‘Bất chấp’ Covid, doanh nghiệp Việt nhanh nhạy thích ứng thị trường

Hà Thu - 11/05/2021 19:56 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù dịch Covid-19 tiếp tục được xem là cú sốc lớn nhất với thương mại toàn cầu nhưng nhờ những chỉ số khả quan của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt đã củng cố niềm tin, nhanh chóng thích ứng thị trường để phục hồi sản xuất kinh doanh.

VNF
Chuyển đổi số là động lực mới cho doanh nghiệp phát triển thời dịch bệnh (Internet)

Tìm “cơ” trong “nguy”

Nhiều chuyên gia tài chính - kinh tế đều thống nhất rằng dịch Covid-19 là tác nhân khiến hoạt động thương mại quốc tế lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có. Đây cũng là thách thức đối với mọi doanh nghiệp Việt khi thị trường trong và ngoài nước không ngừng biến động và bất ổn. Hàng chục ngàn doanh nghiệp đã "rửa tay gác kiếm” do vừa thiếu nguồn cung nguyên liệu vừa bế tắc đầu ra.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, tác động từ dịch bệnh lại tạo ra một nhận thức mới, xu hướng trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại trên nguyên tắc từ xa, hạn chế tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số, đem lại triển vọng mới cho các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để tái cơ cấu sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị mới và phát triển bứt phá.

Chị Quỳnh Mai - Giám đốc công ty TNHH Mai Art Auction (trụ sở tại Hà Nội) là một trong những doanh nghiệp nhanh nhạy thích ứng trước biến cố thị trường khi đã rà soát, đánh giá và xây dựng phương án chuyển đổi mô hình sản xuất, chiến lược kinh doanh.

 “Trước đây công ty chủ yếu hoạt động theo mô típ truyền thống do khách hàng đã quen tới tận nơi xem sản phẩm. Từ khi Covid-19 bùng nổ, nhất là trong các lần giãn cách xã hội, công ty gần như mất hẳn nguồn thu trực tiếp, doanh thu sụt giảm. Chính vì vậy, tôi đã ứng dụng ngay các sản phẩm công nghệ, kích hoạt phương án chuyển đổi sang online để đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường. Quả thật, nhờ số hóa mà tình hình buôn bán khấm khá trở lại, không bị sụt giảm nguồn khách, thậm chí có phần khởi sắc, tăng trưởng hơn xưa”, chị Mai chia sẻ.

Cũng như chị Mai, anh Ngọc Thành - Trưởng phòng kinh doanh của một công ty may mặc tại Vĩnh Phúc bày tỏ, thời điểm này có thể được xem là “cơ hội” để các doanh nghiệp Việt tập trung đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn, đồng thời thúc đẩy liên kết mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, qua đó nâng cao chất lượng, tận dụng chiếm lĩnh và củng cố thị phần.

“Ban lãnh đạo công ty đã không nề hà biến “nguy” thành ‘cơ” khi tiến hành chuyển đổi số, đăng ký các gói dịch vụ với ngân hàng để nhận được sự tư vấn và ưu đãi tốt nhất. Nhờ đó chúng tôi đã xây dựng được một hệ sinh thái bền vững, đảm bảo cả đầu vào và đầu ra sản phẩm may mặc. Đời sống công nhân được đảm bảo qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh”, anh Thành khẳng định.

Thời điểm “vàng” áp dụng công nghệ

Như vậy, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SME, tiểu thương thích nghi với môi trường kinh doanh và nhu cầu của đối tác, khách hàng. Tuy nhiên, các đối tượng này này thường gặp hạn chế về nguồn lực như tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng, mạng lưới kết nối, chính sách…, do đó quá trình chuyển đổi số với họ là cả một chặng đường đầy gian nan.

Để “giải bài toán” khó này, VPBank với liên minh các công ty Mắt Bão, Chili, ODS, Mifi, Navee đã tung ra thị trường một giải pháp trọn gói mang tên gọi Ecompay/Simplify chuyên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến.

Cụ thể, gói giải pháp này bước đầu sẽ hỗ trợ người bán thiết lập một website hoặc gian hàng trực tuyến tiêu chuẩn, kèm theo đó là miễn phí các dịch vụ tên miền, server, tích hợp sẵn cổng thanh toán và ưu đãi phí sử dụng... Đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp chưa có website, đặc biệt hỗ trợ đáng kể cho các hộ kinh doanh chưa có kinh nghiệm về TMĐT.

Ecompay/Simplify – bộ đôi sản phẩm công nghệ ưu việt dành cho mọi doanh nghiệp.

Nếu người bán có nhu cầu nâng cấp nền tảng website, VPBank sẽ tiếp tục kết nối với đối tác để xây dựng giao diện website chuyên biệt hơn, có tích hợp cổng thanh toán EcomPay và được ưu đãi phí sử dụng, miễn phí tên miền, hoặc giảm từ 30% tên miền tùy chọn. Ngoài ra, nhà băng còn hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký website với Bộ Công Thương. Đây là bước quan trọng bắt buộc, không thể bỏ qua khi kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.

Các dịch vụ, tính năng chuyên nghiệp hơn như tổng đài chăm sóc khách hàng hay hóa đơn điện tử cũng có chính sách giảm giá, hoặc miễn phí một loạt tính năng hỗ trợ người bán. Thêm vào đó, người bán còn được hỗ trợ trong việc quảng cáo đa kênh, marketing online để tăng lượng khách hàng. Các bước hỗ trợ được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, phù hợp với quy trình vận hành kinh doanh, giúp người bán rút ngắn 80% thời gian cũng như ngân sách đầu tư so với việc tự triển khai.

Cuối cùng, VPBank sẵn sàng đáp ứng nguồn vốn lưu động cho tiểu thương qua thông qua việc cấp vốn thấu chi hạn mức đến 5 tỉ đồng, thấu chi online với hạn mức 500, thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz hạn mức 4 tỷ đồng giúp tận dụng nguồn vốn miễn lãi từ 45 - 55 ngày, tận hưởng nhiều chương trình hoàn tiền đến 5 % cho các lĩnh vực quảng cáo online, ẩm thức, khách sạn, vé máy bay … qua đó tối ưu hóa chi phí, dòng tiền kinh doanh.

Chị Quỳnh Mai sau khi sử dụng sản phẩm Ecompay của VPBank đã rất hài lòng.

“Nhờ cổng thanh toán mà dòng tiền kinh doanh của công ty được lưu thông nhanh chóng, dễ dàng hơn. Mọi chi tiêu và giao dịch qua Ecompay đã trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, giúp tôi quản lý và phân bổ nguồn vốn - lợi nhuận nhanh chóng. Đặc biệt, sản phẩm từ VPBank rất an toàn, hoạt động trơn tru nên tôi rất tin tưởng. Trong tương lai tôi sẽ triển khai thêm các sản phẩm số hóa từ ngân hàng”, chị tâm sự.

Thông tin chi tiết chương trình hỗ trợ bạn đọc quan tâm có thể xem tại đây!

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.