Bỏ hộ khẩu, CMND: Hàng trăm câu hỏi chưa được trả lời

Thúy Ngân - 06/11/2017 10:54 (GMT+7)

(VNF) – Nghị quyết 112 về bỏ Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, Sổ tạm trú đang khiến đông đảo người dân háo hức, ủng hộ, nhưng vẫn còn hàng trăm câu hỏi chưa có lời đáp.

VNF
Bỏ hộ khẩu, chứng minh nhân dân: Hàng trăm câu hỏi của người dân chờ được giải đáp

Nghị quyết 112 của Chính phủ về việc bỏ Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân (CMND), sổ tạm trú... có hiệu lực từ ngày ký 30/10/2017. 

Người dân như 'vỡ òa' trước thông tin bỏ hộ khẩu, CMND, nhưng kèm theo đó là hàng trăm câu hỏi về muôn vàn thủ tục hành chính trong cuộc sống, công việc hàng ngày đang cần đến các loại giấy tờ này. 

"Khi nào chính thức bỏ hộ khẩu, CMND?" là thắc mắc được hầu hết bạn đọc phản hồi. Ngfnh công an, một số luật sư đã trả lời trên báo chí rằng, người dân phải chờ ít nhất 3 năm nữa (tức cuối năm 2020), mới có thể bỏ hẳn được hộ khẩu, CMND. Xem chi tiết Tại đây.

Câu hỏi "Bỏ hộ khẩu, CMND thay thế bằng giấy tờ nào?" cũng được đông đảo bạn đọc quan tâm và được giải đáp rõ ràng là "Căn cước công dân". Xem chi tiết Tại đây.

Thay CMND, Sổ hộ khẩu bằng thẻ căn cước công dân

Bạn đọc Anh Tri bày tỏ: "Hoan nghênh! Nếu thực hiệm được việc này sẽ giảm khối lượng khổng lồ cho cán bộ hành chính ăn lương ngân sách. Người dân cũng bớt bị hành".

"Mong ngày này lâu lắm rồi. Ai đã từng xin cấp lại sổ hộ khẩu, nhập khẩu cho vợ, cho con mới thấy nó khổ sở vì bị hành đủ các loại giấy tờ và thủ tục khổ ra sao.", bạn đọc Văn Quân chia sẻ.

Bạn đọc Việt Bắc nêu quan điểm: "Nên dùng phần mềm qua mạng toàn quốc. Một công dân có chứng minh thư nhân dân, giấy phép lái xe, bảo hiểm...đều có thể chứng thực được, sẽ giúp ích được tất cả các ban ngành và thời gian".

Một bạn đọc khác chia sẻ, "Thẻ chứng minh thư nhân dân hay còn gọi ID (InDentification) là vật chứng luôn mang theo người và không thể bỏ được. Còn việc bỏ sỏ hộ khẩu thì ta làm quá muộn,".

Chính phủ thông qua bỏ Sổ hộ khẩu, CMND thay thế bằng mã số định danh cá nhân.

Bạn đọc Dương Công Minh chia sẻ: "Một quyết định đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại".

"Nhận được tin vui này, từ đây người dân Việt được thở phào nhẹ nhõm bởi qua gần một thập kỉ rồi nhiều người luôn bị hành cho lên bờ, xuống ruộng buộc nhiều người phải vất vả, tốn công, tốn của và công sức vì thủ tục giấy tờ! Xin chân thành cám ơn Chính phủ đã lắng nghe và hành động theo lòng dân!"- bạn đọc Lê Nguyên bày tỏ.

Xem thêm: Chính thức bỏ Sổ hộ khẩu, CMND thay bằng mã số định danh

Cũng giống các ý kiến trên, bạn đọc Nguyễn Phan ủng hộ: "Vậy cũng đỡ nhiều thủ tục phiền hà. Chỉ khai mã số (căn cước bây giờ) là có thể tra cứu tôi là ai, ngày tháng năm sinh nơi cư trú thường xuyên, giới tính...".

Bạn đọc Ngô AT góp ý: "Tôi nghĩ nên cấp cho mỗi người 1 mã số dùng chung cho tất cả các loại thẻ. Mỗi loại thẻ chỉ thay đổi chữ viết tắt đầu. Ví dụ thẻ căn cước: CC123456789, thẻ bảo hiểm thì: BH123456789, Giấy phép lái xe: LX123456789.... sẽ tiện, dễ nhớ, dễ quản lý".

Cùng sự háo hức, vỡ òa và một vài vấn đề đã được giải đáp, vẫn còn hàng trăm câu hỏi, băn khoăn về các thủ tục hành chính cần giải quyết liên quan đến sổ hộ khẩu, CMND:

Bạn đọc Nguyễn Liên băn khoăn: "Như vậy Luật đất đai cũng sẽ phải điều chỉnh và sửa đổi: không thể cấp đất cho hộ ông (bà) được, các chế độ chính sách về đất đai có liên quan đến "hộ gia đình" sẽ giải quyết như thế nào đây?".

Bạn đọc Lê Anh Dũng: "Xóa bỏ hộ khẩu, vậy khu phố, ấp làm sao quản lý được, hộ ông A có bao nhiêu nhân khẩu? trong khu phố có bao nhiêu người?".

"Thế cho em hỏi: nhà em đang có 2 hộ gia đình 2 hộ khẩu trên 1 ngôi nhà và đang được hưởng ưu đãi mua điện, nước 2 định mức vậy sau này thì sao? Các con em có còn được tách khẩu để được giảm đỡ chi phí không? Và nếu bỏ hộ khẩu, thành phố thì đông mà nông thôn thì vắng? Hãy nhìn xa hơn!" - bạn đọc Hoàng Gia thắc mắc.

Bạn đọc Mai Trang: "Cháu mất giấy khai sinh gốc, giờ mỗi lần xuống xã xin bản sao khai sinh thì phải chìa sổ hộ khẩu. Mà giờ lại bảo xóa sổ hộ khẩu và chứng minh thư thì cháu xin bản sao giấy khai sinh thế nào ạ?". 

Nhiều bạn đọc cũng đặc câu hỏi "Bỏ CMND, Hộ khẩu vậy sinh con ra có cần giấy khai sinh không", "Xin việc có cần hộ khẩu không?", "Việc rút tiền ngân hàng, khai lý lịch, đi máy bay...sẽ thế nào?"...

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng liên quan và những người có trách nhiệm cần có câu trả lời sớm, chính thức trên báo chí để đông đảo người dân an tâm trước một chủ trương đúng đắn, kịp thời.

Đọc thêm: Bỏ hộ khẩu, chứng minh nhân dân: Thay thế bằng giấy tờ nào?

Cùng chuyên mục
Tin khác