Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), trong năm 2017, Cục đã tiếp nhận một số lượng lớn đơn khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi mua hàng tại Lazada (Công ty TNHH Recess).
Cụ thể hơn, các vụ việc của người tiêu dùng mua hàng trên web Lazada.vn chủ yếu tập trung vào các hành vi như: chậm giao hàng, giao hàng không đúng như quảng cáo, giao hàng cũ/đã qua sử dụng, không xuất hóa đơn, tự động hủy đơn hàng, quảng cáo giảm giá nhưng người tiêu dùng phải mua với giá chưa giảm...
Thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, đến hết năm 2017, Lazada đã giải quyết thành công 40/41 vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng theo phương thức thương lượng.
Tuy nhiên, còn lại 1 vụ việc đang trong quá trình thương lượng hoặc các bên không thống nhất về phương án thương lượng, hòa giải đồng thời dự kiến chuyển sang phương thức giải quyết khác (Tòa án).
Đồng thời, thời gian qua Bộ Công Thương cũng tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với Lazada, chủ yếu tập trung vào việc chấp hành pháp luật về thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
"Kết quả thanh kiểm tra sẽ được cơ quan có thẩm quyền công bố trong thời gian tới theo đúng quy định của pháp luật", Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết.
Cũng theo thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong năm 2017, Cục này đã tiếp nhận và xử lý trên 1400 khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng liên quan đến nhiều hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thống kê cho thấy, trong năm 2017, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày (177 trường hợp, chiếm khoảng 17.77%). Sau đó là nhóm đồ điện tử gia dụng (147 trường hợp, chiếm 14.76%) và nhóm điện thoại, viễn thông (114 trường hợp, chiếm 11.44%).
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận định, trong các năm gần đây, đây đều là 3 nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất.
Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày (do tính chất tiêu dùng thường xuyên làm phát sinh nhiều vi phạm và phản ánh), thì trong năm 2017, Cục này đã nhận rất nhiều cuộc gọi phản ánh các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến nhóm "đồ điện tử gia dụng", cụ thể là các vấn đề liên quan đến bảo hành sản phẩm.
Cũng trong thống kê này, trong năm 2017, Hà Nội và TP. HCM là 2 thành phố có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (tương ứng 371 và 249 vụ việc chiếm tỷ lệ lần lượt là 37,25% và 25% tổng số khiếu nại). Hai thành phố này chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành xếp sau đó như Đồng Nai, Nghệ An, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương với tỷ lệ khoảng 1 -3%.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.