Chính phủ lập Ban chỉ đạo thu hồi tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Cuộc chiến thuế quan: Mô hình tăng trưởng truyền thống và thách thức trong bối cảnh mới
(VNF) - GS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, mô hình tăng trưởng truyền thống, thiếu động lực mới, thiếu bền vững về môi trường; Khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn; Tính lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Vì sao Thanh Hóa và Nghệ An không thuộc diện sáp nhập?
(VNF) - Lãnh đạo Bộ Nội vụ ví Thanh Hóa và Nghệ An như một "Việt Nam thu nhỏ" khi có đầy đủ các địa bàn như miền núi, đồng bằng, ven biển, biên giới, sân bay, cảng biển, cao tốc...
Khách dùng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK có thêm đặc quyền
(VNF) - Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.
Thủ tướng yêu cầu cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng trong tháng 7/2026
(VNF) - Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình triển khai dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Sắp xét xử cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại 1.000 tỷ
(VNF) - Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc cố ý chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi dẫn đến thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Tổng Bí thư: 'Tập trung cho ý kiến chủ trương sắp xếp còn 34 tỉnh, thành'
(VNF) - Tổng Bí thư đề nghị các uỷ viên Trung ương tập trung cho ý kiến những vấn đề lớn như chủ trương sắp xếp 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% xã.
Khai mạc Hội nghị 11 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Cho ý kiến về 15 nội dung
(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính.
Một tuần 'nghẹt thở' vì thuế đối ứng: Bước đi chủ động và những kỳ vọng
(VNF) - Một tuần 'nghẹt thở' với những cuộc điện đàm, những chuyến bay vội vã và những cuộc họp kín kéo dài... tất cả nhằm giữ cho mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ không trượt khỏi quỹ đạo sau khi Washington bất ngờ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam.
Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về thuế đối ứng với Việt Nam
(VNF) - Mỹ nhất trí khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng với Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của 2 bên tiến hành trao đổi ngay.
Metro số 1 Bình Dương kết nối 4 thành phố, tổng vốn đầu tư trên 64.000 tỷ đồng
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
Thêm CTCK muốn bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu DIC Corp
(VNF) - Gia đình Chủ tịch DIG bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DIG vừa trải qua nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Kết phiên giao dịch sáng ngày 9/4, thị giá của DIG đã rơi xuống dưới 15.000 đồng/cp.
TP. HCM xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng khi Mỹ áp thuế đối ứng
(VNF) - TP. HCM xây dựng ba kịch bản tăng trưởng phù hợp theo mức thuế đối ứng Mỹ áp dụng, nhằm chủ động ứng phó và duy trì đà phát triển kinh tế năm 2025.
Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
(VNF) - Khoảng 12h trưa ngày 9/4 (giờ Hà Nội), mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu Việt Nam chính thức có hiệu lực, trong bối cảnh chưa có thay đổi nào từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.