Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.
Nhận diện vùng xám thể chế
Gần 40 năm sau công cuộc Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc về số lượng nhưng lại giậm chân tại chỗ về chất lượng và năng suất. Với hơn 940.000 doanh nghiệp cùng hơn 5 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp, khu vực này chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 55% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, 56% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tạo ra việc làm cho hơn 85% lực lượng lao động.

Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp vào GDP đã gần như không đổi suốt từ năm 2011 đến nay, chỉ quanh mốc 50 – 55%. Đây là một nghịch lý đáng lo ngại: một lực lượng chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng nhưng lại chưa được “giải phóng” toàn diện về chất lượng, tiềm lực và sức lan tỏa, trong khi các điểm nghẽn thể chế, chính sách và cơ cấu thị trường vẫn chồng chất, kéo tụt khả năng bứt phá của khu vực quan trọng bậc nhất này.
Theo TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia, Việt Nam hiện có tới 5,2 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp nhưng khoảng 3,1 triệu chưa đăng ký, đồng nghĩa với việc tồn tại một “vùng xám thể chế” khổng lồ – nơi không chịu bất kỳ điều tiết nào về pháp lý, không thể tiếp cận tín dụng chính thức, công nghệ hay các chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo. Hệ quả là nguồn lực bị phân tán, méo mó, không thể tích hợp vào chuỗi giá trị và hoàn toàn đứng ngoài hệ sinh thái sản xuất hiện đại.
TS. Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, phần lớn doanh nghiệp tư nhân khởi đầu từ mô hình gia đình, thiếu khả năng quản trị chuyên nghiệp, hạn chế tiếp cận vốn trung – dài hạn và không đủ điều kiện gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, sự chồng chéo trong các thủ tục hành chính, cơ chế xin – cho còn len lỏi khiến chi phí giao dịch bị đẩy lên cao và doanh nghiệp tư nhân dễ rơi vào trạng thái “không muốn lớn, không thể lớn”.
Ông Thái Thanh Quý, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, nhấn mạnh rằng việc trì trệ cải cách trong lĩnh vực đầu tư, tín dụng, tiếp cận đất đai và dữ liệu đang gây ra nghẽn cổ chai trong toàn bộ hệ sinh thái kinh tế tư nhân.
“Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với khu vực và thế giới, những vùng “trũng” thể chế này là rào cản không thể phớt lờ nếu muốn nâng cấp mô hình tăng trưởng và thúc đẩy động lực nội sinh”, ông Quý thừa nhận.
Thiết kế lại “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đưa ra một hình ảnh ẩn dụ đầy gợi hình khi cho rằng: “Doanh nghiệp lớn phải là xương sống, doanh nghiệp vừa và nhỏ là mạch máu, còn hộ kinh doanh là thần kinh cảm ứng của nền kinh tế”.
Theo quan điểm của ông Thiên, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng – nơi mọi mắt xích đều có vai trò thiết yếu. Tuy nhiên, để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel, đề xuất kiến tạo một mô hình “kiềng ba chân”: Nhà nước – thị trường – doanh nghiệp, trong đó chính quyền phải chuyển hẳn từ tư duy “quản lý” sang “phụng sự”, với hệ thống KPI cụ thể cho từng bộ ngành trong thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Việc thiếu các chỉ tiêu kinh tế lượng rõ ràng và minh bạch đang khiến việc hoạch định và đánh giá chính sách trở nên cảm tính, thiếu hiệu quả và dễ rơi vào hình thức.
Theo bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính), việc “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế hợp pháp” sẽ được quy định rõ trong văn bản, bên cạnh các chính sách như miễn thuế ba năm đầu cho doanh nghiệp mới, bỏ cơ chế thuế khoán cho hộ kinh doanh, mở rộng bảo lãnh tín dụng theo mô hình Nhật Bản, và phân vai rõ ràng giữa các nhóm doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Đây là những chuyển động tích cực cần được thể chế hóa nhanh chóng để trở thành hiện thực.
Lấy đổi mới sáng tạo là trụ cột của tăng trưởng
Trong bối cảnh nền kinh tế đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sâu rộng, các chuyên gia đều đồng thuận rằng đổi mới sáng tạo sẽ là trụ cột tạo ra tăng trưởng đột phá và lan tỏa.

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, đề xuất mô hình “blended finance” – một quỹ đầu tư mạo hiểm có sự tham gia của doanh nghiệp trong nước (30%), khu vực FDI và kiều bào (30–40%) và Nhà nước (30%). Mô hình này nếu được luật hóa sẽ huy động hàng chục tỷ USD cho các công nghệ lõi như AI, blockchain, công nghệ sinh học trong vòng một thập niên tới.
Tuy nhiên, hiện hành lang pháp lý vẫn chưa bắt kịp thực tiễn. Sau 6 năm thực hiện Nghị định 38/2017 về hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, cả nước mới chỉ huy động được vài trăm tỷ đồng – một con số quá nhỏ bé so với tiềm năng. Điều này đòi hỏi phải “cởi trói thể chế”, nhất là trong việc cho phép doanh nghiệp thử nghiệm, thất bại và tái khởi nghiệp mà không bị vướng vòng pháp lý.
Ngoài ra, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPPG, kiến nghị cho phép tư nhân được tiếp cận và khai thác các bất động sản thương mại do Nhà nước nắm giữ nhưng đang bị bỏ không hoặc sử dụng kém hiệu quả. Trong bối cảnh chi phí thuê mặt bằng chiếm tới 30–40% tổng chi phí vận hành của doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ, đề xuất này có thể tạo ra bước ngoặt trong cải thiện năng suất toàn ngành.
Ông Nguyễn Viết Toàn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Tân Phú cho rằng, cần cho phép tăng mật độ xây dựng, giảm thuế nhập khẩu linh kiện công nghệ và học theo mô hình “nhà máy cao tầng” của Singapore, Malaysia để tối ưu hóa không gian sản xuất. Những thay đổi này sẽ mở đường cho các doanh nghiệp nhỏ vươn lên tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Việt Nam là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị toàn cầu”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA, nhấn mạnh rằng “không nền kinh tế nào mạnh nếu chỉ trông cậy vào vài ngọn núi cao”, mà phải kiến tạo cả một cánh rừng – nơi các “cây lớn” và “cây nhỏ” cùng sinh trưởng trong một môi trường thể chế công bằng, minh bạch và hiệu quả. Ông Hòa đề xuất thiết lập hệ thống KPI định lượng cho từng bộ ngành dựa trên số lượng doanh nghiệp mới thành lập, tăng trưởng TFP, tỷ lệ nội địa hóa và khả năng tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Hòa nhấn mạnh, sự phát triển của kinh tế tư nhân không thể chỉ dựa vào lòng quả cảm của doanh nhân, mà phải được bảo vệ bằng luật pháp minh bạch, hỗ trợ bằng chính sách thông thoáng và tiếp sức bởi một Nhà nước đồng hành, kiến tạo. Việt Nam không thiếu tài năng, không thiếu khát vọng, nhưng muốn bứt phá thì phải quyết liệt “cởi trói thể chế mềm”, phá vỡ các rào cản vô hình và thiết kế lại cấu trúc chính sách theo hướng phân tầng, minh bạch và có thể đo lường.
Chỉ khi từng “chim sẻ” có thể bay cao cùng “đại bàng”, trong một hệ sinh thái tư nhân đa tầng, liên kết và năng động, Việt Nam mới có thể thực sự chạm tới giấc mơ trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 – một cách tự chủ, tự cường và bền vững.
'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'
- 'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng 18/03/2025 03:00
- Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng 17/03/2025 05:14
- Phó Thủ tướng: 'Tháo chốt' các điểm nghẽn để kinh tế tư nhân bung ra 15/03/2025 04:15
'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
Khơi thông dòng chảy thể chế
(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.
'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
Cảnh ngổn ngang trên tuyến Vành đai 2.5 chậm tiến độ hơn một thập kỷ
(VNF) - Đường Vành đai 2.5 là một trong những tuyến đường quy hoạch quan trọng của Hà Nội, nằm giữa Vành đai 2 và Vành đai 3, có vai trò kết nối các khu vực nội đô với nhau, giảm tải giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.