Big C Việt Nam làm ăn ra sao sau hơn 4 năm về tay tỷ phú Thái?

Lan Anh - 07/06/2020 08:52 (GMT+7)

Hệ thống Big C với 35 siêu thị hiện chiếm thị phần thứ 2 thị trường bán lẻ Việt Nam, nhưng đã có sự thu hẹp đáng kể về quy mô so với cách đây 4 năm.

VNF
Big C Miền Đông thông báo sẽ đóng cửa sau ngày 20/6. Ảnh: Y Kiện.

Tháng 4/2016, Central Group (Thái Lan) thoái toàn bộ cổ phần tại Big C Thái Lan để mua lại Big C Việt Nam từ Tập đoàn Casino (Pháp). Tổng giá trị giao dịch là 920 triệu euro, tương đương 1,05 tỷ USD.

Đây là kết quả có được sau gần nửa năm cạnh tranh với loạt ông lớn bán lẻ khác cũng có tham vọng thôn tính Big C như Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op (Việt Nam).

Thời điểm đó, Big C Việt Nam có 43 siêu thị và 30 trung tâm mua sắm. Doanh thu năm 2015 là 586 triệu euro, tương đương khoảng 665 triệu USD.

Hụt hơi ban đầu, sớm lấy lại đà tăng trưởng

Trong vòng 1 năm đầu tiên về tay người Thái, Big C Việt Nam tỏ ra hụt hơi khi các doanh nghiệp chủ chốt trong hệ thống như Big C Thăng Long (gồm các siêu thị ở Hà Nội), Big C An Lạc (gồm một số siêu thị ở TP.HCM), Big C Hải Phòng (gồm Big C Bắc Giang, Đà Nẵng, Ninh Bình, Phú Thọ, Hạ Long), Big C Bình Dương và Big C Đồng Nai đều ghi nhận doanh thu tụt giảm hoặc đi ngang.

Đơn vị lớn nhất là Big C Thăng Long chỉ đạt khoảng 2.700 tỷ đồng doanh thu trong các năm 2016, 2017, trong khi trước đó 5 năm ở mức đỉnh 3.500 tỷ đồng. Lợi nhuận thu về cũng giảm từ 211 tỷ đồng năm 2015 còn 193 tỷ đồng năm 2017.

Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc từ mức 2.600 tỷ đồng năm 2012 chỉ còn 1.300 tỷ đồng trong năm 2017. Lợi nhuận năm 2017 giảm 50% so với năm 2015, chỉ còn 92 tỷ đồng.

Bước vào giai đoạn 2018-2019, tình hình kinh doanh của Big C có dấu hiệu khởi sắc hơn. Báo cáo tài chính năm 2019 của Central Retail (đơn vị chủ quản Big C Việt Nam) cho thấy chuỗi này mang về doanh số 27.650 triệu baht, tương đương gần 20.454 tỷ đồng cho công ty mẹ. Con số này tăng 10% so với năm 2018. Tăng trưởng doanh số trên mỗi siêu thị đạt 14%.

Theo số liệu của Kantar Worldpanel, đến hết năm 2019, Big C chiếm 3,5% thị phần và là chuỗi siêu thị, đại siêu thị lớn thứ 2 tại Việt Nam. Tỷ lệ gia tăng thị phần trong vòng 1 năm đạt 0,4% được coi là hiệu quả, khi Co.opMart giảm mức thị phần tương đương, còn VinMart chỉ tăng trưởng 0,2%.

Đồng thời, trong nhận thức của người tiêu dùng, Big C là thương hiệu siêu thị đứng đầu về mức giá và tính đa dạng hàng hóa.

Thậm chí, trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, Big C được Kantar nhận xét là một trong các nhà bán lẻ lớn đã ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng người mua sắm và mức chi tiêu trong mỗi lần mua.

Kết quả có được là nhờ sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, cập nhật nhanh các chương trình hỗ trợ người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh như giao hàng tận nhà, bình ổn giá, “giải cứu” nông sản...

Chuỗi này tăng 0,7% thị phần trong quý I/2020 so với cùng kỳ trước đó, chiếm 3,8% tổng doanh thu toàn thị trường.

Trong thời gian giãn cách xã hội, hệ thống này ghi nhận trung bình 70.000-90.000 lượt khách mỗi ngày, sau đó tăng lên 140.000-150.000 lượt. Chia sẻ với Zing, đại diện Kantar cho biết Big C đứng thứ 2 trong các kênh siêu thị về chỉ số này, nhưng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, đạt 76%, trong khi mức tăng của VinMart và Saigon Co.op lần lượt là 24% và 18%.

Thị trường Việt Nam sẽ đóng góp 25% doanh thu

Trả lời Nikkei Asian Review sau khi Central Retail chính thức IPO hồi cuối tháng 2, CEO Yol Phokasub chia sẻ Việt Nam sẽ là thị trường trọng điểm trong thời gian tới. Ông đặt mục tiêu nâng tỷ trọng đóng góp doanh thu của Việt Nam từ 17% lên 25% sau 5 năm nữa.

Tính đến cuối năm 2019, doanh nghiệp sở hữu 268 điểm bán lẻ và trung tâm thương mại tại 40 tỉnh, TP, với danh mục thương hiệu đa dạng. Hiện tại, riêng chuỗi siêu thị Big C có 35 điểm bán trên cả nước.

Theo định hướng chiến lược cho thị trường Việt Nam giai đoạn 2020-2025, Central Retail cho biết sẽ tiếp tục tập trung phát triển các mô hình siêu thị và đại siêu thị ở cả nông thôn và thành thị, nhằm phục vụ các phân khúc khách hàng khác nhau khắp cả nước. Trong đó, các đại siêu thị Big C hiện tại sẽ được chuyển đổi sang thương hiệu Go!.

Trước đó, năm 2019, Big C Việt Nam cũng đã triển khai tái cấu trúc các ngành hàng nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa. Thay vì chỉ tập trung vào phân khúc giá rẻ như thời gian qua, Big C sẽ làm việc lại với các đơn vị sản xuất để cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, giữa lúc đang kinh doanh hiệu quả, ngày 1/6 vừa qua, Big C Miền Đông (đường Tô Hiến Thành, quận 10, TP.HCM) thông báo sẽ dừng hoạt động sau 20 ngày. Đây là một trong những siêu thị lớn nhất khu vực trung tâm TP.HCM với tổng diện tích lên đến 12.000 m2, được đưa vào hoạt động từ tháng 4/2009.

Lý giải về sự việc này, đại diện Central Retail cho biết không đạt được thỏa thuận về giá thuê mới từ bên cho thuê. Đề xuất mới của đối tác cho thuê mặt bằng khiến Big C không thể thực hiện cam kết "giá rẻ cho mọi nhà".

Theo số liệu của Chợ Tốt Nhà, chi phí cho một mặt bằng có diện tích từ 90-100 m2 trên mặt tiền đường Tô Hiến Thành dao động ở mức 45-50 triệu đồng/tháng.

Sau khi chi nhánh này đóng cửa, Big C còn 7 điểm bán trên địa bàn TP.HCM và 27 vị trí tại các tỉnh, TP khác. So với con số 43 siêu thị và 30 trung tâm mua sắm vào thời điểm mới được chuyển nhượng từ Casino, có thể thấy Big C đã thu hẹp quy mô để tập trung vào các địa điểm kinh doanh hiệu quả hơn.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

(VNF) - Trước những khủng hoảng của ngành bảo hiểm nhân thọ, một bộ phận khách hàng có sự dịch chuyển nhu cầu bảo vệ tài chính, từ dài hạn sang ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước mắt và phù hợp với tình hình tài chính của gia đình

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

(VNF) - 400 USD là số tiền có thể bỏ ra để mua một hộp trứng cá muối hảo hạng, một chai rượu vang ngon hoặc một bữa ăn đầy đủ tại nhà hàng cao cấp. Thế nhưng, 400 USD cũng là mức chi phải bỏ ra nếu muốn sở hữu trái dứa Rubyglow.

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

(VNF) - Nhà sản xuất máy bay Comac của Trung Quốc đang tích cực làm việc với các quan chức Arab Saudi khi hãng này tìm cách mở rộng thị trường ra khỏi khu vực trong nước và Đông Nam Á, theo Reuters.

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

(VNF) - Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh, cựu CEO Bamboo Đặng Tất Thắng bị công an truy tìm, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam bị khởi tố, Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

(VNF) - Với quy mô dân số dự kiến đến năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị toàn cầu.

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

(VNF) - Có lãi thấp và phí rẻ hơn thẻ tín dụng quốc tế rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hành thẻ tín dụng nội địa còn rất "khiêm tốn". Có 100 triệu dân nhưng lượng phát hành thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam mới đạt hơn 900 nghìn thẻ, chỉ bằng 8% thẻ tín dụng quốc tế.

Tổng thống Nga Putin: Chúng ta phải đi trước kẻ thù một bước

Tổng thống Nga Putin: Chúng ta phải đi trước kẻ thù một bước

(VNF) - Trao đổi với các tập đoàn quốc phòng hàng đầu của đất nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga "phải luôn đi trước một bước" so với đối thủ và nên duy trì lợi thế công nghệ để "đảm bảo" chiến thắng.

Giá vàng liên tục 'nhảy múa': Dự báo mức 150 triêu/lượng không còn xa

Giá vàng liên tục 'nhảy múa': Dự báo mức 150 triêu/lượng không còn xa

(VNF) - Quỹ Incrementum AG (Đức) dự báo, giá vàng sẽ sớm chạm mức 4.800 USD/ounce (tương đương 150 triệu đồng/lượng).

Chứng khoán lao dốc: Thận trọng nhưng đừng bi quan

Chứng khoán lao dốc: Thận trọng nhưng đừng bi quan

(VNF) - Mức giảm 1,49%/phiên đem lại cảm giác sợ hãi cho không ít nhà đầu tư bởi trên thực tế, rất nhiều cổ phiếu giảm sâu 2-5% trong phiên cuối tuần qua, một số thì lo ngại VN-Index bắt đầu tạo mô hình 2 đỉnh.

EU quyết tịch thu tài sản của Nga cho Ukraine, lại vướng rào cản Hungary

EU quyết tịch thu tài sản của Nga cho Ukraine, lại vướng rào cản Hungary

(VNF) - Hãng tin Financial Times ngày 25/5 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Hungary đã ngăn chặn luật cho phép Liên minh châu Âu (EU) chuyển lợi nhuận kiếm được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.