8 dự đoán về khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á

Phương Nguyên - 27/02/2018 16:59 (GMT+7)

Startup 10 tỷ USD ra đời, tăng thương vụ IPO, một quốc gia phát hành tiền thuật toán... là những dự báo về khởi nghiệp công nghệ ASEAN đến năm 2020.

VNF
8 dự đoán về khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á.

Năm 2017 khép lại với hàng loạt điểm nhấn, vấn đề trong mảng khởi nghiệp công nghệ: Uber chốt thương vụ "khủng" với quỹ đầu tư Softbank, các nhà sáng lập loay hoay với bài toán giải quyết nạn tin giả trên những nền tảng mạng truyền thông xã hội, bitcoin, các loại tiền thuật toán khác cùng công nghệ blockchain ngày càng trở nên phổ biến và hàng loạt các startup gọi vốn bằng tiền mã hóa (ICO) thành công...

Trong xu hướng phát triển chúng, khởi nghiệp công nghệ khu vực Đông Nam Á cũng chịu nhiều tác động toàn cầu và có những đóng góp đáng chú ý cho bức tranh toàn cảnh. Nghiên cứu mới đây của Catcha Group- quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên rót vốn vào các startup Đông Nam Á phân tích, dự đoán những cuộc cách mạng khởi nghiệp công nghệ chuẩn bị diễn ra trong khu vực, đưa ra 8 dự báo toàn cảnh tình hình startup công nghệ cho đến năm 2020.

1. 460 triệu người dùng Internet, huy động 10 tỷ USD tiền đầu tư công nghệ

Trong suốt 18 năm qua, lượng người dùng Internet ở khu vực Đông Nam Á liên tiếp vượt qua những quốc gia lớn như Nhật Bản, Vương quốc Anh và Nga. 2017 đánh dấu một năm quan trọng khi số người dùng Internet trong khu vực vượt qua con số tương tự ở Mỹ.

Số người dùng mạng Internet tăng sẽ tạo ra thị trường trực tuyến lớn cho các startup, thu hút đầu tư cho khởi nghiệp. Ảnh: Internet

Tính theo tốc độ tăng trưởng hiện tại, đến cuối năm 2019, Đông Nam Á sẽ có khoảng 460 triệu người dùng mạng Internet, tạo ra thị trường online khổng lồ, góp phần thúc đẩy nguồn tiền từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2. Xuất hiện các startup "decacorn"

Startup kỳ lân "unicorn" là các công ty được định giá trên một tỷ USD. Để được coi là "decacorn", các startup phải có giá trị tối thiểu trên 10 tỷ USD.

Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ khu vực Đông Nam Á năm 2017 có nhiều điểm giống với Trung Quốc năm 2008. Đầu tiên là số lượng người dùng mạng xấp xỉ hơn 300 triệu và tổng giá trị các công ty công nghệ lớn đạt khoảng 22 tỷ USD. Sự bùng nổ số lượng người dùng mạng năm 2019 của Đông Nam Á năm 2019 được dự đoán là 460 triệu người cũng tương đương với con số này của Trung Quốc năm 2010 (459 triệu người).

Trong hai năm tới, Đông Nam Á có thể chứng kiến những nhóm startup decacorn xuất hiện. Ảnh: Internet

Nếu nhìn vào quốc gia tỷ dân để tham khảo, dựa vào số người dùng Internet và giá trị của các công ty công nghệ hàng đầu, Catcha dự đoán tổng giá trị của các startup hàng đầu Đông Nam Á hiện nay như Grab, Go-Jek, Razer, Tokopedia có thể đạt tới 86,5 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa trung bình mỗi công ty khởi nghiệp giá trị hơn 12 tỷ USD, tức khu vực Đông Nam Á lần đầu tiên sẽ có nhóm startup "decacorn".

3. Chỉ mất 3 năm để có một "unicorn"

Đầu những năm 2010, Tập đoàn Rocket Internet tiếp cận Đông Nam Á, mang lại nguồn vốn lớn và nhiều tài năng công nghệ cho khu vực. Cũng thời điểm đó, Amazon Web Services (AWS) bắt đầu cung cấp dịch vụ trong khu vực và giảm giá thành chi phí cho các công ty mới. Điều này tạo ra những kết quả tích cực, nhiều startup ra đời cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư đổ về đây.

Thời gian để các công ty khởi nghiệp đạt định giá một tỷ USD ngày càng được thu ngắn lại. Trong tương lai, một startup unicorn có thể chỉ mất ba năm. Ảnh: Internet

Trong bối cảnh mới hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp ở khu vực, nguồn vốn ban đầu được phân bổ khá tốt. Tuy vậy, khoản tiền đầu tư ngày càng được dồn vào cho những startup chứng minh được giá trị trên thị trường. Năm 2017, 90% nguồn vốn của các nhà đầu tư tư nhân chỉ đổ vào 4% các thương vụ.

Thời gian để các công ty công nghệ đạt được giá trị lớn ngày càng được rút ngắn lại. Nếu ngày trước, iProperty mất 10 năm để được định giá 500 triệu USD thì giờ đây trung bình một startup kỳ lân chỉ mất khoảng 4,7 năm. Với sự hỗ trợ của dòng vốn dồi dào, các nhân tài công nghệ và cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, trong tương lai, các startup được dự báo sẽ chỉ cần ba năm để đạt được giá trị một tỷ USD.

4. Tập đoàn Trung Quốc vẫn là nguồn cung tài chính lớn nhất

Trong một vài năm trở lại đây, nhiều công ty phương Tây bày tỏ sự quan tâm và muốn mở rộng quan hệ đối tác, đầu tư vào Đông Nam Á. Tuy vậy, các tập đoàn Trung Quốc vẫn giữ vai trò chủ đạo và dần trở thành nhà đầu tư lớn nhất cho các startup công nghệ trong khu vực.

Với dòng tiền lớn và mối quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á, Trung Quốc vẫn sẽ giữ vững vị trí là "túi tiền" cho các startup trong khu vực. Ảnh: Internet

Trong năm 2017, các "ông lớn" Trung Quốc đã chốt xong ba thương vụ đầu tư lớn nhất khu vực, đầu tư tổng cộng 4,3 tỷ USD chỉ riêng cho số hợp đồng nói trên. Trong tương lai, Trung Quốc vẫn sẽ duy trì vị thế là nguồn cung tài chính lớn nhất cho các khoản rót vốn startup công nghệ.

5. Ít nhất hai thương vụ IPO

Các thương vụ thoái vốn lớn nhất Đông Nam Á đến từ những lần mua bán và sáp nhập (M&A). Tuy vậy, 2017 là một năm quan trọng cho các công ty công nghệ trong khu vực niêm yết trên sàn chứng khoán. Sea Group đã niêm yết trên sàn chứng khoán New York với định giá 4,9 tỷ USD trong khi Razer niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong với 4,4 tỷ USD.

Đến năm 2020, hệ sinh thái khởi nghiệp có thể chứng kiến ngày càng nhiều các startup công nghệ IPO thành công. Ảnh: Internet

Lần đầu tiên trong lịch sử, hai công ty công nghệ Đông Nam Á niêm yết thành công với giá trị hàng tỷ đôla. Tuy vậy còn hơn sớm để đánh giá mức độ hiệu quả của các công ty này trên thị trường nhưng các ví dụ điển hình như thế này sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào các phi vụ IPO trong tương lai. Trong vòng 24 tháng tới, tối thiếu hai startup công nghệ tiềm năng nữa cũng sẽ niêm yết thành công trên các sàn chứng khoán.

6. Tăng các phi vụ mua bán sáp nhập giữa các startup

Khi các công ty công nghệ lớn trong khu vực ngày càng gọi được nguồn vốn khủng, sự kỳ vọng tăng trưởng của các nhà đầu tư cũng tăng theo. Mức tăng trưởng tự nhiên dần dần sẽ không còn làm hài lòng những người trong cuộc.

Vì vậy, các startup cần chủ động đẩy mạnh quá trình phát triển bằng cách tăng các thương vụ mua bán và sáp nhập để thu hút người dùng và nhanh chóng sở hữu công nghệ, cơ sở hạ tầng mới. Cụ thể, Grab và Go-Jek mua lại các công ty lĩnh vực thanh toán để tích hợp luôn chức năng này trên nền tảng công nghệ sẵn có của mình.

Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, các startup cần tích cực M&A trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Ảnh: Internet

Với một danh sách dài các startup tiềm năng, chất lượng cao, nhiều startup hơn nữa sẽ thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập để phát triển, gia tăng về quy mô, kích cỡ, thị trường. "Cá lớn nuốt cá bé", "hợp tác đôi ba bên cùng có lợi"...là những điều thường xuyên xảy ra trong văn hóa, nguyên tắc kinh doanh ở Mỹ và Trung Quốc. Theo xu hướng này, sắp tới Đông Nam Á cũng có thể làm tương tự.

7. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ đầu tư ít nhất một tỷ USD vào khởi nghiệp

Với sự bùng nổ của khởi nghiệp công nghệ, các chính phủ và kể cả những tập đoàn không hoạt động trong mảng công nghệ đều đang tham gia tích cực vào hệ sinh thái để tăng sự hiện diện, liên quan và kết nối với cộng đồng startup trong thời đại kinh tế số.

Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng thể hiện sự quan tâm đối với hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, đặc biệt là Malaysia và Singapore. Ảnh: Internet

Chính phủ Malaysia và Singapore đi đầu phong trào tham gia tích cực, hiệu quả vào xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính và khuyến khích để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Từ giờ đến năm 2020, các chính phủ và tập đoàn trong khu vực có thể đầu tư đến một tỷ USD vào toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp.

8. Một quốc gia Đông Nam Á có thể phát hành tiền thuật toán

Nhìn dưới góc độ các chính phủ, tiền thuật toán có thể đóng vai trò như một giải pháp trong việc tiến tới xây dựng các xã hội, nền kinh tế không còn sử dụng tiền mặt. Với sự quan tâm mạnh mẽ từ công chúng đối với các loại tiền mã hóa thời gian qua cũng như sự gia tăng chóng mặt của loại tiền này, các chính phủ không thể làm ngơ mà buộc phải dần dần tìm hiểu, thích nghi, học hỏi cũng như sớm ra các chính sách phù hợp.

Với sự bùng nổ của các loại tiền thuật toán và tính tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, các chính phủ sẽ không thể làm lơ hiện tượng này cũng như sẽ sớm phải ban hành các chính sách quản lý phù hợp. Ảnh: Internet

Đối với khu vực Đông Nam Á, chắc sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi có một hoặc hai chính phủ thực hiện bước đi táo bạo như chấp nhận tiền kỹ thuật số trong thanh toán chính thức và rộng rãi hoặc phát hành một loại tiền riêng. 

Theo VNE
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

(VNF) - Một chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một số quan chức nước này đã bị rơi ở khu vực phía bắc đất nước ngày 19/5, theo hãng thông tấn nhà nước IRNA. Sau nhiều giờ tìm kiếm, giới chức cho biết họ vẫn chưa đến được địa điểm máy bay rơi, dù đã xác định được vị trí chính xác.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

(VNF) - Dự kiến cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sẽ hoàn thành vào sáng 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.