'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Từ đầu năm đến nay, Mỹ vẫn tìm cách đẩy mạnh các lệnh trừng phạt Nga trong một loạt vấn đề về Syria, Ukraine, an ninh mạng cũng như các động thái mà Washington cho là “tồi tệ” của Moscow trên toàn thế giới. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin cũng tăng cường các biện pháp bảo vệ nền kinh tế Nga, đặt ưu tiên vào sự ổn định lâu dài của các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Theo cây bút Anton Troianovski của Washington Post, các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể tác động xấu tới triển vọng kinh tế dài hạn của Nga. Còn về ngắn hạn, thậm chí ngay cả khi Mỹ thực thi những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn, điều đó cũng không thể gây ra một cuộc khủng hoảng đủ tàn khốc để ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống chính trị của Nga.
“Các lệnh trừng phạt hiện chưa thể phá vỡ sự ổn định kinh tế vĩ mô, song có thể cản trở con đường phát triển của Nga. Nếu Nga muốn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng cũng như thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế hiệu quả, các lệnh trừng phạt có thể sẽ là rào cản với nước này”, Alexandre Abramov, chuyên gia tài chính tại Trường Kinh tế Cấp cao ở Moscow, nhận định.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với các cá nhân và tổ chức của Nga ít nhất 6 lần, trong đó nhắm mục tiêu tới các nhà thầu mạng, ngân hàng, tài phiệt và cả hãng vận tải tại cảng ở Viễn Đông. Động thái mới nhất của Mỹ được tiến hành hôm 21/8 khi Washington áp lệnh trừng phạt với các công ty vận tải của Nga bị cáo buộc bán dầu cho Triều Tiên. Trong khi đó, các lệnh trừng phạt liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga nghi bị đầu độc tại Anh cũng như một dự luật trừng phạt mới đang được Quốc hội Mỹ xem xét có thể sẽ gây tổn hại nghiêm trọng hơn cho Nga.
Từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ hồi năm 2014, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Liên minh châu Âu (EU) đã công bố hàng loạt biện pháp trừng phạt đối với các công dân và các thành phần của nền kinh tế Nga. Tổng cộng, Văn phòng Quản lý Tài sản nước ngoài trực thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã đưa vào danh sách trừng phạt 491 cá nhân và thực thể của Nga, so với 146 cá nhân và thực thể của Trung Quốc và 335 cá nhân và thực thể của Iran.
Các lệnh trừng phạt đã làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga, đồng thời khiến tầng lớp trung lưu của Nga gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ hội làm giàu. Theo Lilit Gevorgyan, nhà kinh tế học tại hãng nghiên cứu HIS Markit ở London, các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nga giảm 0,2% về dài hạn vì bị mất đi các cơ hội kinh doanh, cùng với đó là giảm cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng và làm chậm lại quá trình hiện đại hóa.
Tuy vậy, với tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát của Nga, đòn trừng phạt của Mỹ cho đến nay vẫn không gây tổn hại nhiều cho sự ổn định cơ bản của nền kinh tế Nga. Việc Mỹ sẽ tiếp tục trừng phạt Nga là điều khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên chính phủ Nga đã tích trữ sẵn thặng dư ngân sách và tăng cường các nguồn lực dự trữ để bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế.
Để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ, Tổng thống Putin đã đẩy mạnh các biện pháp cân bằng nhằm giúp nước Nga vượt qua những tác động tiêu cực cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn từ đòn trừng phạt. Chính quyền Putin đã chuyển những lợi nhuận mà Nga may mắn có được từ giá dầu tăng cao vào “kho bạc” của nước này, đồng thời tránh thực hiện các biện pháp tư hữu hóa hoặc cải cách rủi ro nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động hơn và thu hút thêm các nhà đầu tư vào Nga.
“Họ (Nga) không hướng đến mục tiêu tăng trưởng. Họ đang hướng đến mục tiêu củng cố tài chính chặt chẽ để nếu có xảy ra một cuộc khủng hoảng mới, họ vẫn có thể cảm thấy tự tin về nền kinh tế vĩ mô”, cố vấn kinh tế Vladimir Milov nhận định.
Theo các nhà kinh tế học, Nga có nhiều nguồn lực để ngăn các lệnh trừng phạt gây ra một cuộc khủng hoảng có nguy cơ làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Tổng thống Putin. Khi các lệnh trừng phạt ngày càng tăng lên, Tổng thống Putin đã đối phó bằng cách ưu tiên sự ổn định thay vì tăng trưởng kinh tế.
“Chúng tôi sẽ không lãng phí các nguồn tài nguyên của chúng tôi bây giờ. Chúng tôi hiểu rất rõ tình hình khó khăn hiện tại, cũng như những khó khăn tiềm tàng, và chúng tôi sẽ phải duy trì nguồn lực dự trữ để đảm bảo sự ổn định”, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình tuần trước.
Có thể thấy rõ sự chuẩn bị nguồn lực dự trữ của Nga, bao gồm hàng tỷ USD được chuyển vào Quỹ Phúc Lợi Quốc gia trong năm nay, vốn được dùng để hỗ trợ hệ thống lương hưu, và kho dự trữ của ngân hàng trung ương Nga với giá trị lên tới gần 460 tỷ USD trong những tháng vừa qua. Lần gần đây nhất Nga dự trữ khoản tiền tương đương như vậy là vào năm 2014. Giá trị vàng dự trữ của Nga đã lên tới khoảng 80 tỷ USD, gần gấp đôi so với 5 năm trước đây.
Điện Kremlin cũng đang cân nhắc một biện pháp khắc nghiệt hơn để đảm bảo ổn định tài chính của Nga. Đó là đề xuất tăng thuế mới lên 7,5 tỷ USD một năm đối với ngành khai thác mỏ và các doanh nghiệp được hưởng lợi từ sự sụt giá của đồng rúp.
Năm 2014, Tổng thống Putin đã quyết định đáp trả các lệnh trừng phạt bằng cách cấm Nga nhập khẩu lương thực từ phương Tây, từ đó đã thúc đẩy hoạt động sản xuất nội địa của Nga. Kết quả là, Nga hiện bán các sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài nhiều hơn xuất khẩu vũ khí.
Trong nội bộ nước Nga, ngay cả những người chỉ trích chính quyền Putin cũng hoài nghi về sự khôn ngoan của các lệnh trừng phạt. Họ cho rằng các lệnh trừng phạt này càng thúc đẩy các quan điểm ủng hộ Điện Kremlin vì cho rằng Nga đang bị Mỹ bao vây, đồng thời khiến các nhóm thân phương Tây “chùn bước”.
Xem thêm >> Vũ khí Nga ‘đắt hàng’ tại Triển lãm quân sự quốc tế Army 2018
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.