Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo thông tin từ Tập đoàn Bảo Việt, tổng doanh thu hợp nhất năm 2016 của doanh nghiệp này trong năm 2016 ước đạt trên 24.000 tỷ đồng, hoàn thành 109% kế hoạch năm và đưa Bảo Việt trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực tài chính – bảo hiểm có mức doanh thu trên 1 tỷ USD.
Đi sâu hơn về cơ cấu doanh thu, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tiếp tục là trụ cột kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt với tổng doanh thu lên tới trên 16.000 tỷ đồng, tăng khoảng 3.000 tỷ đồng so với năm 2015 và chiếm 2/3 tổng doanh thu toàn tập đoàn.
Mới đây, Bộ Tài chính đã chấp thuận cho Bảo Việt Nhân thọ tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng, trở thành doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ lớn nhất thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Trong khi đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đem về cho tập đoàn trên 7.300 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 6.900 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5%, qua đó tiếp dẫn đầu thị trường về thị phần doanh thu phí.
Về lĩnh vực chứng khoán, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) ước đạt mức doanh thu 285 tỷ đồng, giữ thị phần đứng thứ 2 về môi giới trái phiếu tại HSX và đứng thứ 7 về thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
Lĩnh vực quản lý quỹ ước đạt 83 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 40,9%, bằng 107,1% kế hoạch. Tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản quản lý của Quản lý Quỹ Bảo Việt tăng 20% so với cuối năm 2015, đạt trên 37.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Bảo Việt hiện là 1 trong 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường. Tính đến hết ngày 12/1/2017, giá trị vốn hóa của Tập đoàn Bảo Việt là 42.529 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,9 tỷ USD.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.