'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lợi nhuận trước thuế quý I/2021 của Techcombank đạt 5.518 tỷ đồng, tăng tới 77% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng ấn tượng này đến từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất là thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự (biểu thị doanh thu tín dụng) tăng 16,4% so với cùng kỳ. Thứ hai, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (biểu thị giá vốn tín dụng) giảm mạnh 28%.
Giá vốn tín dụng giảm, bên cạnh nhờ được hưởng lợi từ xu hướng giảm mạnh của lãi suất huy động, còn đến từ việc nâng mạnh tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA).
Với các mảng phi tín dụng, tổng lãi thuần đem về trong quý là 2.809 tỷ đồng, tăng tới 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động tín dụng đạt 1.325 tỷ đồng, tăng trưởng 41% nhờ các phân khúc thanh toán, bảo hiểm, môi giới kinh doanh chứng khoán và quản lý quỹ.
Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư cũng đều ghi nhận tăng trưởng tốt, đạt lần lượt 134 tỷ đồng và 611 tỷ đồng, tăng trưởng 84% và 10%.
Sau khi trừ đi chi phí hoạt động (tăng 16%) và chi phí dự phòng (tăng 10%) thì lợi nhuận trước thuế còn lại là 5.518 tỷ đồng, tăng trưởng tới 77%.
>>> Xem thêm: Techcombank lãi 'khủng' hơn 5.500 tỷ nhờ đâu?
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2021 của MB, Tổng giám đốc MB Lưu Trung Thái cho hay năm nay, ngân hàng dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 15-17% nếu được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng.
Đối với các công ty thành viên, ông Thái khẳng định MB không có chủ trương thoái vốn tại bất cứ công ty con nào. "Có 2 công ty thành viên đang ráo riết tìm đối tác chiến lược và MB không có kế hoạch thoái vốn tại 2 công ty này", người đứng đầu ban điều hành MB tiết lộ.
Theo chia sẻ của ông Lưu Trung Thai về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA), ông Thái cho biết mục tiêu của MB là duy trì tỷ lệ CASA năm 2021 khoảng 36%.
"Một số ngân hàng đặt mục tiêu tỷ lệ CASA 50% vào năm 2023. Chúng ta không hy vọng lấy được vốn rẻ bởi người dân ngày càng thông minh khi đầu tư và tiết kiệm. Các sản phẩm tài chính có cấu trúc phù hợp với người dân về mặt thời gian, lợi nhuận... sẽ có ưu thế hơn. Mục tiêu của MB là duy trì tỷ lệ CASA ở mức 36-40%. Đây đã là mức cao", Tổng giám đốc MB Lưu Trung Thái cho hay.
Liên quan đến vấn đề tăng vốn điều lệ, ông Thái cho biết sở dĩ cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2020 ở mức cao 35% là bởi năm 2021, MB sẽ kết thúc chiến lược phát triển 5 năm và ngân hàng phải tăng mạnh vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm mở rộng hơn nữa không gian phát triển.
"Tôi nghĩ đến năm 2022, MB có thể đạt được 2 tỷ USD vốn điều lệ", Tổng giám đốc MB kỳ vọng.
Về việc bán vốn cho Viettel, ông Lưu Trung Thái tiết lộ giá bán nhiều khả năng sẽ dựa trên giá trị sổ sách đã soát xét vào cuối quý II/2021. "Viettel là cổ đông lớn nhất của MB, hỗ trợ nền tảng khách hàng và công nghệ thông tin cho MB. Hiện Viettel có 50 triệu thuê bao thì đã có tới 8 triệu khách hàng trở thành khách hàng của MB, giúp ngân hàng thu về hàng trăm tỷ đồng. Vì thế mà MB dự kiến bán vốn cho Viettel dự kiến với giá thấp hơn giá thị trường", ông Thái nói.
>>> Xem thêm: ĐHCĐ MB: 'Không hy vọng lấy được vốn rẻ khi người dân ngày càng tiết kiệm, đầu tư thông minh'
Với tỷ lệ tham dự của cổ đông chỉ đạt 41,65%, thấp hơn tỷ lệ theo quy định để tiến hành phiên họp thường niên lần 1 là 65%, ĐHCĐ thường niên năm 2021 của Eximbank đã không thể diễn ra.
Đây cũng là một trong những lý do khiến ĐHCĐ thường niên năm 2020 của ngân hàng này trong suốt hơn 1 năm qua không thể tổ chức thành công.
Đáng chú ý, vào ngày 26/4, khi Eximbank tiến hành ĐHCĐ thường niên năm 2020, số lượng cổ đông tham dự đại diện cho hơn 94% số cổ phần có quyền biểu, đạt một tỷ lệ tương đối cao so với những phiên họp thất bại trước. Tuy nhiên phiên họp lại không thể tiếp tục do đa số cổ đông không thông qua quy chế đại hội.
Nhưng mẫu thuẫn nội bộ tại ngân hàng này không ngừng hạ nhiệt khi ngay trước thềm đại hội, 2 nhóm cổ đông đề nghị miễn nhiệm 8/9 thành viên HĐQT.
Sau đó, Eximbank cũng đã công bố danh sách nhân sự dự kiến làm thành viên HĐQT của ngân hàng này nhiệm kỳ 2020-2025, bao gồm bà Lê Hồng Anh, ông Đào Phong Trúc Đại, ông Yasuo Takeuchi và ông Nguyễn Hiếu.
Trong đó, bà Lê Hồng Anh được biết đến là phó tổng giám đốc thường trực phụ trách tài chính kế toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thành Công Phạm Hùng và chủ tịch HĐTV Công ty TNHH TCG Land.
Ông Nguyễn Hiếu hiện là thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt. Ông Yasuo Takeuchi hiện là phó tổng giám đốc bộ phận kế hoạch khối ngân hàng toàn cầu của SMBC kiêm giám đốc phòng nghiên cứu thị trường – chi nhánh SMBC Hà Nội.
>>> Xem thêm: Eximbank: Hủy ĐHCĐ 2021, lãnh đạo Tập đoàn Thành Công được đề cử vào HĐQT
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2021, ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Tổng giám đốc LienVietPostBank cho biết, kết thúc quý I/2021, lợi nhuận của Ngân hàng đã đạt được 1.100 tỷ đồng trong khi đã trích bổ sung nợ cơ cấu theo Thông tư 03 của NHNN, nên tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu.
Liên quan đến nợ cơ cấu do dịch COVID-19, ông Sơn thông tin: “Nợ cơ cấu là 3.500 tỷ đồng, dư nợ cơ cấu lãi là 400 tỷ đồng, tuy nhiên, một số doanh nghiệp sau khi cơ cấu đã trở lại hoạt động bình thường nên hiện chỉ còn 2.500 tỷ đồng và cơ cấu tiếp theo Thông tư 03”.
Về việc ký hợp đồng bảo hiểm độc quyền, ông Sơn cho biết, thời gian vừa qua Ngân hàng ký 5 năm với Dai-ichi Life và đến tháng 2/2022 là hết hợp đồng độc quyền.
“Năm 2020, doanh số bảo hiểm đạt 451 tỷ đồng đến năm 2021 mục tiêu đặt ra là 700 tỷ đồng. Với việc tạo ra năng lực bán bảo hiểm lớn về cơ sở hạ tầng và nhân sự, tôi tin khi ngồi vào đàm phán với các nhà bảo hiểm, chúng ta sẽ có lợi thế. Hiện Ngân hàng đang thuê tư vấn, chuẩn bị thực hiện đàm phán với một số nhà bảo hiểm hiện chưa công bố được các thông tin nhưng năm 2021 sẽ có thông tin. Cổ đông cứ yên tâm”, ông Sơn nói.
ĐHĐCĐ cũng đã nhất trí cao việc bầu bổ sung Ông Nguyễn Đức Thụy tham gia Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2018 - 2023. Với uy tín và nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường, ông Thuỵ được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển vững mạnh của LienVietPostBank trong tương lai.
Trả lời chất vấn của cổ đông về câu chuyện chia cổ tức cần triển khai sớm, ông Phạm Doãn Sơn cho biết, vấn đề này sẽ được Ngân hàng giải quyết đầu tiên bởi báo cáo tài chính kiểm toán độc lập đã hoàn thành, hiện tại trình NHNN thông qua là triển khai chia cổ tức.
>>> Xem thêm: ĐHCĐ LienVietPostBank (LPB): Chia cổ tức 12%, bầu ông Nguyễn Đức Thụy vào HĐQT
Chia sẻ tại đại hội, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết quý I vừa qua, ngân hàng ghi nhận mức tăng tổng dư nợ 3,6%, trong đó, riêng 2 phân khúc khách hàng bán lẻ và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tăng trưởng trên 7%. Năm 2021, dự kiến mảng bán lẻ sẽ đem về cho VPBank 3.000 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi mảng SME dự kiến ghi nhận hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận.
Với mảng tài chính tiêu dùng, FE Credit dự kiến sẽ đem về cho VPBank khoảng hơn 4.500 tỷ đồng, tăng trưởng sẽ tập trung vào nửa cuối năm. Mức tăng dư nợ tín dụng cả năm sẽ vào khoảng 16-20% trong trường hợp được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Chia sẻ về thương vụ bán vốn tại FE Credit, Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng cho biết khi lựa chọn phương án bán vốn, có 2 phương án được đưa ra, một là IPO sau đó niêm yết, hai là bán vốn cho cổ đông chiến lược.
"Nếu theo phương án IPO thì định giá của FE Credit có thể còn cao hơn, thậm chí lên đến 4 tỷ USD. Nhưng chúng tôi quyết định hợp tác với SMBC để tận dụng nguồn vốn rẻ và kinh nghiệm từ họ nhằm tiếp tục phát triển FE Credit lên những tầm cao mới", ông Dũng nói.
Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh cho biết thêm: "Không phải VPBank bỏ đi 'gà đẻ trứng vàng'. FE Credit vẫn là thành viên quan trọng của VPBank. Sau khi bán vốn tại FE Credit, lợi nhuận của công ty này sẽ vẫn được hạch toán hợp nhất vào báo cáo tài chính của VPBank".
Sau thương vụ này, ông Vinh cho hay hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng sẽ vượt quá 20%.
Sau khi bán 50% vốn tại FE Credit, cùng với lợi nhuận tích lũy và thu nhập từ việc ký lại hợp đồng bảo hiểm, Tổng giám đốc VPBank cho biết vốn chủ sở hữu cuối năm 2021 của ngân hàng có thể lên đến 90.000 tỷ đồng.
Với lượng vốn "khủng" này, năm 2022, dự kiến ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 75.000 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh thông tin thêm, ngân hàng có thể sẽ dùng thêm cả lượng cổ phiếu quỹ hiện có để bán cho đối tác chiến lược nước ngoài.
>>> Xem thêm: ĐHCĐ VPBank: Có thể bán vốn cho cổ đông chiến lược ngoại vào cuối năm nay
Lợi nhuận trước thuế của MSB trong quý I/2021 đạt 1.147 tỷ đồng, gấp tới 4 lần cùng kỳ năm ngoái.
Diễn biến thuận lợi ở mảng kinh doanh tín dụng là nguyên nhân quan trọng đầu tiên dẫn đến kết quả kinh doanh này. Trên thực tế, doanh thu mảng này (biểu thị qua khoản mục Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự) chỉ tăng gần 7% nhưng do giá vốn mảng này (biểu thị qua khoản mục Chi phí lãi và các chi phí tương tự) giảm tới 24% nên thu nhập lãi thuần từ kinh doanh tín dụng tăng tới 59%, đạt 1.419 tỷ đồng.
Sở dĩ giá vốn mảng tín dụng giảm mạnh, tương tự như nhiều ngân hàng khác, một phần quan trọng là do lãi suất huy động kỳ này thấp hơn rất nhiều cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, MSB cũng đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng (tăng gần 12% trong quý I/2021) - kênh ghi nhận lãi suất thấp kỷ lục trong thời gian dài kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra. Ngoài ra, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA) của ngân hàng này cũng gia tăng đáng kể từ mức 20,4% quý I/2020 lên mức 29,2% cuối quý I/2021.
Các mảng kinh doanh phi tín dụng của MSB cũng hoạt động khá tốt trong quý đầu năm, đặc biệt là mảng mua bán chứng khoán đầu tư. Trong kỳ, mảng này đem về cho ngân hàng tới 328 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí hoạt động trong quý I giảm mạnh 20%, trong khi đó chi phí dự phòng lại tăng 157% so với quý I/2020, lần lượt đạt hơn 712 tỷ đồng và hơn 203 tỷ đồng.
Trừ đi các loại chi phí, MSB báo lãi trước thuế quý I đạt mức 1.147 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ.
>>> Xem thêm: Giải mã mức tăng lợi nhuận gấp 4 lần của MSB trong quý I/2021
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.