Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
25 mùa xuân đã qua, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đã đơm hoa hữu nghị, kết trái thành công. 25 năm nhìn lại, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, sâu sắc và bền vững trên tất cả các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa thể thao, du lịch... Đó là những quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở xây dựng niềm tin vững chắc, hỗ trợ lẫn nhau, hướng tới tương lai.
Tại buổi tọa đàm "25 năm hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc và triển vọng tương lai", ông Nguyễn Phú Bình, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Hàn Quốc nhận định: "Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trên rất nhiều lĩnh vực". Còn ông Lee Hyuk, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam khi trả lời phỏng vấn đã nói rằng "quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước phát triển nhanh đến thần kỳ".
Về quan hệ thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam Hàn Quốc 2017 ước đạt 60 tỷ USD tăng 38% so với năm 2016. Con số này càng ấn tượng hơn khi 25 năm trước, kim ngạch thương mại hai chiều chỉ là 500 triệu USD, theo đó năm 2017 đã tăng 120 lần so với năm 1992.
Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc trên thế giới. Tuy những năm gần đây, Việt Nam luôn nhập siêu khá lớn từ Hàn Quốc nhưng cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hai nước có tính bổ trợ lẫn nhau, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc nhiều máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm... phục vụ sản xuất, xuất khẩu.
Để cân bằng cán cân thương mại, chính phủ hai nước đang tìm các giải pháp để xuất khẩu nhiều hơn các mặt hàng có lợi thế của Việt Nam sang Hàn Quốc như hàng dệt may, giày dép, thủy hải sản, đồ gỗ, phụ tùng nguyên liệu.
Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ, bán thành phẩm tại Việt Nam, phục vụ trong nước và xuất khẩu của Việt Nam. Tại Hội nghị APEC 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp gỡ cấp cao với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nhằm mục tiêu nâng thương mại hai chiều hai nước vào năm 2020 là 100 tỷ USD.
Về quan hệ đầu tư, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu trong 128 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tổng số lũy tiến đến hết tháng 12/2017 với 6.532 dự án và số vốn đăng ký là 57,65 tỷ USD.
Việt Nam có một sức hút kỳ lạ đối với các nhà đầu Hàn Quốc
Điều đặc biệt hơn, Việt Nam có một sức hút kỳ lạ đối với các nhà đầu Hàn Quốc. Theo báo cáo đầu tư toàn cầu của UNCTAD, vốn giải ngân đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc (tới hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ) năm 2015 và 2016 mỗi năm là 28 tỷ USD, đứng thứ 13 trên thế giới. Cũng trong hai năm này, số vốn Hàn Quốc Đăng ký đầu tư vào Việt Nam là hơn 7 tỷ USD mỗi năm, năm 2017 là hơn 8 tỷ USD. Con số này bằng 1/4 số vốn giải ngân ĐTNN ra toàn cầu của Hàn Quốc.
Nếu so sánh với Hoa Kỳ, quốc gia luôn đứng số một trên thế giới về ĐTNN, năm 2015 và 2016, Hoa Kỳ đầu tư ra nước ngoài lần lượt là 300 và 317 tỷ USD song chỉ đầu tư vào Việt Nam lần lượt là 224 triệu USD và 400 triệu USD. Vốn ĐTNN của Hoa Kỳ vào Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 1/1000 số vốn nước này đầu tư ra toàn cầu.
Lại một so sánh khác, Nhật Bản là quốc gia đối tác chiến lược và rất thân thiết của Việt Nam, là quốc gia đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về ĐTNN toàn cầu, nhiều năm dẫn đầu trong ĐTNN vào Việt Nam, lũy kế đến cuối năm 2017, Nhật Bản đứng thứ hai sau Hàn Quốc ĐTNN vào Việt Nam. Song bình quân trong ba năm 2015, 2016 và 2017 Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam khoảng hơn 4 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 1/30 số vốn đầu tư ra toàn cầu của quốc gia này.
Nhiều chuyên gia nhận định, đang hình thành phát triển làn sống thứ ba của các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam theo một phổ rất rộng, từ rất nhiều dự án tỷ USD đến các dự án siêu nhỏ. Theo số liệu của Cục ĐTNN, lũy kế đến cuối năm 2017 bình quân vốn đăng ký mỗi dự án ĐTNN vào Việt Nam của Hàn Quốc là 8,8 triệu USD nhỏ hơn so với 12,9 triệu USD vốn đăng ký bình quân của tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Để lý giải những điều đặc biệt trên, chúng ta có thể lắng nghe những chia sẻ của phía các bạn Hàn Quốc. Trả lời phỏng vấn nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Hyuk nói: "Các doanh nghiệp Hàn Quốc nhìn thấy những tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, trong đó đánh giá cao về tay nghề, sự cần cù của người lao động Việt Nam, họ đánh giá Việt Nam là điểm đầu tư thuận lợi nhất và làn sóng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ còn tiếp diễn. Tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam đừng chỉ nên tập trung tạo ra lợi nhuận đơn thuần mà hãy kinh doanh theo hướng hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam, tạo ra lợi ích cho xã hội Việt Nam".
Chủ tịch của Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham), ông Ryu Hang Ha khẳng định qua 25 năm , Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng có vị thế quan trọng với nhau. Việt Nam là điểm đến đầu tư lý tưởng, là bàn đạp để các nhà đầu tư Hàn Quốc hướng đến các thị trường ASEAN và hợp tác xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ.
Ông Hong Sun, Phó chủ tịch Korcham cho biết ông đã có hơn 20 năm làm việc tại Việt Nam, có thể nói tiếng Việt Nam như người Việt và muốn có "thẻ xanh" định cư tại việt Nam. Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Hiện có hơn 150.000 người Hàn Quốc đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam, và số người Việt Nam làm việc sinh sống tại Hàn Quốc cũng tương đương con số đó, trong đó có 63.000 cô dâu Việt Nam.
Trong buổi tọa đàm thân mật, mọi người đều cho rằng Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán và cả những gần gũi về nhân chủng học; các bạn Hàn Quốc nói vui rằng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là "quan hệ thông gia thân thiết", đầu tư vào Việt Nam là "đầu tư về quê vợ của họ".
Xét về chất lượng đầu tư, các dự án đầu tư từ Hàn Quốc đáp ứng khá tốt các mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của Việt Nam theo từng giai đoạn, ngoài việc đáp ứng nguồn vốn cho tăng trưởng, các dự án từ Hàn Quốc còn có công nghệ khá tốt, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tạo tính lan tỏa và tham gia chuỗi giá trị sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường...
Tập đoàn Samsung đã đầu tư nhiều dự án tỷ USD, đặt mục tiêu xây dựng cứ điểm sản xuất lớn nhất thế giới của Samsung tại Việt Nam, và đang xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển với 2.000 kỹ sư Việt Nam trong giai đoạn một và 4.000 kỹ trong giai đoạn hai là những tín hiệu rất tích cực.
Gần đây, Chủ tịch Tập đoàn SK, tập đoàn lớn thứ ba của Hàn Quốc, khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất nghiên cứu cơ chế hợp tác đầu tư tối ưu để tìm ra và thúc đẩy một số ngành, lĩnh vực phát triển dựa trên cơ sở nền tảng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như lĩnh vực công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, chính phủ điện tử, đô thị xanh... trên cơ sở tận dụng được tài năng nhân lực về phần mềm của Việt Nam.
25 năm quan hệ Việt Nam Hàn Quốc đang bước sang trang mới, ngoài những thành quả rất tích cực, cũng cần nhận ra những tồn tại và dư địa phát triển. Vấn đề chuyển giao công nghệ, hợp tác liên kết, lan tỏa sang các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Lotte... đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam song cần có các chương trình và giải pháp hiệu quả hơn nữa để gắn kết với các doanh nghiệp Việt đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất xuất khẩu trên cơ sở gắn kết lợi ích cả hai phía.
Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều tiềm năng và dư địa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc. Chính phủ Việt Nam đang thay đổi chính sách đất đai như mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất, khuyến khích đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp... Song hiện nay, vốn ĐTNN vào nông nghiệp còn rất nhỏ, lũy kế đến hết tháng 12/2017, có 511 dự án ĐTNN vào nông nghiệp với số vốn đăng ký 3,52 tỷ USD chỉ chiếm hơn 1,1% tổng số vốn ĐTNN vào Việt Nam.
Hiện tại các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đang đi tiên phong đầu tư vào nông nghiệp. Do đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc cần nghiên cứu lợi thế so sánh mạnh dạn đầu tư vào các dự án nông nhiệp tại Việt Nam.
Đầu tư từ Việt Nam sang Hàn Quốc hiện còn rất nhỏ bé, cần nghiên cứu để phát huy lợi thế so sánh, có chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư sang Hàn Quốc.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang cận kề, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, thân thiện môi trường, phát triển nguồn nhân lực... nâng cao chất lượng và hiệu quả, phù hợp mục tiêu thu hút ĐTNN thời kỳ mới của Việt Nam.
Một trang sử mới đang mở ra, làn sóng thứ ba ĐTNN giữa Hàn Quốc và Việt Nam sẽ càng mạnh mẽ, chất lượng và hiệu quả, góp phần củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.