Bức tranh ảm đạm của thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2021
Việt Khoa - Minh Trang -
02/01/2021 16:47 (GMT+7)
Tin tức về biến thể mới của SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Trung Quốc và Mỹ đã gây sức ép đến các hợp đồng dầu tương lai, kéo theo dự báo triển vọng nhu cầu nhiên liệu vẫn u ám trong năm 2021.
Bức tranh ảm đạm của thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2021
Theo bài phân tích mới đây trên mạng tin Arab News, 2020 là một năm đặc biệt trên nhiều phương diện. Đây cũng là năm chứng kiến “cú sốc” về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất trong lịch sử, khiến Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (nhóm OPEC+) phải cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày, con số tương đương gần 10% nguồn cung toàn cầu, nhằm cân bằng thị trường trong trung hạn.
Điều được giới phân tích năng lượng quan tâm vào lúc này là liệu kịch bản thị trường dầu mỏ năm 2020 có lặp lại trong năm 2021 hay không?
Giai đoạn đầu năm 2020, giá dầu Brent từng chạm ngưỡng 70 USD/thùng sau khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dịu bớt, đồng thời tác động của tranh chấp thương mại đối với giá dầu mỏ bắt đầu giảm dần.
Tuy nhiên, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã làm thay đổi bức tranh đó, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhu cầu tiêu thụ và sức ép nguồn cung khiến giá dầu Brent chỉ còn dao động trung bình 40 USD/thùng trong phần còn lại của năm.
Đối với dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ, giá dầu này thậm chí đã giảm sâu xuống mức âm trong tháng 4/2020, đồng thời giá dầu Brent cũng giảm xuống dưới 20 USD/thùng, do tác động “kép” của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến về giá nhằm giành giật thị phần giữa các “đại gia” dầu mỏ Saudi Arabia và Nga.
Mặc dù sự sụt giảm ngắn ngủi của giá dầu Mỹ, từng xuống dưới mức âm 40 USD/thùng, khó có khả năng lặp lại vào năm 2021, song việc chính phủ các nước triển khai các biện pháp phong tỏa và triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 theo từng giai đoạn vẫn sẽ làm hạn chế nhu cầu trong năm tới, hoặc thậm chí trong thời gian dài hơn.
Mặt khác, việc giá dầu WTI lần đầu tiên rớt xuống ngưỡng âm đã đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của một tiêu chuẩn dầu mỏ quốc tế mới, đồng thời là một “hồi chuông” cảnh tỉnh đối với ngành công nghiệp luôn sống chung cùng những “đồn đoán”.
“Tháng Tư đen tối” phơi bày mặt trái của thị trường dầu mỏ, nơi giá dầu giao ngay vẫn thấp hơn nhiều so với giá dầu tương lai, khiến một số công ty tham gia thị trường tích trữ ồ ạt dầu thô ở trong và ngoài nước.
Liệu động thái cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thực sự đủ để bù đắp cho nhu cầu sụt giảm ước tính lên tới 20 triệu thùng/ngày trong giai đoạn dịch Covid-19 lên tới đỉnh điểm và tác động nghiêm trọng đến hoạt động giao thông vận tải hay không?
Dù OPEC+ đã thành công nhất định với thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục, nhằm nỗ lực đem lại sự cân bằng trên thị trường “vàng đen”, song kết quả đó chỉ có thể đạt được trong trung hạn chứ không phải trong ngắn hạn. Các mục tiêu chính của OPEC+ vẫn được giữ nguyên, như đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu thông qua cân bằng thị trường, duy trì sự bền vững của giá dầu và nguồn cung.
Theo kế hoạch, chiến lược cắt giảm sản lượng của OPEC+ kéo dài cho đến tháng 4/2022, bắt đầu với mức giảm 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020, sau đó giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2020 và tiếp tục giảm xuống 6 triệu thùng/ngày trong 16 tháng còn lại.
Tuy nhiên, con số cắt giảm đã được điều chỉnh ở mức 7,2 triệu thùng/ngày cho quý đầu tiên năm 2021, trước những diễn biến mới của thị trường năng lượng, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhu cầu nhiên liệu hóa thạch trong những năm tới có thể tiếp tục giảm hậu đại dịch Covid-19 khi các nước tìm cách hạn chế lượng khí thải nhằm làm chậm sự biến đổi khí hậu. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu và nhiên liệu lỏng thế giới đã giảm từ mức 100,61 triệu thùng trong năm 2019 xuống 94,25 triệu thùng trong năm 2020 và sản lượng dự kiến chỉ phục hồi lên 97,42 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Đối với giá dầu thô, EIA dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 49 USD/thùng vào năm 2021, tăng so với mức dự báo trung bình 43 USD/thùng trong quý IV/2020. Dự báo giá dầu thô cao hơn trong năm tới phản ánh kỳ vọng của EIA rằng lượng dầu tồn kho sẽ vẫn ở mức cao và sẽ giảm khi nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng và sản lượng dầu hạn chế của OPEC+.
Trong khi đó, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo giá dầu Brent sẽ giảm xuống 45 USD/thùng vào năm 2021 do nhu cầu năng lượng vẫn sẽ thấp cho đến nửa cuối năm sau, bởi tiến độ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có thể không diễn ra nhanh như mong đợi.
Động lực chính tiếp theo cho giá dầu sẽ đến vào ngày 4/1/2021, khi OPEC+ nhóm họp để thảo luận về kế hoạch tăng sản lượng dầu thô từ tháng 2/2021. Tin tức về việc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Trung Quốc và Mỹ đã gây sức ép đến các hợp đồng dầu tương lai vào ngày 31/12, và kéo theo dự báo triển vọng nhu cầu nhiên liệu vẫn u ám trong năm 2021.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020, giá dầu Brent mất 49 xu Mỹ (tương đương 1%) xuống 51,14 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI tiến 12 xu (tương đương 0,25%) lên 48,52 USD/thùng. Tính chung cả năm 2020, giá dầu Brent đã giảm 22,5%, còn dầu WTI lao dốc 21,4%. Tuy nhiên, cả hai loại dầu này đều đã tăng hơn gấp đôi so với mức thấp nhất trong 1 thập kỷ ghi nhận vào hồi tháng 4/2020.
Một khi thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19, nền tảng cơ bản của thị trường dầu mỏ có thể sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, thế giới không nên lãng quên những hỗn loạn của thị trường “vàng đen” suốt năm qua và sự cần thiết xây dựng một tiêu chuẩn dầu mỏ minh bạch hơn.
Điều duy nhất có thể hỗ trợ một thị trường cân bằng trong tương lai là nhu cầu dần phục hồi. Cho đến thời điểm đó, những hình thái và sự vận động của thị trường dầu mỏ vẫn sẽ tồn tại những diễn biến đầy bất ngờ.
(VNF) - Ở Trung Quốc, các cửa hàng pop-up chuyên bán các sản phẩm do Nga sản xuất đã trở nên ngày càng phổ biến. Sự gia tăng của chúng khiến một số người dân bối rối, nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao những cửa hàng này dường như "mọc lên như nấm" chỉ sau một đêm.
(VNF) - 11 năm trước, khi CEO của tập đoàn khí đốt nhà nước Nga Gazprom Alexei Miller khai trương một tòa nhà theo phong cách cung điện Ý xa hoa ở trung tâm St Petersburg để làm trụ sở cho bộ phận xuất khẩu của công ty, ông đã kỳ vọng một tương lại tươi sáng với doanh số bán hàng “khủng” tại châu Âu.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thắt chặt lệnh trừng phạt đối với ngành dầu khí của Nga vào ngày 13/3 bằng cách không gia hạn lệnh miễn trừ cho phép các ngân hàng Nga truy cập vào hệ thống thanh toán của Mỹ để thực hiện các giao dịch năng lượng.
(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/3 đã không loại trừ đề xuất của Mỹ và Ukraine về lệnh ngừng bắn kéo dài một tháng, nhưng ông đã đặt ra nhiều điều kiện có khả năng sẽ trì hoãn bất kỳ lệnh ngừng bắn nào hoặc có thể khiến lệnh ngừng bắn trở nên bất khả thi.
(VNF) - Bắt đầu bằng thuế quan, nhưng cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump kích hoạt đang nhanh chóng leo thang vượt ra ngoài thuế nhập khẩu thành một cuộc chiến ăn miếng trả miếng rộng lớn hơn.
(VNF) - Liên minh châu Âu đã phản ứng mạnh mẽ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/3 áp thuế 25% lên toàn bộ thép và nhôm được bán vào Mỹ. Theo đó, khối này tuyên bố sẽ trả đũa 2 giai đoạn đối với 26 tỷ euro (28,2 tỷ USD) hàng xuất khẩu của Mỹ, vượt xa cuộc chiến thương mại nổ ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
(VNF) - Liên minh châu Âu (EU) và Canada đã lập tức tung đòn đáp trả lên hàng chục tỷ USD hàng hóa Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/3 công bố áp dụng mức thuế quan 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
(VNF) - Theo Wall Street Journal (WSJ), ước tính chi phí để hoàn thành "thiên đường sa mạc" Neom của Ả Rập Xê Út đã tăng vọt lên 8,8 nghìn tỷ đô la. Con số này cao gấp 25 lần ngân sách hàng năm của vương quốc, làm dấy lên nghi ngờ về tính khả thi của dự án.
(VNF) - Khởi đầu từ một nhánh của tập đoàn Samsung, CJ đã vươn lên trở thành một "đế chế" kinh tế đa quốc gia. Xác định Việt Nam là một điểm đến chiến lược, hành trình của CJ tại dải đất hình chữ S không chỉ là những con số kinh doanh, mà còn là câu chuyện về sự gắn kết với đời sống văn hóa, ẩm thực và giải trí của người Việt.
(VNF) - Các quan chức chính quyền Mỹ ngày 11/3 cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cắt giảm khoảng một nửa lực lượng lao động của Bộ Giáo dục Mỹ thông qua việc kết hợp giữa sa thải hàng loạt và tự nguyện nghỉ việc.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ rút lại lời đe dọa sẽ tăng mạnh thuế đối với thép và nhôm của Canada và thuế mới đối với điện của Canada. Đổi lại, Canada đã tạm dừng thu phụ phí điện đối với khách hàng Mỹ.
(VNF) - Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết thỏa thuận mới mà Mỹ vừa đạt được với Ukraine hiện đang gây áp lực buộc Nga phải chấm dứt chiến sự. “Chúng tôi sẽ đưa lời đề nghị này đến người Nga ngay bây giờ, quả bóng đang ở trong sân của họ”, ông Rubio nói.
(VNF) - Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bị cảnh sát bắt giữ tại sân bay quốc tế Manila vào ngày 11/3 theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), liên quan đến chính sách gây tranh cãi của ông trong cuộc chiến chống ma túy khi còn đương nhiệm, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
(VNF) - Sau gần 5 năm bùng nổ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, nền kinh tế Mỹ bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu "lão hóa", khi các động lực tăng trưởng dần suy yếu và những rạn nứt tiềm ẩn ngày càng trở nên rõ rệt.
(VNF) - Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 10/3 cho biết, Ukraine sẽ phải nhượng bộ những vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát từ năm 2014 như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt chiến sự đã kéo dài 3 năm.
(VNF) - Chỉ số Dow Jones mất gần 900 điểm, trong khi Nasdaq Composite ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2022, S&P 500 mất 4.000 tỷ USD vốn hoá do đợt bán tháo.
(VNF) - Nhóm tội phạm mạng có tên Lazarus Group được cho là đã đánh cắp một lượng lớn tiền điện tử trong vụ tấn công vào sàn giao dịch ByBit cách đây 2 tuần. Kể từ đó, một cuộc đua giữa việc theo dõi và ngăn chặn các hacker chuyển đổi số tiền này thành tiền mặt đã diễn ra.
(VNF) - Đã 3 năm trôi qua kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine và cuộc xung đột này đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp vũ khí của Nga, khiến kim ngạch xuất khẩu vũ khí của nước này giảm mạnh.
(VNF) - Cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada, ông Mark Carney, đã giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành lãnh đạo Đảng Tự do cầm quyền của Canada và sẽ kế nhiệm ông Justin Trudeau làm thủ tướng.
(VNF) - Mỹ đã bác bỏ đề xuất của Canada về việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm để giải quyết “hạm đội bóng tối” chở dầu của Nga, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy Nga và Ukraine đưa ra một thỏa thuận hòa bình, các nguồn thạo tin cho hay.
(VNF) - Một thẩm phán liên bang Mỹ mới đây đã ra phán quyết có lợi cho bang Missouri của Mỹ trong vụ kiện Trung Quốc trị giá 24 tỷ USD với cáo buộc Bắc Kinh che đậy thông tin và tích trữ thiết bị bảo hộ vào giai đoạn đầu đại dịch Covid-19.
(VNF) - Ở Trung Quốc, các cửa hàng pop-up chuyên bán các sản phẩm do Nga sản xuất đã trở nên ngày càng phổ biến. Sự gia tăng của chúng khiến một số người dân bối rối, nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao những cửa hàng này dường như "mọc lên như nấm" chỉ sau một đêm.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.