Room tín dụng: Chưa thể bỏ nhưng đã nới dần

Khánh Tú - 04/03/2025 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Kể từ khi được áp dụng vào năm 2011 đến nay, cơ chế room tín dụng từ chỗ cứng nhắc, đậm tính hành chính đã dần được điều chỉnh theo hướng linh hoạt hơn. Trong quá trình đó, 2024 là năm đánh dấu bước chuyển sang một cơ chế minh bạch hơn, hạn chế xin – cho. Cơ quan quản lý dù khẳng định chưa thể bỏ room tín dụng nhưng đã nới dần và mềm mại hơn.

Room tín dụng ngày càng được nới lỏng

“Với các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08 % so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên", Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú thông tin tại họp báo đầu năm 2025 của ngành ngân hàng.

Trong các giải pháp được Phó thống đốc nhắc đến, sự linh hoạt trong phân bổ room tín dụng chính được xem như là chìa khóa giúp tăng trưởng tín dụng năm 2024 “cán đích”.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng năm 2024 đánh dấu sự “nới lỏng” của cơ chế phân bổ room tín dụng. Tuy nhiên, không phải đến nay, cơ chế cấp room tín dụng mới được nới lỏng. Nếu nhìn lại từ năm 2011 đến nay, dễ thấy cơ chế này đã dần được điều chỉnh theo hướng linh hoạt hơn qua từng giai đoạn.

Nói một cách chính xác hơn, cơ chế phân bổ room tín dụng được áp dụng lần đầu vào năm 1994 với 4 ngân hàng quốc doanh, sau đó áp dụng với các ngân hàng thương mại cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó 4 năm, công cụ này không còn được sử dụng thường xuyên mà chỉ được sử dụng khi cần thiết. Mãi đến năm 2011, công cụ này mới được “tái sử dụng”.

Sự linh hoạt trong phân bổ room tín dụng là chìa khóa giúp tăng trưởng tín dụng năm 2024 “cán đích”.

Có nhiều lý do để nhà điều hành sử dụng lại công cụ này sau 13 năm. Thời điểm đó, tín dụng tăng trưởng nóng, hơn 30%/năm, dòng tiền chủ yếu chảy vào bất động sản và chứng khoán. Năm 2011, lạm phát lên tới 18,85%, mức cao nhất kể từ năm 1995.

Trong bối cảnh đó, NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN, lần đầu tiên giới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm nhân hàng. NHNN phân các ngân hàng thành 4 nhóm, dựa trên quy mô, chất lượng tài sản và nợ xấu.

Mỗi nhóm có hạn mức tín dụng khác nhau. Cụ thể, mức tăng trưởng tín dụng 17% được giao cho nhóm ngân hàng tốt, 15% đối với nhóm ngân hàng trung bình, 8% – 10% đối với nhóm ngân hàng yếu. Còn lại, nhóm ngân hàng có nợ xấu cao không được cấp room tín dụng. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng không được vượt “trần tín dụng” của cả hệ thống trong năm đó.

Nếu như giai đoạn 2011 – 2016, việc cấp room tín dụng có phần “ngột ngạt” và cứng nhắc thì sang đến giai đoạn tiếp theo 2017 – 2021, cơ chế cấp room tín dụng, dù vẫn theo hạn mức, nhưng đã có sự linh hoạt hơn đáng kể. NHNN ban hành Thông tư 52/2018/TT-NHNN, cho phép cấp room tín dụng theo chất lượng quản trị rủi ro của từng ngân hàng, thay vì từng nhóm.

Cụ thể, NHNN thiết lập hệ thống chấm điểm và xếp hạng các tổ chức tín dụng dựa trên mô hình CAMELS (C - Vốn, A - Chất lượng tài sản, M – Quản trị điều hành, E – Kết quả hoạt động kinh doanh, L – Khả năng thanh khoản và S – Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường). Dựa trên số điểm và xếp hạng, ngân hàng sẽ được cấp room tín dụng cao hoặc thấp.

Sự linh hoạt của cơ cấu cấp room tín dụng giai đoạn này còn được thể hiện ở chỗ các ngân hàng có CAR cao, nợ xấu thấp có thể được nâng hạn mức tín dụng vào giữa năm. Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tuân thủ Basel II cũng có thể xin tăng hạn mức tín dụng.

Song, cơ chế cấp room tín dụng giai đoạn này vẫn còn một số vướng mắc. Thứ nhất, hệ số hay ma trận xác định điểm xếp hạng các ngân hàng không được công bố công khai, dẫn đến việc các ngân hàng vẫn trong thế “thụ động” khi không rõ tại sao được cấp cho hạn mức đó. Thứ hai, việc cấp room thường diễn ra theo từng đợt trong năm, tạo ra tình trạng "chạy chọt", “xin – cho”, chờ đợi hạn mức được phân bổ, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng.

Những hạn chế này dần được cải thiện trong giai đoạn tiếp theo (2022 – 2024). Sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế cần dòng vốn lớn để phục hồi sản xuất, kinh doanh. NHNN khi đó bắt đầu “thử nghiệm” chính sách phân bổ tín dụng linh hoạt hơn.

Giai đoạn này, NHNN nới room tín dụng cho một số ngân hàng tốt vào giữa năm, ưu tiên cấp thêm room cho các ngân hàng cho vay sản xuất – kinh doanh, tín dụng xanh. Cùng kỳ, NHNN cũng nghiên cứu tiến tới xóa bỏ việc điều hành room tín dụng theo Nghị quyết 62/2022 của Quốc hội.

2024 mới thực sự là năm đánh dấu bước chuyển sang một cơ chế minh bạch hơn, hạn chế cơ chế xin - cho, đặt nền móng để tiến tới bỏ hoàn toàn hạn mức tín dụng hành chính. Thay vì cấp từng đợt như những năm trước đó, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm cho các ngân hàng. Mức room tín dụng được cấp cho mỗi ngân hàng dựa trên mức điểm về sức khỏe tài chính của ngân hàng đó nhân với 3,5%. Nhờ đó, các ngân hàng chủ động hơn trong việc lập kế hoạch tín dụng, thay vì chờ đợi NHNN phân bổ.

Ngoài ra, NHNN đã có tới 2 lần nới room tín dụng trong năm đối với những ngân hàng có mức tăng trưởng tốt. Ngược lại, những ngân hàng tăng trưởng thấp bị “cắt” room. Một số ngân hàng tham gia nhận chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng yêu kém cũng được cấp thêm room theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024.

Còn trong năm 2025, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, trước mắt, "room" tín dụng sẽ được điều chỉnh tăng thêm cho các nhà băng trên cơ sở thực tế, thay vì cần văn bản đề nghị từ các tổ chức tín dụng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, ngày 30/12/2024, NHNN đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện.

Nới dần rồi tính bỏ room tín dụng?

Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới không còn sử dụng công cụ room tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ, song đây vẫn là công cụ quan trọng tại Việt Nam. Nguyên do là đặc thù của nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng khi thị trường vốn chưa phát triển theo đúng tiềm năng vốn có.

Trước khi áp dụng cơ chế room tín dụng vào năm 2011, bình quân tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng lên tới 30%, thậm chí, có những năm lên tới 53,8%. Mức độ tăng trưởng tín dụng vượt xa khả năng quản trị của các ngân hàng thương mại, dẫn đến nguy cơ mất cân đối về nguồn cung vốn ra thị trường cũng như những rủi ro về thanh khoản và nợ xấu, gây mất an toàn hệ thống.

Khi có room tín dụng, cơ chế này không chỉ giúp kiểm soát tăng trưởng tín dụng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng có thể duy trì hoạt động trong phạm vi quản trị rủi ro của mình, tránh được tình trạng tăng trưởng tín dụng mất kiểm soát. Đồng thời, cơ chế này giúp định hướng dòng vốn vào những lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy phát triển những ngành trọng yếu như nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà ở xã hội, năng lượng tái tạo, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Việc bỏ room tín dụng đã được NHNN nghiên cứu từ những năm trước.

Tuy nhiên, như nhận định của nhiều chuyên gia, cơ chế room tín dụng, dù đã được điều chỉnh linh hoạt hơn, nhưng cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Cơ chế này được đánh giá là mang nặng tính hành chính, “xin – cho”, tạo ra rào cản đối với sự phát triển của các ngân hàng thương mại. Khi ngành ngân hàng dần tiệm cận với những chuẩn mực quốc tế, nhiều chuyên gia đề xuất NHNN nên bỏ việc duy trì cấp room này.

Đề xuất bỏ room tín dụng đã được đưa ra thảo luận tại nhiều kỳ họp. Mới đây nhất, trong hội nghị Thường trực Chính phủ và các ngân hàng thương mại, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng kiến nghị cần giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.

Thực tế, việc bỏ room tín dụng đã được NHNN nghiên cứu từ những năm trước. Trong nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025, NHNN cho biết, sẽ tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng.

Việc loại bỏ room tín dụng được nhiều chuyên gia nhận định sẽ là bước tiến quan trọng trong cải cách chính sách tiền tệ của Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và cả hệ thống ngân hàng.

Theo Wichart tổng hợp từ báo cáo tài chính quý IV/2024 của 27 ngân hàng, tổng thu nhập lãi thuần của 27 ngân hàng đạt 511.170 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2023. Đồng thời, thu nhập lãi thuần chiếm 78,5% tổng thu nhập hoạt động của các nhà băng. Điều này cho thấy tín dụng vẫn là nguồn thu chính của các ngân hàng, đóng góp một phần lớn vào lợi nhuận.

Việc xóa bỏ cơ chế room tín dụng sẽ mang lại cho các ngân hàng sự tự chủ lớn hơn trong việc quản lý rủi ro và triển khai các hoạt động cho vay. Không còn bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng, các ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng khả năng cung cấp tín dụng, từ đó tăng trưởng thu nhập lãi thuần và đẩy mạnh lợi nhuận.

Không có room tín dụng còn giúp tạo ra một môi trường linh hoạt hơn cho cả doanh nghiệp và cá nhân khi tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Khi không bị giới hạn bởi các hạn mức tín dụng do NHNN quy định, các ngân hàng sẽ có khả năng cấp tín dụng cao hơn và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng là doanh nghiệp và người dân dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc bỏ room tín dụng cũng phù hợp với xu hướng toàn cầu, giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao uy tín quốc gia.

Song, để tránh lặp lại những hệ lụy tiêu cực trong quá khứ khi không có room tín dụng, việc loại bỏ công cụ này phải đi theo lộ trình nhất định. Trong một trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân nhấn mạnh việc bỏ hoàn toàn room tín dụng không phải là điều có thể thực hiện ngay lập tức, mà đòi hỏi một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và dài hạn.

Theo ông Nguyễn Hữu Huân, trước khi bỏ hoàn toàn room tín dụng, NHNN nên sử dụng song song cả room tín dụng và công cụ thị trường. Khi các công cụ thị trường phát huy tối đa hiệu quả của mình, vai trò của room tín dụng sẽ trở nên mờ nhạt và đó chính là thời điểm lý tưởng để từ bỏ hoàn toàn một công cụ hành chính như room tín dụng.

Cùng với đó, trong quá trình “đợi” bỏ hoàn toàn, room tín dụng phải được điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu của thị trường. Nhà điều hành phải làm sao để đưa ra lộ trình hợp lý, vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vừa bảo vệ được sự an toàn, ổn định của hệ thống, ông nói.

Bên cạnh đó, bỏ room tín dụng giúp tăng khả năng tiếp cận vốn, nhưng việc quản lý hiệu quả và kiểm soát chất lượng tín dụng vẫn là yếu tố then chốt để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng cách và an toàn. Bởi mức tăng trưởng bao nhiêu, cao hay thấp không quan trọng bằng việc nguồn vốn tín dụng được giải ngân vào đâu, lĩnh vực gì, doanh nghiệp nào và có an toàn hay không.

Trong năm 2025, với trọng trách cung ứng vốn cho việc hiện thực hóa tăng trưởng GDP 8%, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, hoặc cao hơn nếu vẫn kiểm soát được lạm phát, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho phép và đạt mục tiêu tăng trưởng. Để đạt được con số này, một cơ chế cấp tín dụng linh hoạt và phù hợp là yếu tố then chốt. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản và không thiếu thách thức đối với các nhà điều hành. Liệu chiến lược này có thành công? Câu trả lời vẫn còn phải chờ đợi và phụ thuộc vào sự khéo léo trong việc cân bằng giữa tăng trưởng và kiểm soát rủi ro của NHNN.

Cùng chuyên mục
NHNN muốn nâng mức cho vay không tài sản đảm bảo lên 300 triệu đồng

NHNN muốn nâng mức cho vay không tài sản đảm bảo lên 300 triệu đồng

19/03/25 17:08 (GMT+7)

(VNF) - Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết, NHNN sẽ sớm trình Chính phủ văn bản về việc nâng hạn mức cho vay không cần tài sản đảm bảo từ 100 triệu lên 300 triệu đồng cũng như hoàn thiện dự thảo luật hóa Nghị định 42 về xử lý nợ xấu.

Lãi suất bị 'ghìm cương': Ngân hàng tìm kênh huy động vốn khác

Lãi suất bị 'ghìm cương': Ngân hàng tìm kênh huy động vốn khác

19/03/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Khoảng cách ngày càng lớn giữa tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đang tạo áp lực đáng kể lên thanh khoản của các ngân hàng. Bước sang năm 2025, nhu cầu tín dụng tăng, trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục theo đuổi chính sách hạ lãi suất. Trước bài toán cân đối nguồn vốn, các ngân hàng không thể chỉ dựa vào lãi suất để thu hút tiền gửi mà buộc phải xoay sở, tìm đến những kênh huy động mới nhằm duy trì thanh khoản.

Hơn 103 triệu khách hàng đã đối chiếu sinh trắc học

Hơn 103 triệu khách hàng đã đối chiếu sinh trắc học

19/03/25 11:43 (GMT+7)

(VNF) - Thống đốc NHNN cho hay, tính đến ngày 17/3/2025, đã có hơn 103 triệu lượt hồ sơ khách hàng của các ngân hàng được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

19/03/25 10:29 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Tín dụng bất động sản: Những thách thức trong năm 2025

Tín dụng bất động sản: Những thách thức trong năm 2025

18/03/25 18:00 (GMT+7)

(VNF) - Lãi suất cho vay mua nhà đang khá thấp nhưng giao dịch bất động sản có dấu hiệu chững lại. Tín dụng bất động sản sẽ khó tăng trưởng mạnh trong thời gian tới khi giá nhà neo cao, nhiều dự án chưa gỡ vương về pháp lý.

Manulife và một cổ đông ngoại sở hữu trên 1% vốn điều lệ của MB

Manulife và một cổ đông ngoại sở hữu trên 1% vốn điều lệ của MB

18/03/25 16:38 (GMT+7)

(VNF) - Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) và một cổ đông ngoại 'góp mặt' trong danh sách nắm trên 1% vốn điều lệ của Ngân hàng MB. Hai cổ đông tổ chức này cùng người liên quan nắm giữ 3,17% vốn điều lệ của MB.

Ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025

17/03/25 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh tín dụng được dự báo tăng trưởng tích cực, các ngân hàng cũng tự tin lên kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

17/03/25 11:19 (GMT+7)

(VNF) - Với mong muốn đồng hành cùng các cán bộ, công chức viên chức theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, VietinBank chính thức ra mắt gói ưu đãi “Điểm tựa tài chính – Kiến tạo tương lai” - giải pháp tài chính toàn diện giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ổn định tài chính và hướng tới tương lai bền vững.

Thu tài sản để trừ nợ, ngân hàng sợ dính tội 'trái đạo đức xã hội'

Thu tài sản để trừ nợ, ngân hàng sợ dính tội 'trái đạo đức xã hội'

16/03/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất các ngân hàng không được thu giữ tài sản bảo đảm (TSĐB) bằng các biện pháp 'trái đạo đức xã hội'. Quy định này khiến nhiều nhà băng băn khoăn, lo ngại.

Yêu cầu tiếp tục hạ lãi vay, lãi suất tiết kiệm còn giảm thêm?

Yêu cầu tiếp tục hạ lãi vay, lãi suất tiết kiệm còn giảm thêm?

16/03/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) -  Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Việc giảm lãi suất tiết kiệm còn chịu nhiều sức ép. Đây là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.

KienlongBank huy động 800 tỷ đồng từ trái phiếu

KienlongBank huy động 800 tỷ đồng từ trái phiếu

15/03/25 10:35 (GMT+7)

(VNF) - Số vốn huy động được từ lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng sẽ được Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) sử dụng để phục vụ nhu cầu cho vay khách hàng của ngân hàng.

Tín dụng triệu tỷ đổ vào BĐS: 'Không siết chặt' nhưng thường trực nỗi lo rủi ro

Tín dụng triệu tỷ đổ vào BĐS: 'Không siết chặt' nhưng thường trực nỗi lo rủi ro

14/03/25 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Bất động sản là một trong những ngành "góp sức" đáng kể cho tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng trong những năm qua.

VietinBank iPay Mobile chính thức ra mắt tính năng OTT Voice

VietinBank iPay Mobile chính thức ra mắt tính năng OTT Voice

13/03/25 13:52 (GMT+7)

(VNF) - VietinBank chính thức ra mắt tính năng OTT Voice, một bước đột phá trong dịch vụ ngân hàng số, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thông báo biến động số dư qua giọng nói. Điểm đặc biệt của OTT Voice là khả năng tùy chỉnh thời gian phát thông báo linh hoạt, giúp người dùng kiểm soát tốt hơn việc nhận thông tin giao dịch.

Tín dụng tại TP.HCM chạy mạnh vào đầu tư sản xuất kinh doanh

Tín dụng tại TP.HCM chạy mạnh vào đầu tư sản xuất kinh doanh

13/03/25 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 (TP. HCM), tính đến cuối tháng 2/2025 tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. HCM đạt gần 94 triệu tỷ đồng, giảm 0,17% so với cuối năm 2024 nhưng tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Sau nhiều sức ép, lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm sâu?

Sau nhiều sức ép, lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm sâu?

13/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng dư địa để giảm lãi suất huy động không còn nhiều.

Thêm 'ông lớn' Big4 muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu cao nhất từ trước đến nay

Thêm "ông lớn" Big4 muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu cao nhất từ trước đến nay

12/03/25 16:29 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi Vietcombank chốt ngày phát hành thêm hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao kỷ lục 49,5%, VietinBank cũng trình phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44,64% nhằm tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng.

Agribank đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Agribank đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

11/03/25 16:52 (GMT+7)

(VNF) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.

Nhận chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng sắp đón 'quà' lớn

Nhận chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng sắp đón 'quà' lớn

11/03/25 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Ngoài một số lợi ích và miễn trừ từ NHNN, Vietcombank, HDBank, MB và VPBank còn được hỗ trợ thanh khoản từ các khoản vay tái cấp vốn với lãi suất thấp sau khi nhận chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém.

VietABank bị xử phạt hơn 4,1 tỷ đồng

VietABank bị xử phạt hơn 4,1 tỷ đồng

11/03/25 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) bị Tổng cục Thuế phạt hơn 4,1 tỷ đồng vì hành vi sai khai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Ngân hàng chạy đua tăng vốn điều lệ ngay từ đầu năm

Ngân hàng chạy đua tăng vốn điều lệ ngay từ đầu năm

11/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng sôi động ngay từ đầu năm 2025. Tuy nhiên, quá trình tăng vốn của nhiều nhà băng gặp không ít thách thức.

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

10/03/25 18:09 (GMT+7)

(VNF) - Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời vượt trội dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, BIDV triển khai gói sản phẩm “Tiền gửi an vui - Sinh lời bền vững” với nhiều ưu đãi hấp dẫn về tài chính và chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Chương trình áp dụng từ ngày 1/3/2025 đến hết ngày 31/12/2025.

Mở thẻ tín dụng không cần bảng lương: Mua sắm nhiều được  vay nợ hạn mức cao

Mở thẻ tín dụng không cần bảng lương: Mua sắm nhiều được vay nợ hạn mức cao

10/03/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Việc mở thẻ tín dụng đang trở nên dễ dàng hơn khi nhiều ngân hàng xét duyệt dựa trên hành vi chi tiêu thay vì yêu cầu chứng minh thu nhập. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng đặt ra lo ngại về khả năng kiểm soát rủi ro và nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay

10/03/25 11:13 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến lãi suất, thực hiện các giải pháp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Chính phủ 'lệnh' thanh tra các ngân hàng có 'sân sau' là DN bất động sản

Chính phủ 'lệnh' thanh tra các ngân hàng có 'sân sau' là DN bất động sản

10/03/25 10:46 (GMT+7)

(VNF) - Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025 nêu rõ, NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có “sân sau” là các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản.

Tin khác
Ông Đỗ Anh Tú cùng lúc từ nhiệm tại TPBank và TPS

Ông Đỗ Anh Tú cùng lúc từ nhiệm tại TPBank và TPS

(VNF) - Ông Đỗ Anh Tú từ nhiệm thành viên HĐQT tại TPBank và TPS theo nguyện vọng cá nhân và cam kết không can thiệp, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến các nội dung này.

NHNN muốn nâng mức cho vay không tài sản đảm bảo lên 300 triệu đồng

NHNN muốn nâng mức cho vay không tài sản đảm bảo lên 300 triệu đồng

Lãi suất bị 'ghìm cương': Ngân hàng tìm kênh huy động vốn khác

Lãi suất bị 'ghìm cương': Ngân hàng tìm kênh huy động vốn khác

Hơn 103 triệu khách hàng đã đối chiếu sinh trắc học

Hơn 103 triệu khách hàng đã đối chiếu sinh trắc học

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Tín dụng bất động sản: Những thách thức trong năm 2025

Tín dụng bất động sản: Những thách thức trong năm 2025

Manulife và một cổ đông ngoại sở hữu trên 1% vốn điều lệ của MB

Manulife và một cổ đông ngoại sở hữu trên 1% vốn điều lệ của MB

Ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Thu tài sản để trừ nợ, ngân hàng sợ dính tội 'trái đạo đức xã hội'

Thu tài sản để trừ nợ, ngân hàng sợ dính tội 'trái đạo đức xã hội'

Yêu cầu tiếp tục hạ lãi vay, lãi suất tiết kiệm còn giảm thêm?

Yêu cầu tiếp tục hạ lãi vay, lãi suất tiết kiệm còn giảm thêm?

KienlongBank huy động 800 tỷ đồng từ trái phiếu

KienlongBank huy động 800 tỷ đồng từ trái phiếu

Tín dụng triệu tỷ đổ vào BĐS: 'Không siết chặt' nhưng thường trực nỗi lo rủi ro

Tín dụng triệu tỷ đổ vào BĐS: 'Không siết chặt' nhưng thường trực nỗi lo rủi ro

VietinBank iPay Mobile chính thức ra mắt tính năng OTT Voice

VietinBank iPay Mobile chính thức ra mắt tính năng OTT Voice

Tín dụng tại TP.HCM chạy mạnh vào đầu tư sản xuất kinh doanh

Tín dụng tại TP.HCM chạy mạnh vào đầu tư sản xuất kinh doanh

Sau nhiều sức ép, lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm sâu?

Sau nhiều sức ép, lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm sâu?

Thêm 'ông lớn' Big4 muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu cao nhất từ trước đến nay

Thêm "ông lớn" Big4 muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu cao nhất từ trước đến nay

Agribank đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Agribank đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Nhận chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng sắp đón 'quà' lớn

Nhận chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng sắp đón 'quà' lớn

VietABank bị xử phạt hơn 4,1 tỷ đồng

VietABank bị xử phạt hơn 4,1 tỷ đồng

Ngân hàng chạy đua tăng vốn điều lệ ngay từ đầu năm

Ngân hàng chạy đua tăng vốn điều lệ ngay từ đầu năm

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

Mở thẻ tín dụng không cần bảng lương: Mua sắm nhiều được  vay nợ hạn mức cao

Mở thẻ tín dụng không cần bảng lương: Mua sắm nhiều được vay nợ hạn mức cao

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Chính phủ 'lệnh' thanh tra các ngân hàng có 'sân sau' là DN bất động sản

Chính phủ 'lệnh' thanh tra các ngân hàng có 'sân sau' là DN bất động sản