Bộ Tài chính muốn áp dụng mức sàn khi giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu năm 2023

Kỳ Thư - 06/12/2022 01:36 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu theo mức sàn như hiện nay để áp dụng trong năm 2023.

VNF
Bộ Tài chính đề xuất năm 2023 tiếp tục áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu theo mức sàn như năm 2022.

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến đối với dự thảo lần 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2023.

Theo đó, thay vì kiến nghị áp dụng thuế suất linh hoạt 4 mức thuế tùy theo diễn biến giá dầu thô thế giới, Bộ Tài chính lại đề xuất tiếp tục áp dụng mức giá sàn trong khung thuế trong cả năm 2023.

Tại tờ trình lấy ý kiến dự án nghị quyết, Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự báo năm 2023, giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm ở mức 95 - 105 USD/thùng (giảm 12% - 20% so với ước giá bình quân năm 2022).

Như vậy, giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm ước năm 2023 tuy có giảm so với ước giá bình quân năm 2022 nhưng vẫn còn ở mức cao, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và sử dụng xăng dầu tăng cao để phục hồi kinh tế sau đại dịch, dự báo sản lượng xăng dầu tiêu thụ năm 2023 vào khoảng 14,50 triệu m3 (hoặc tấn), tăng khoảng 10% so với sản lượng tiêu thụ năm 2022.

Trong khi đó, theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 thì từ ngày 01/01/2023, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn (trừ dầu hỏa) sẽ trở về mức trần trong biểu khung thuế, từ mức giá sàn đang áp dụng hiện nay. Theo đó, giá bán lẻ xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ tăng lên tương ứng.

Bộ Tài chính cho rằng việc mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tăng từ mức sàn về mức trần từ ngày 01/01/2023 (giai đoạn cận kề Tết Nguyên đán) sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, đời sống sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến lạm phát và sẽ tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô; do đó, cần phải có giải pháp để góp phần ổn định giá xăng dầu, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2023.

Để tránh những tác động tiêu cực này, Bộ Tài chính đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023 như năm 2022 (áp dụng mức sàn trong biểu khung thuế như quy định tại Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 của UBTVQH).

Theo đó, các mức thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng sẽ giảm từ 4.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; nhiên liệu bay từ 3.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; dầu diesel giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; mỡ nhờn giảm từ 2.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg; dầu hỏa giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

Bộ Tài chính đề xuất từ ngày 01/01/2024, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tức là mức trần trong khung thuế.

Việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần kìm hãm sự tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước, từ đó góp phần giảm chỉ số CPI, kiềm chế lạm phát và hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế khi giá xăng dầu vẫn còn ở mức cao.

Tuy nhiên, do giá bán lẻ xăng dầu trong nước phụ thuộc chủ yếu vào giá xăng dầu thành phẩm thế giới nên mức giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình biến động của giá xăng dầu thành phẩm thế giới.

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu trong đời sống người dân và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, nên sự biến động giá xăng dầu sẽ tác động đến rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn không phân biệt đối tượng áp dụng sẽ làm giảm giá xăng dầu, từ đó sẽ có tác động tích cực đến đến sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,

Bộ Tài chính cho rằng việc kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn được đánh giá là chưa phù hợp với bản chất, mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường (là khoản thu đối với hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu những hàng hóa này để góp phần bảo vệ môi trường) và ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng “0”.

Trước đó, tại dự thảo lần 1, Bộ Tài chính đã đề xuất áp dụng 4 mức thuế trong năm 2023, tùy theo diễn biến giá dầu thô mà không cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
 Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

(VNF) - Từ nhỏ, tôi đã mơ ước bản thân sau này sẽ trở thành một nhà giáo, một dịch thuật viên hoặc xa xôi hơn là một biên kịch đứng sau những bộ phim đắt khách… Nhưng trong ngần ấy hoài vọng, tôi chưa khi nghĩ đến một ngày, lại bén duyên với nghề báo.

Doanh nghiệp dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế hơn 760 tỷ đồng

Doanh nghiệp dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế hơn 760 tỷ đồng

(VNF) - Công ty CP Dầu khí Đông Phương (Orient Oil) - doanh nghiệp có cựu chủ tịch liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát - nợ hơn 760 tỷ đồng tiền thuế, chiếm 1/3 tổng nợ thuế tại TP. Cần Thơ.

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

(VNF) - Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là công nghệ đầu tiên và chắc chắn không phải là công nghệ cuối cùng làm thay đổi hiện trạng báo chí. Nếu được sử dụng hiệu quả, công nghệ này hứa hẹn giúp việc đưa tin tức chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách tắc trách, nó sẽ tạo ra một “đại dương bài báo rác”

Tháo gỡ cơ chế  'đặt hàng' cơ quan báo chí

Tháo gỡ cơ chế 'đặt hàng' cơ quan báo chí

(VNF) - Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 xác định, báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, các “phương tiện thông tin thiết yếu” đang “yếu” một phần vì các cơ quan liên quan chậm trễ trong việc giao nhiệm vụ truyền thông hay đặt hàng các cơ quan báo chí.

Chứng khoán Việt Nam bị lỡ 'chuyến tàu' nâng hạng

Chứng khoán Việt Nam bị lỡ 'chuyến tàu' nâng hạng

(VNF) - Như dự báo trước đó của nhiều công ty chứng khoán, Việt Nam vẫn chưa được xướng tên trong danh sách xem xét nâng hạng của Morgan Stanley Capital International MSCI).

Toàn cảnh khu vực xây hầm chui Hoàng Quốc Việt  - Trần Vỹ - Phạm Văn Đồng

Toàn cảnh khu vực xây hầm chui Hoàng Quốc Việt - Trần Vỹ - Phạm Văn Đồng

(VNF) - Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất xây dựng 3 hầm chui trên trục vành đai 3. Trong đó có hầm chui tại nút giao Hoàng Quốc Việt - Trần Vỹ -Phạm Văn Đồng với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.293 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

(VNF) - Ông Lê Văn Dũng Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam: Sau 6 năm đổi chủ, Home Land Paraside Village vẫn đình trệ, bỏ hoang

Quảng Nam: Sau 6 năm đổi chủ, Home Land Paraside Village vẫn đình trệ, bỏ hoang

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa thông tin về dự án Home Land Paraside Village. Đây là đầu tiên trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

‘Vũ khí' bí mật của Trung Quốc trong cuộc chiến đồng toàn cầu

‘Vũ khí' bí mật của Trung Quốc trong cuộc chiến đồng toàn cầu

(VNF) - Nhu cầu đồng tiếp tục tăng trên toàn cầu. Và khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn với giá đồng tăng cao và thị trường đồng luôn biến động thì Trung Quốc vẫn tỏ ra khá ung dung.

Thép phục hồi kém, xi măng khó tăng trưởng cao

Thép phục hồi kém, xi măng khó tăng trưởng cao

(VNF) - Các chuyên gia của TPS cho rằng, sự phục hồi của ngành thép vẫn còn hạn chế, nhu cầu xi măng trong nước khó đạt mức tăng trưởng cao, trong khi đó ngành đá được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.