Ba cách xác định xuất xứ trong CPTPP: DN Việt nắm rõ để tận dụng ưu đãi
(VNF) - Các nước Thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định xuất xứ của một hàng hóa cụ thể để được hưởng thuế quan ưu đãi trong CPTPP.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có hiệu lực thực thi đầu tiên.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, các nước Thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định xuất xứ của một hàng hóa cụ thể để được hưởng thuế quan ưu đãi trong CPTPP.
Các cam kết này được quy định chung tại lời văn Chương 3 về Quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ và quy định cụ thể tại Phụ lục 3-D của Chương 3 về Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.
Theo đó, Hiệp định CPTPP quy định 3 phương pháp xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: hàng hóa có xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained - WO); hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP (Produced Entirely from originating materials - PE); và quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules - PSR).
Cụ thể, phương pháp 1: hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa được trồng, thu hoạch hoặc đánh bắt ở trong khu vực các nước đối tác CPTPP. Ví dụ: Cây trồng, hoa màu như lúa gạo, tiêu, cà phê…; động vật sống như lợn, gà, bò, cừu, tôm, cá…
Phương pháp 2: Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu trong khu vực các nước CPTPP.
Phương pháp này được hiểu là một sản phẩm hàng hoá có thể được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc khác nhau. Nhưng các nước đều là thành viên của CPTPP. Đây được gọi là quy tắc cộng gộp trong Hiệp định CPTPP, cho phép các nước CPTPP được coi nguyên liệu của một nước CPTPP như là nguyên liệu của nước mình khi sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ CPTPP.
Ví dụ: Tivi được sản xuất tại Việt Nam từ linh kiện điện tử ở Việt Nam, màn hình ở Malaysia, thiết bị điều khiển ở Nhật Bản (Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia đều là các nước tham gia CPTPP) nên Tivi được coi là có xuất xứ CPTPP.
Phương pháp 3: Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR). Đây là trường hợp phổ biến nhất hiện nay vì có rất nhiều sản phẩm được cấu thành từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, và các nguyên liệu đó được sản xuất ở các chuỗi cung ứng toàn cầu tại nhiều quốc gia khác nhau để nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.
Theo Hiệp định CPTPP, hàng hóa được sản xuất tại các nước CPTPP không sử dụng nguyên liệu có xuất xứ hoàn toàn từ các nước CPTPP nhưng đáp ứng được quy tắc quy định trong Phụ lục 3-D của Chương 3 về Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR) thì vẫn được coi là hàng hoá có xuất xứ CPTPP và được hưởng ưu đãi.
Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) yêu cầu nguyên liệu phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá (Change in Tariff Classification - CTC), trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá (Production Process), đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content - RVC) hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên.
PSR là xu hướng chung trong đàm phán các FTA hiện nay bởi nó được đánh giá là một cơ chế cụ thể, minh bạch và thân thiện để sử dụng tra cứu.
Lực đẩy CPTPP nhìn từ chuyến thăm Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường
- Mỗi năm thu hàng chục tỷ USD: CPTPP - thị trường dệt may lớn nhất của Việt Nam 11/11/2024 12:15
- Được đà CPTPP: Đồ gỗ, nông sản Việt Nam mở thị trường mới bên kia bán cầu 21/10/2024 03:45
- Hưởng lợi CPTPP, Việt Nam xuất khẩu lớn nhất Asean vào Canada 20/10/2024 08:45
Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.