(VNF) - Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP. HCM, đến đầu tháng 9/2020, đã có hơn 21.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, hơn 328.000 lao động bị mất việc, ngừng việc, làm việc luân phiên và hơn 118.000 người lao động nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Số người lao động mất việc làm tập trung ở các ngành nghề giày da, du lịch, khách sạn, dịch vụ lưu trú, ăn uống, công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi và lao động ngành bán buôn, bán lẻ...
Cũng theo khảo sát của sở này, tại TP. HCM có 27.449 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có 6.701 người ngoại tỉnh. Những lao động này chủ yếu làm việc ở các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu, massage, xông hơi; tụ điểm vui chơi, giải trí, sân khấu, rạp chiếu phim, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, vũ trường, quán bar, karaoke, pub, beer pub, hát với nhau; các địa điểm du lịch, tham quan, di tích, bảo tàng, thư viện; các cơ sở kinh doanh thể thao (gym, fitness, billiards, yoga…), các trung tâm thể dục, thể thao và các khu luyện thể thao công cộng; bến xe, làm thuê tại các hộ kinh doanh vận tải hành khách công cộng…
Nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn đã tiến hành cắt giảm nhân viên, như tại công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam (chuyên sản xuất giày dép xuất khẩu và nguyên phụ liệu cung ứng cho ngành giày có trụ sở ở quận Bình Tân), các đơn hàng bị tạm hoãn nên công ty buộc phải cho hàng ngàn công nhân nghỉ việc.
Trong khi đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn Pung Kook (Khu chế xuất Tân Thuận) đã giải thể và chấm dứt hợp đồng gần 1.000 công nhân; Công ty trách nhiệm hữu hạn Yesum Vina (Khu chế xuất Kinh Trung 1) cũng đã thông báo ngừng sản xuất và chấm dứt hợp đồng lao động với gần 600 công nhân vào đầu tháng 5/2020...
Hoặc như Công ty cổ phần Giày da Huê Phong (có trụ sở tại quận Gò Vấp) cũng chính thức cắt giảm hơn 2.220 lao động ngay sau thời điểm kết thúc giãn cách xã hội. Doanh nghiệp này cũng đã ngừng hợp đồng đợt 2 ngay sau đó với 224 lao động và mới đây là đợt cắt giảm thứ 3 với 1.570 lao động cũng bởi các khách hàng chính của công ty ở châu Âu và Mỹ bị thiệt hại nặng nề, đơn đặt hàng trong năm tiếp tục bị tạm dừng hoặc hủy rất nhiều. Tính ra, sau hơn 6 tháng gồng gánh, chống chọi, công ty này đã ngưng hợp đồng với hơn 4.000 lao động, thu hẹp sản xuất kinh doanh.
Cùng với các đơn vị trực tiếp sản xuất, nhiều doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực ngành nghề như du lịch, giao thông vận tải... cũng gặp nhiều khó khăn, nên buộc phải cắt giảm nhân sự, cho người lao động nghỉ việc.
Theo thống kê của Sở Du lịch TP. HCM, đến cuối tháng 8, đã có khoảng 90-95% doanh nghiệp lữ hành tạm ngưng hoạt động, đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn lao động ngừng việc, mất việc làm...
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP. HCM đã hỗ trợ cho 53.077 người lao động ngừng việc làm, hoãn việc làm với tổng số tiền là 54,57 tỷ đồng. Hỗ trợ cho 12.803 đối tượng là giáo viên, nhân viên (kể cả bảo mẫu), với tổng số tiền hơn 12,8 tỷ đồng; hỗ trợ cho người lao động tạm chấm dứt hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền 994 triệu đồng. Đối với đối tượng bán vé số lẻ đến nay các địa phương đã chi trả hỗ trợ cho 16.765 đối tượng (750.000 đồng/người), với tổng số tiền của toàn đợt là hơn 16,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, có 181.000 người là những lao động tự do các quận, huyện tại thành phố cũng đã được chi trả tổng số tiền chi hỗ trợ 1,81 tỷ đồng.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone