Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mùa hè đang trở nên dữ dội hơn ở Nam Âu và những đám cháy ở Hy Lạp là sự lặp lại nghiệt ngã của những trận hỏa hoạn chết người đã tàn phá đất nước này vào năm 2021.
Khoảng 19.000 người đã phải sơ tán vào cuối tuần qua khỏi đảo Rhodes của Hy Lạp khi cháy rừng tiếp tục bùng phát và các chuyến bay bị hủy bỏ.
Khách du lịch phải ở trong các cơ sở thể thao, trung tâm hội nghị, khách sạn và các tòa nhà công cộng đã được cung cấp thức ăn và nước uống, theo Bộ bảo vệ dân sự của Hy Lạp.
Tính đến đầu tuần này, 162 vụ cháy đã được báo cáo trên khắp Hy Lạp và 2.466 khách du lịch và cư dân khác đã được sơ tán ở phía bắc Corfu vào đêm 24/7, trong đó có 59 người được lực lượng bảo vệ bờ biển cứu khỏi một bãi biển. Khi cháy rừng đe dọa thêm năm ngôi làng ở Rhodes, lệnh sơ tán tiếp theo đã được ban hành.
“Khủng hoảng khí hậu đã ở đây. Chúng ta đang trong một trận chiến”, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nói với các nhà lập pháp.
Nhiệt độ lên tới 115F (46C) trên đảo Sardinia của Ý vào tuần trước, dẫn đến đường phố vắng tanh trong mùa du lịch chính. Điện thoại di động ngừng hoạt động do nhiệt độ ở mức kỷ lục.
Một người đàn ông 84 tuổi đã chết trong ô tô của mình sau khi tấp vào lề ở Sardinia trong tháng này, vài ngày sau khi một người đàn ông khác, mới hơn 40 tuổi, cũng tử vong khi đang sơn vạch kẻ đường cho người đi bộ qua đường ở Milan.
Sức nóng trong năm nay đã buộc các nhà chức trách phải đóng cửa Acropolis và buộc khách du lịch trên đảo Sardinia của Ý phải ở trong nhà.
Không chỉ vậy, trong khi thăm Ý, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach đã tweet về cái nóng khắc nghiệt và việc một số điểm đến nghỉ dưỡng ở Nam Âu “sẽ không có tương lai trong dài hạn”.
Bài đăng đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Bộ trưởng Du lịch Ý Daniela Santanchè, người đã chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng đến toàn hành tinh chứ không chỉ một quốc gia nào.
Mặc dù ngành du lịch của Châu Âu được ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 3,3% cho đến năm 2032, nhưng đối với du khách, việc thời tiết trở nên quá khắc nghiệt tại Nam Âu có thể khiến họ cân nhắc lại điểm đến.
Ví dụ, thay vì đi tới Nam Âu nóng nực, người ta sẽ chọn tới Bắc Âu, hoặc thay vì đi du lịch mùa hè thì du khách sẽ chọn du lịch vào mùa đông/xuân. Việc kỳ nghỉ kéo dài bao lâu cũng sẽ phụ thuộc vào thời tiết tại điểm đến.
“Dữ liệu mới nhất cho thấy nhiệt độ cao đang khiến người dân Nam Âu suy nghĩ lại về các điểm đến trong kỳ nghỉ của họ để tìm kiếm nơi có nhiệt độ mát hơn. Điều kiện thời tiết có thể sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến sự lựa chọn của du khách trong tương lai”, Giám đốc Nhà cung cấp Hàng không của eDreams, Pablo Caspers cho biết.
Các đợt nắng nóng có thể “làm giảm sức hấp dẫn của Nam Âu với tư cách là một điểm đến du lịch trong dài hạn hoặc ít nhất là làm giảm nhu cầu trong mùa hè”, Dịch vụ Nhà đầu tư của Moody cho biết hồi đầu tuần này.
Một số nhà nghiên cứu đã lập mô hình các kịch bản cực đoan để đánh giá hậu quả đối với các bộ phận khác nhau của nền kinh tế.
Theo một báo cáo của Ủy ban châu Âu công bố năm nay, nếu thế giới nóng lên tới 4 độ C, bên cạnh sự suy giảm sinh thái sẽ là sự sụt giảm mạnh hơn 9% lượng khách du lịch đến các đảo Ionian của Hy Lạp. Trong khi một kịch bản tương tự sẽ chứng kiến sự gia tăng du lịch khoảng 16% đến miền tây xứ Wales.
Số lượt tìm kiếm các điểm đến ở Bắc Âu từ những người sống ở Nam Âu đã tăng trong tuần trước so với cùng ngày tháng trước, trong đó Ireland tăng hơn 1.000%, theo trang web đặt phòng du lịch eDreams Odigeo.
Sự thay đổi đó sẽ là một đòn giáng mạnh đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du khách để tăng trưởng kinh tế. Ngành du lịch đã đóng góp 14,9% vào tổng sản phẩm quốc nội của Hy Lạp vào năm 2021 trong khi đóng góp lần lượt là 9,1% và 8,5% cho Ý và Tây Ban Nha.
Một nghiên cứu năm 2019 dự đoán rằng khí hậu của Madrid vào năm 2050 sẽ giống với thành phố Marrakesh ở Bắc Phi; London sẽ giống Barcelona và Stockholm giống Budapest hơn.
Nếu điều này trở thành sự thật, đây sẽ là một sự thay đổi mang tính bước ngoặt đối với ngành du lịch và lữ hành của châu Âu, vốn đã đóng góp 1.900 tỷ EUR (2.100 tỷ USD) cho nền kinh tế khu vực vào năm ngoái, đồng thời sắp xếp lại các mô hình du lịch ở Nam Âu.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp du lịch tại châu Âu dường như chưa nhận thức đầy đủ, hoặc chưa sẵn sàng "chuyển mình" theo sự thay đổi của thời tiết.
Catharina Martinez-Pardo, một đối tác tại Boston Consulting Group, người chuyên về khí hậu và tính bền vững trong ngành khách sạn, cho biết: “Phần lớn ngành công nghiệp mới "thức dậy" theo đúng nghĩa đen. Tôi không nghĩ họ đã thực sự sẵn sàng”.
Ngoài ra, ông Tom Jenkins, giám đốc điều hành của Hiệp hội Du lịch châu Âu cho biết, các công ty du lịch trong khu vực khó có thể đưa ra các quyết định thương mại dài hạn dựa trên các sự kiện trước mắt vào mùa hè này. “Liệu ngành có phải thay đổi trước hành vi của khách hàng không? Tôi nghĩ sẽ rất kỳ quặc nếu họ làm như vậy”, ông Jenkins nói.
Xem thêm >> Du lịch không 'xê dịch': Xu hướng tương lai
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.