Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trao đổi với báo giới xung quanh vụ việc có hàng trăm đơn tố giác của khách hàng liên quan đến sản phẩm “Tâm an đầu tư” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) liên kết với Manulife Việt Nam, đại diện nhà bảo hiểm này cho biết, chưa bao giờ nhận được nhiều đơn thư khiếu nại như thế và hầu hết khiếu nại tăng lên sau khi SCB xảy ra sự kiện liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp hồi đầu tháng 10 năm ngoái.
Theo Manulife Việt Nam, tình huống xảy ra với SCB là một trong những yếu tố dẫn đến sự tăng lên của số lượng đơn thư khiếu nại. Đó là lý do Manulife Việt Nam đưa ra quyết định chưa từng có để giải quyết lùm xùm liên quan đến đối tác bán bảo hiểm này, đó là xem xét hoàn trả phí và có một số giải pháp đối với các khách hàng có khiếu nại việc mua sản phẩm trên qua SCB.
Trả lời câu hỏi sau liên tiếp những cuộc khủng hoảng truyền thông liên quan tới bancassurance vừa qua, liệu kênh này có còn được tiếp tục đầu tư phát triển, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nói rằng, cả công ty bảo hiểm lẫn ngân hàng đều không thể bỏ bancassurance bởi đây vẫn là kênh bán bảo hiểm mang lại lợi ích và giá trị cho các bên, cho dù việc bán bảo hiểm qua kênh này sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn sau những lùm xùm.
Thực tế, câu hỏi trên cũng được đưa ra tại đại hội cổ đông thường niên năm nay của nhiều ngân hàng. Đơn cử, tại đại hội cổ đông của Sacombank, trước nhiều vụ việc liên quan tới bán bảo hiểm qua ngân hàng thời gian qua, một cổ đông đã thẳng thắn bày tỏ với lãnh đạo Sacombank nên xem xét lại phần bán hợp đồng bảo hiểm, có nên duy trì mảng này không vì bị “mang tiếng” nhiều.
Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, việc các ngân hàng triển khai bán bảo hiểm liên kết để tăng thu dịch vụ, tạo thêm là xu hướng phổ biến hiện nay. Về phía Sacombank, Ngân hàng không có chủ trương cũng không có chỉ đạo bắt buộc khách hàng khi vay vốn sẽ phải mua bảo hiểm, tất cả đều dựa trên tinh thần tư vấn một cách chuyên nghiệp, rõ ràng giữa quyền lợi và chi phí mà khách hàng phải chi ra khi tham gia hợp đồng bảo hiểm đầu tư hay bảo hiểm nhân thọ.
Hay tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), ngân hàng xác định tăng cường phát triển sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thông qua kênh hợp tác đối tác chiến lược như là một trong những giải pháp hữu hiệu để giúp gia tăng thu nhập từ phí.
Đại diện ABBank cho biết, với nhiều sự thay đổi thời gian qua, ngân hàng đã xây dựng những công cụ mới về dữ liệu khách hàng, từ đó tập trung đưa sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng thực sự có nhu cầu. Được biết, ABBank đưa ra mục tiêu tỷ lệ thu phí dịch vụ và bảo lãnh trên tổng thu nhập năm 2023 đạt 18,36%, tăng 3,3 lần so với mức thực hiện của năm 2022.
Trả lời về mối quan hệ hợp tác với Manulife Việt Nam sau những “lùm xùm” vừa qua, ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết, mô hình phân phối bảo hiểm của Techcombank khác biệt so với các ngân hàng khác, hướng tới nhu cầu của từng khách hàng, chú trọng vào khâu tư vấn để khách hàng phân biệt rõ sản phẩm bảo hiểm và tiết kiệm..., đồng thời nhấn mạnh rằng, ngân hàng này vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác với Manulife Việt Nam trong thời gian tới.
Với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), theo số liệu chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên 2023, cuối năm 2022, ngân hàng này đứng thứ 9/25 trên thị trường về bán chéo bảo hiểm. Hoa hồng đạt được từ mảng nhân thọ là 418 tỷ đồng và phi nhân thọ là 416 tỷ đồng, qua đó đóng góp 26% vào phí hoạt động bán lẻ. Trong năm nay, VietinBank đặt mục tiêu doanh thu từ phí đạt 4.080 tỷ đồng, tăng 30% so với thực hiện năm 2022, trong đó phí từ bán chéo bảo hiểm là 809 tỷ đồng, riêng sản phẩm nhân thọ của Manulife Việt Nam tăng trưởng 51%.
Theo lãnh đạo VietinBank, bancassurance là một sản phẩm tài chính phục vụ khách hàng đặt yêu cầu rất cao về chuẩn mực nghiệp vụ và quy trình đào tạo tư vấn viên, đồng thời thông qua bộ máy kiểm soát nội bộ để kiểm soát, đánh giá các tư vấn viên có thực hiện đúng các chuẩn mức đạo đức hay không.
“Từ năm 2022 tới nay, Ngân hàng chưa nhận được phản hồi tiêu cực nào từ khách hàng, cơ quan báo chí hay cơ quan quản lý về lĩnh vực này”, đại diện VietinBank cho hay.
Số liệu do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) công bố mới đây cho biết, trong năm 2022, có gần một triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bán qua kênh ngân hàng với doanh thu phí khai thác mới đạt hơn 23.000 tỷ đồng, chiếm 46% tổng phí khai thác mới toàn thị trường nhân thọ.
Trong năm 2022, có gần một triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bán qua kênh ngân hàng với doanh thu phí khai thác mới đạt hơn 23.000 tỷ đồng, chiếm 46% tổng phí khai thác mới toàn thị trường nhân thọ. |
Sau các khiếu nại, nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh ngân hàng có thể chững lại. Chất lượng tư vấn bán bảo hiểm qua kênh này cũng sẽ được kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn khi mới đây, Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về tình hình triển khai cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ thời gian qua.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cùng các văn bản có liên quan khác; nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nâng cao chất lượng của đại lý bảo hiểm, giám sát hoạt động tư vấn của đại lý, bảo đảm minh bạch thông tin với khách hàng; nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phù hợp với thực tiễn, triệt để khắc phục những bất cập trong triển khai bảo hiểm nhân thọ; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm…
Trước đó, trong dự thảo Thông tư quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Bộ Tài chính đề xuất, toàn bộ nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm của nhân viên tổ chức tín dụng phải được ghi âm và lưu lại trong tối thiểu 5 năm. Đồng thời, với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra độc lập nội dung cung cấp thông tin và tư vấn của nhân viên ngân hàng trước khi phát hành hợp đồng, phải xác nhận việc khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm là tự nguyện.
Dự thảo cũng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn bảo hiểm của các nhân viên ngân hàng, phối hợp với ngân hàng để rà soát, xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến việc tư vấn của nhân viên ngân hàng và xử lý sai phạm nếu có.
Được biết, ngay sau khi các vụ khiếu nại về chất lượng tư vấn bảo hiểm diễn ra, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện ngay việc tái tư vấn cũng như kiểm tra, rà soát lại quy trình tư vấn, cấp đơn bảo hiểm…, đồng thời đầu tư trang thiết bị phục vụ việc ghi âm, ghi hình quá trình tư vấn cho khách hàng theo quy định mới.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.