Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tập hợp quan điểm của 7 hiệp hội (VCCI, VASEP, VISTA, JCCI, VEI…) đã nêu ra 7 điều gây hại của dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (bản dự thảo tại thời điểm 11/8/2019) tới lợi ích quốc gia.
Theo CIEM, kim ngạch xuất khẩu đã và đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của quốc gia. Tuy nhiên, nếu dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được chính thức thông qua, với hàng loạt các quy định “ngáng chân” doanh nghiệp, thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực.
“Bộ luật Lao động năm 2012 đang tồn tại đã và đang gây quá nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của các ngành công nghiệp trọng điểm xuất khẩu. Nhiều đơn hàng đã bị hỏng do các đoàn đánh giá độc lập của ‘bên mua’ căn vào các quy định quá khắt khe của Bộ luật Lao động hiện hành để ‘đánh trượt’ doanh nghiệp trong việc xuất hàng đi nước ngoài”, báo cáo viết.
Khi doanh nghiệp đang phải đối diện với quá nhiều khó khăn về thị trường, nguồn vốn thì các thay đổi theo hướng gây khó khăn hơn trong dự thảo Bộ luật Lao động sẽ khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, doanh thu sụt giảm.
Khi đó, nhiều doanh nghiệp sẽ có khả năng phải đối mặt với việc giải thể, phá sản hoặc cắt giảm công suất lao động do thiếu vốn. Điều này dẫn tới nguồn thu từ hoạt động của doanh nghiệp (như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng…) cũng sẽ bị sụt giảm theo. Đến lượt mình, nhà nước sẽ chịu sức ép lớn do việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của quốc gia trở nên khó khăn vì không có đủ nguồn thu, phát sinh bội chi.
Điều đáng lo ngại hơn, theo CIEM, là dự thảo Bộ luật Lao động mới sẽ có thể làm cho lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu quốc tế trở nên “vô giá trị”, khi các doanh nghiệp Việt Nam bị các bên đánh giá chấm điểm trượt ngay trên “sân nhà”.
Cụ thể, khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế, trước tiên doanh nghiệp phải vượt qua các vòng đánh giá vô cùng khắt khe của đoàn đánh giá độc lập. Một trong các tiêu chí để được chấp nhận đủ điều kiện đưa hàng Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ, EU, Canada, Úc … là phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn phát triển bền vững như GLOBAL G.A.P, BAP (Best Aquaculture Practices), ASC (Aquaculture Stewardship Council standard)...
Chứng nhận theo các tiêu chuẩn này là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được sản xuất, chế biến có trách nhiệm đảm bảo tốt các quy định về lao động, tức là phải tuân thủ pháp luật lao động nước sở tại (nơi xuất xứ hàng hóa) là Việt Nam.
Rõ ràng, khi pháp luật nước sở tại quy định quá chặt về các điều kiện mà doanh nghiệp cần tuân thủ trong lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội thì nó vô tình đã “làm khó” cho doanh nghiệp và khiến doanh nghiệp Việt Nam càng trở nên yếu thế hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác.
“Hàng Việt Nam trước khi xuất sang các thị trường nước ngoài đã bị đánh trượt về điều kiện ngay trên chính ‘sân nhà’”, CIEM cảnh báo.
Cũng theo CIEM, lợi ích quốc gia từ chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ vô giá trị do rào cản pháp luật lao động quá lớn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể thấy, nền sản xuất công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay chưa phát triển nên không thể giảm chi phí giá thành đầu vào của nguyên vật liệu để tăng sức cạnh tranh.
Lợi thế duy nhất để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là chi phí về lao động, nguồn nhân lực. Nhưng điểm mạnh này có thể trở thành điểm yếu khi môi trường pháp lý không thuận lợi, hàng loạt các chi phí cho người lao động ngày càng tăng cao. Điều này khiến doanh nghiệp nước ngoài có thể từ bỏ Việt Nam để tìm kiếm các quốc gia khác.
Theo đánh giá của CIEM, dự thảo Bộ luật Lao động mới còn khá nhiều “điểm mờ”. Những “điểm mờ” này tạo ra những “khoảng trống pháp luật”. Trong thực tiễn, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện, đình công khi gặp phải các quy định mờ này thường diễn giải theo hướng “có lợi hơn cho người lao động” nên càng gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.
Chưa hết, những quy định trong dự thảo bộ luật có thể khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động dôi dư do năng lực tài chính hiện tại chưa đáp ứng được các yêu cầu dự thảo luật.
Ngoài ra, dự thảo bộ luật còn có thể khiến nhiều doanh nghiệp phải gia tăng những rủi ro về chi phí lao động bên cạnh những rủi ro mà doanh nghiệp đã và đang phải đối diện liên quan đến thị trường, hàng hóa (nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công, làm dịch vụ các hàng hóa mang tính đặc thù về thời vụ, hoặc phải xử lý ngay các nguyên liệu nông - lâm - thủy sản tươi sống…)
Điều này được cho là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng.
“Trong bối cảnh chúng ta còn chưa giàu (nếu không nói là nghèo), hãy tính đến khả năng sống còn của doanh nghiệp nếu không tạo điều kiện tương đối cho doanh nghiệp tồn tại và tuân thủ luật một cách nghiêm chỉnh.
“Và ở một góc nhìn khác, đó là lợi nhuận và doanh số, là sự khốc liệt của thị trường, là yêu cầu khắt khe của xuất khẩu hàng hóa… thì chính các doanh nghiệp mới là ‘kẻ yếu thế’. Nếu không bảo vệ họ, hãy hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tồn tại. Sau khi họ đã đủ sức để trụ vững thì hãy tính đến việc tăng dần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có lẽ, dự thảo Bộ luật Lao động mới đang đi ngược lại với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước và thật sự tạo ra ;lực cản’ giảm động lực phát triển kinh tế”, CIEM nhận xét.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.