Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tại workshop “Tổng quan tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam và những định hướng tương lai”, ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng thư ký IAV, đã tiết lộ một số con số về tình hình thị trường trong 3 tháng đầu năm.
Theo đó, tổng số hợp đồng khai thác mới của bảo hiểm nhân thọ là 578.989 hợp đồng, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sản phẩm liên kết chung chiếm tỷ trọng 41,2%, giảm 13,% so với cùng kỳ; sản phẩm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 18,1%, giảm 31,9%; sản phẩm tử kỳ chiếm tỷ trọng 32,5%, tăng 0,3%…
Tổng số hợp đồng có hiệu lực đến cuối kỳ là 13.656.362 hợp đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường đạt 37.849 tỷ đồng, giảm 1,4%, trong đó sản phẩm liên kết chung có tỷ trọng 55%, sản phẩm liên kết đơn vị chiếm 16,1%, sản phẩm hỗn hợp chiếm 15,6%, sản phẩm phụ chiếm 10,8%…
Tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm của khối nhân thọ trong 3 tháng đầu năm 2023 là 11.534 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ.
Nhận định về thị trường năm 2023, ông Ngô Trung Dũng cho rằng đà tăng trưởng thị trường bảo hiểm sẽ giảm, kém lạc quan. Trong đó riêng quý I, thị trường bảo hiểm nhân thọ sụt giảm, bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng rất ít.
Theo ông, các yếu tố cần lưu ý trong năm 2023 về thị trường bảo hiểm Việt Nam là Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, chuyển số ngành bảo hiểm, kênh phân phối bảo hiểm và các rủi ro mới.
Về Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc luật sửa đổi có hiệu lực vào ngày 1/1/2023 sẽ ảnh hưởng tới thị trường theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, đến nay, các doanh nghiệp vẫn đang chờ nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo ông Ngô Trung Dũng, nghị định hướng dẫn phải được ban hành ngay khi luật mới được ban hành và có hiệu lực, việc đến nay chưa có nghị định được cho là chậm trễ.
“Các quy định mới của luật cùng nghị định hướng dẫn sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường và doanh nghiệp bảo hiểm trong các vấn đề về như quản trị doanh nghiệp, xây dựng sản phẩm, hậu kiểm… Đặc biệt, về kênh phân phối, về đại lý là tổ chức tín dụng, luật đã quy định rõ hơn về tiêu chí hoạt động, tiêu chí về người quản lý hệ thống…”, ông Ngô Trung Dũng cho biết.
Về yếu tố chuyển đổi số ngành bảo hiểm, ông Dũng cho rằng năm 2023 sẽ không có đột biến về sản phẩm. Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ ứng dụng công nghệ để nâng cao dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, rút ngắn thời gian thẩm định, thanh toán bảo hiểm, nhắc nhở khách hàng qua nền tảng đa phương tiện…
Về yếu tố kênh phân phối, ông Ngô Trung Dũng cho biết năm 2023, ngành bảo hiểm sẽ có thêm kênh phân phối mới, trong đó bảo hiểm nhúng sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các startup công nghệ ưu tiên. Đây là dịch vụ bán bảo hiểm thông qua sản phẩm dịch vụ mà bên thứ ba đang bán trên nền tảng có sẵn.
Ví dụ, khách hàng có thể mua kèm bảo hiểm tai nạn khi sử dụng dịch vụ của Grab, hay mua bảo hiểm trễ chuyến bay khi sử dụng các sản phẩm hàng không. Bảo hiểm nhúng sẽ được cung cấp cho người mua tại thời điểm thích hợp nhất, với mức phí phù hợp.
Thông thường, mức phí của các sản phẩm bảo hiểm này thường không nhiều, từ 5.000 – 10.000 đồng, do đó không thể phân phối qua kênh đại lý. Thông qua bảo hiểm nhúng, nhiều doanh nghiệp đã triển khai khá thành công.
Trong năm 2023, ông Ngô Trung Dũng cho rằng các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đưa ra nhiều thay đổi về sản phẩm khi trên thị trường đã có thêm sản phẩm mới cần bảo hiểm như xe điện.
Trong thời gian gần đây, kênh bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) xuất hiện nhiều bất cập khi người vay vốn ngân hàng phản ánh về việc bị ép mua bảo hiểm hay khách hàng gửi tiền bị nhân viên ngân hàng tư vấn không rõ ràng, khiến khách hàng tưởng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư là gửi tiết kiệm.
Các cơ quan quản lý cũng đang đẩy mạnh việc thanh tra hoạt động bancassurance. Trong bối cảnh này, nhiều tổ chức nghiên cứu tỏ ra không mấy lạc quan về kênh phân phối này.
Với tình hình hiện tại của kênh bancassurance, ông Ngô Trung Dũng cho rằng đây vẫn là một kênh tốt để phân phối bảo hiểm, phát huy được lợi thế của tất cả các bên. Doanh nghiệp có thể sử dụng sẵn tệp khách hàng của ngân hàng, trong khi về phía khách hàng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm tại 1 điểm giao dịch, đồng thời tích hợp lợi ích của các sản phẩm.
Theo ông, vấn đề của kênh bancassurance là sự biến tướng khi khách hàng không được tư vấn rõ ràng.
“Cái tốt thì phải duy trì, nhưng chấn chỉnh như thế nào”, ông Ngô Trung Dũng nói.
Theo ông, phía doanh nghiệp bảo hiểm phải làm việc với các ngân hàng để tăng cường việc đào tạo nhân sự. Ngoài ra, 2 bên cần kết hợp và xác định các quy định về xử phạt khi có sai phạm từ phía nhân viên ngân hàng, trong hợp đồng ký kết phải có các cơ chế giám sát.
Ông Dũng cho rằng nên bổ sung điều khoản về tỷ lệ duy trì hợp đồng trong năm thứ 2. Nếu tỷ lệ này đạt thấp tức là có vấn đề như khách hàng bị ép mua bảo hiểm. Nếu tỷ lệ này thấp hơn kênh truyền thống, ông Dũng cho biết cần phải có biện pháp như cắt hoa hồng, thậm chí phải có can thiệp của nhà nước.
Sau khi phát hành hợp đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm thường sẽ thực hiện cuộc gọi chào mừng để kiểm tra ở phía khách hàng về trải nghiệm sản phẩm, thông báo về quyền huỷ hợp đồng trong 21 ngày và các thông tin khác. Các cuộc gọi này đều được các doanh nghiệp bảo hiểm ghi âm.
Tuy nhiên, các cuộc gọi này không đạt được tỷ lệ kết nối 100%, do khách hàng không nghe máy. Ông Ngô Trung Dũng đề xuất nên ra quy định nếu doanh nghiệp bảo hiểm gọi cho khách hàng 5 lần không thể liên hệ thì có thể huỷ hợp đồng, hủy hoa hồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.