'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Việc nhiều doanh nghiệp bán lẻ đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 ở mức kém tích cực hơn so với năm 2022 là dễ hiểu khi mà kinh tế vĩ mô trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức cùng những sức ép không nhỏ từ bên ngoài.
Trong ngành bán lẻ, các doanh nghiệp đồng loạt nhận thấy những khó khăn ngay từ đầu năm. Đại diện các chuỗi bán lẻ điện tử cho biết thị trường công nghệ đang chứng kiến mức suy giảm được đánh giá là “thảm họa” bởi việc người dùng thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm.
Theo ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thế giới số (Digiworld, HoSE: DGW), sức mua thị trường giảm cộng với nền tăng trưởng cao năm 2022 có thể khiến kết quả kinh doanh quý I/2023 của công ty này sụt giảm so với cùng kỳ. Trong bối cảnh đó, riêng quý I/2023, ban lãnh đạo Digiworld dự kiến doanh thu thuần đạt 4 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 130 tỷ đồng, tương ứng giảm 43% và 38% từ mức nền cao so với cùng kỳ năm trước.
Theo Digiworld, khó khăn chung của thị trường được dự đoán sẽ tiếp diễn ít nhất đến giữa năm 2023 nếu người tiêu dùng vẫn có xu hướng thắt chặt chi tiêu, sức cầu với các mặt hàng không thiết yếu đi xuống đáng kể. Do vậy, công ty sẽ thận trọng trong việc lập kế hoạch tăng trưởng. “Trong quý I và II/2023, công ty dự kiến kinh doanh khó khăn. Chúng tôi kỳ vọng, nửa cuối năm 2023 sẽ tốt hơn”, Chủ tịch Digiworld nói.
Một doanh nghiệp lớn khác trong ngành bán lẻ là Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) mới đây công bố kế hoạch doanh thu thuần năm 2023 đạt khoảng 135 – 150 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4,2 – 4,7 nghìn tỷ đồng, không cao hơn bao nhiêu so mức tối thiểu với con số thực hiện trong năm 2022. Lãnh đạo MWG nhận định, tình hình vĩ mô năm 2023 không quá tươi sáng, sức cầu yếu, xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng tiết kiệm cũng như chi phí doanh nghiệp tăng cao và những vấn đề này khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn.
Trước đó, MWG đã có một quý IV/2022 không được như kỳ vọng với nhiều mặt hàng không đạt mục tiêu doanh số đề ra, mặc dù có yếu tố kích cầu là dịp Tết Nguyên đán. Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của MWG cho thấy lợi nhuận sau thuế trong quý này của công ty chỉ đạt 619 tỷ đồng, giảm tới hơn 60% so với cùng kỳ.
Tình trạng kinh doanh ảm đạm kéo dài sang quý I/2023 khiến MWG phải tính đến việc “xả” hàng để giảm tồn kho. “Việc kiểm soát hàng tồn kho là nhằm đảm bảo an toàn cho dòng tiền bởi hàng tồn kho bao gồm hai rủi ro. Rủi ro thứ nhất là chi phí tài chính lớn, thứ hai là hàng tồn kho của các doanh nghiệp nhiều tất yếu sẽ dẫn đến việc “đạp” giá, lúc đó hiệu quả kinh doanh sẽ suy giảm”, lãnh đạo MWG chia sẻ.
Đáng chú ý, sau gần 6 năm hoạt động, MWG cũng đã quyết định đóng toàn bộ cửa hàng Bluetronics tại thị trường Campuchia trong quý I/2023 để tập trung cho các thị trường khác như Indonesia và dồn lực cho các mô hình kinh doanh khác dù Bluetronics từng là chuỗi bán lẻ lớn nhất nước này.
Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra mới đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG, cũng nhận định rằng năm 2023 khó có thể là một năm khởi sắc. Theo ông Tài, nhanh nhất là tới quý III thị trường bán lẻ tại Việt Nam mới có thể xuất hiện những dấu hiệu tích cực, muộn hơn có thể đến quý IV.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng dự báo doanh thu ngành công nghệ thông tin (ICT) trong nửa đầu năm 2023 sẽ duy trì ở mức thấp. Dự báo này được đưa ra sau khi đơn vị này chứng kiến kết quả kinh doanh quý IV/2022 thấp hơn kỳ vọng. “Với kết quả kinh doanh quý IV/2022 thấp hơn kỳ vọng, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo doanh thu mảng ICT trong 2023. Chúng tôi hiện dự báo doanh thu điện thoại di động 2023 giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước xuống 109,4 nghìn tỷ đồng từ mức 113,9 nghìn tỷ trước đây. Đồng thời, dự báo doanh thu laptop 2023 giảm 12,6% xuống 15.570 tỷ đồng”, báo cáo của BVSC cho biết, đồng thời kỳ vọng doanh thu ICT sẽ có dấu hiệu hồi phục từ quý III/2023.
Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FRT), cho hay thị trường bán lẻ năm 2023 sẽ có diễn biến khó lường, khó khăn có thể kéo dài đến giữa năm, thậm chí là hết năm. Với tình hình đó, người dân sẽ thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm, chỉ tập trung vào các mặt hàng thiết yếu. Do đó, tình hình kinh doanh của chuỗi ICT sẽ gặp khó khăn, còn chuỗi dược phẩm ít bị ảnh hưởng hơn. Với chuỗi FPT Shop, nhóm sản phẩm gia dụng đang mang lại tín hiệu khả quan.
Lãnh đạo FPT Retail cũng cho biết, việc đưa hàng gia dụng vào các cửa hàng hiện hữu giúp tăng doanh thu trên cửa hàng và cải thiện biên lãi gộp của chuỗi FPT Shop. Gia dụng sẽ tiếp tục là ngành hàng được công ty tập trung mở rộng. Bên cạnh đó, công ty sẽ làm việc với các đối tác trong lĩnh vực tài chính để có được những gói hỗ trợ tài chính cho khách hàng nhằm kích cầu. “FPT Long Châu vẫn sẽ là động lực tăng trưởng của FPT Retail trong thời gian tới, chúng tôi dự kiến mở thêm 400 - 500 cửa hàng trong năm 2023”, bà Điệp nói thêm.
Là “ông lớn” bán lẻ trong ngành trang sức, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) được Công ty chứng khoán SSI đánh giá có tệp khách hàng chủ yếu là người có thu nhập từ trung bình đến cao. Do đó tác động của lạm phát đối với doanh thu trang sức của doanh nghiệp này có thể thấp hơn so với thị trường đại chúng vốn nhạy hơn về giá.
PNJ dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng để giành thêm thị phần, đặc biệt là ở các khu vực cấp 3, nơi mà sự hiện diện của thương mại hiện đại còn hạn chế. SSI dự báo PNJ sẽ mở thêm 20 cửa hàng mới trong giai đoạn 2023-2024. Cùng với việc liên tục nâng cấp cửa hàng và bổ sung thêm sản phẩm mới, điều này sẽ giúp doanh thu trang sức của PNJ đạt lần lượt là 28,4 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ) và 32,7 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ) vào năm 2023 và 2024. Lợi nhuận ròng được dự báo lần lượt đạt 2 nghìn tỷ đồng (tăng 13%) và 2,3 nghìn tỷ đồng (tăng 13%).
Về dài hạn, PNJ có thể phát triển theo hướng giành thị phần từ các nhà bán lẻ không có thương hiệu (hiện chiếm khoảng 40% tổng thị trường) và chi tiêu cho trang sức có thể tiếp tục tăng cùng với thu nhập khả dụng. Tuy nhiên, SSI cho rằng biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ của PNJ sẽ giảm trong các tháng tới do cầu yếu và người tiêu dùng lựa chọn mua trang sức hàm lượng vàng cao trong bối cảnh lạm phát cao.
Nhìn rộng hơn, mặc dù triển vọng ngành bán lẻ không mấy khả quan nhưng đây có thể là cơ hội cho các nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định lấy thêm thị phần từ các nhà bán lẻ trực tuyến và các nhà bán lẻ có quy mô nhỏ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.