Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
Tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào động lực của nền kinh tế
TS. Nguyễn Tú Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương cho biết, năm 2025 mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước hướng đến là 16%, nhưng có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
“Nếu bằng mọi giá đẩy vốn ra thị trường để đạt mức tăng trưởng tín dụng 16% tương đương con số tuyệt đối hơn 2,5 triệu tỷ đồng bất chấp khả năng hấp thụ vốn của thị trường sẽ dẫn đến câu chuyện méo mó cho thị trường. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng 16% cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào động lực của nền kinh tế”, ông Tú Anh phân tích.
Cũng theo ông Tú Anh, nếu năm nay mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này là một thách thức không hề nhỏ.

Nguyên nhân được lý giải, Việt Nam là nền kinh tế mở nên những tác động trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng trong nước và nếu bối cảnh thế giới diễn biến bất lợi có thể khiến chúng ta không đạt tăng trưởng 8% như mục tiêu.
Đặc biệt là với mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam là dựa vào xuất khẩu. Điều kiện tiên quyết để tăng trưởng là phải có hoạt động đầu tư và phải có vốn, đầu tư vừa làm tăng tổng cầu và làm tăng tổng cung.
Tuy nhiên, khi đầu tư tạo ra sản phẩm, vấn đề quan trọng là đầu ra của sản phẩm đó sẽ ở đâu. Với quy mô nền kinh tế không quá lớn dưới 500 tỷ USD và tiêu dùng trong những năm gần đây chỉ tăng khoảng 8 - 10% thì đầu ra của nền kinh tế Việt Nam phải phụ thuộc vào xuất khẩu.
"Liệu chúng ta có thể duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu 8 - 10% để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% hay không thì vẫn là một ẩn số bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào các thị trường xuất khẩu, trong đó có Mỹ. Những bất định từ cuộc chiến thương mại cũng như ẩn số trong quyết sách của ông Trump sẽ là yếu tố tác động lớn đến xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay", ông Tú Anh phân tích.
Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ tín dụng phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư, tiêu dùng và đầu cơ. Trong đó, tín dụng chủ yếu phục vụ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên, đầu tư trong nước phụ thuộc rất lớn vào cảm nhận về rủi ro, triển vọng phát triển của nền kinh tế và môi trường đầu tư.
Điểm thuận lợi của năm nay là cả hệ thống chính trị đang tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, giúp quá trình ra quyết định trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời giảm chi phí tuân thủ. Điều này sẽ tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên, quá trình tinh gọn bộ máy cần thời gian, không thể “một sớm một chiều”. Có thể phải đến tháng 4, tháng 5, hệ thống bộ máy mới từ trung ương cho đến địa phương mới được hoàn tất. Vì thế, theo ông Tú Anh, sau một hai tháng thăm dò, bộ máy hoàn thiện và niềm tin được củng cố, đầu tư sẽ có thể tăng vọt kéo theo tín dụng tăng lên.
"Trong giai đoạn này, có thể sẽ xuất hiện một khoảng tạm dừng trong đầu tư và phải đến tháng 4, tháng 5 sau khi bộ máy ổn định có thể sẽ có một đợt bùng lên về đầu tư do niềm tin được củng cố", ông Tú Anh dự báo.
Thuận lợi thứ hai là quá trình tinh gọn bộ máy cũng giúp đẩy nhanh đầu tư công. Một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của năm nay là đẩy mạnh đầu tư công.
Một khi giải ngân các dự án đầu tư công nhanh hơn và các dự án lớn thì dòng tiền sẽ được bơm ra rất nhanh, từ đó giảm lượng tiền đọng tại Kho bạc Nhà nước và tăng nguồn cung tiền trong nền kinh tế. Khi cung tiền tăng, chi phí đầu vào cho các ngân hàng sẽ giảm, giúp các ngân hàng dễ dàng tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có rủi ro khi nếu xuất khẩu và đầu tư FDI không tốt như kỳ vọng thì triển vọng của nền kinh tế cũng sẽ giảm sút, khiến doanh nghiệp lo ngại và hoạt động đầu tư cũng sẽ ảm đạm hơn, tín dụng khó tăng trưởng, vị chuyên gia cảnh báo.
Ông Tú Anh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng GDP cao. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng thương mại sẽ làm mọi cách để giúp doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, đủ nguồn lực để chớp lấy cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo tăng trưởng.
"Việc bỏ room tín dụng sẽ là một động lực để thúc đẩy tín dụng tăng trưởng tốt hơn và giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn", ông Tú Anh đề xuất.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến ưu thích của dòng vốn toàn cầu
Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, thành viên Ban điều hành Ngân hàng HDBbank cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8%, ở góc độ vĩ mô, Chính phủ đang nỗ lực bằng nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng cơ hội và “đi” nhanh hơn.

Tuy nhiên muốn tăng trưởng 8%, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có tận dụng được cơ hội hay không?. Có thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI và xuất khẩu nhiều hơn hay không?.
Ông Phương nhấn mạnh: Đây là cơ hội bằng vàng để Việt Nam vươn mình, song muốn làm được điều đó, tất cả các lĩnh vực đều phải cố gắng làm tốt hơn.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm đến ưa thích của dòng vốn FDI toàn cầu và có nhiều lợi thế để xuất khẩu nông sản, hàng hoá đi các quốc gia. Tuy nhiên, muốn tăng trưởng cao, các ngành, lĩnh vực đều phải nỗ lực, mỗi cá nhân cần bứt phá khỏi giới hạn của mình và góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Ngành du lịch cũng phải thu hút nhiều khách quốc tế hơn, khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn tại Việt Nam để góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Với ngân hàng, đây là một lĩnh vực quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. Ngành ngân hàng cần phải vượt ra ngoài giới hạn, không chỉ là người cung cấp vốn mà còn phải kết nối khách hàng với những cơ hội kinh doanh, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp HDBank cho biết.
Ông lấy ví dụ tại Singapore rất nhiều ngân hàng là cầu nối để các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tiếp cận được với các đối tác nước ngoài hoặc cung cấp các thông tin về vĩ mô, thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp nội địa.
"Nếu chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng như Chính phủ đề ra thì trong vòng 5 năm nữa, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam sẽ lên một mức cao hơn, từ đó cũng mở ra những cơ hội phát triển kinh tế lớn hơn nữa", ông Phương khẳng định.
'Bơm' 2,5 triệu tỷ vào nền kinh tế: Dòng tiền chảy vào đâu?
- Room tín dụng: Chưa thể bỏ nhưng đã nới dần 04/03/2025 09:30
- Tăng trưởng 8%: ‘Mục tiêu khả thi nhưng phải đi kèm điều kiện' 23/02/2025 07:30
- ‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’ 14/02/2025 04:55
Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.
Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'
(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
‘Đế chế’ cảng biển của Trung Quốc: Vẽ lại bản đồ 'quyền lực' hàng hải toàn cầu
(VNF) - Mua lại quyền vận hành và cổ phần của gần 130 cảng biển trên khắp thế giới, sức mạnh cảng biển của Trung Quốc đang ở vị thế "không thể so sánh".