Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu trong buổi họp báo tại Washington ngày 23/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố: "Chúng tôi phản đối bất cứ đồng minh của mình trên khắp thế giới mua hệ thống phòng không S-400 của Nga”.
Theo bà Nauert, Bộ Ngoại giao Mỹ không loại trừ khả năng sẽ áp đặt trừng phạt đối với những nước “cố tình” mua hệ thống tên lửa phòng không này.
Bà Nauert cũng bày tỏ lo ngại về việc Nga đang thúc đẩy nhanh việc giao hàng S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nếu điều này xảy ra… thì nó sẽ làm phiền chúng tôi. Khi đồng minh NATO, như Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng S-400, nó mâu thuẫn với chính sách của chúng tôi", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Tuyên bố của bà Nauert được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông Alexander Mikheyev - Giám đốc Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport thông báo Nga sẽ bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2019, sớm hơn 1 năm so với dự định trước đó.
Tập Rosoboronexport cũng khẳng định công ty này sẽ sử dụng đồng nội tệ trong các thỏa thuận với các đối tác nước ngoài thay vì đồng USD.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước thứ hai mua hệ thống S-400 của Nga sau Trung Quốc và nước thành viên NATO đầu tiên có được hệ thống tên lửa đối không từ Nga.
Thỏa thuận mua S-400 đã gây bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ - hai đồng minh trong NATO. Mỹ đã dọa sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vì cho rằng S-400 không phù hợp với hệ thống phòng thủ của NATO.
Giữa tháng 4, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Á – Âu Wess Mitchell nói rằng, việc Ankara mua S-400 có thể tác động tiêu cực tới việc bàn giao máy bay chiến đấu thế hệ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố Ankara cũng sẽ có các biện pháp đáp trả Mỹ nếu Mỹ không bàn giao F-35 cho nước này.
Mới đây, phát biểu trực tiếp trên kênh truyền hình TGRT, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng: “Chúng tôi mua các hệ thống S-400 của Nga không phải để cất trong kho. S-400 sẽ được mang ra sử dụng một cách phù hợp nếu cần thiết. Chúng tôi sẽ phải làm gì với những hệ thống phòng không đã đặt mua nếu không phải là sử dụng chúng?”.
Tổng thống Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã thương lượng với Mỹ về việc mua hệ thống phòng không Patriot từ rất lâu, nhưng quá trình thông qua bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề, vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định hợp tác với Nga.
“Liệu chúng tôi sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ? Khi chúng tôi yêu cầu họ bán Patriot trong hàng năm trời, câu trả lời chúng tôi luôn nhận được từ họ là: Quốc hội Mỹ không đồng ý (bán). Chúng tôi đã quá mệt mỏi với việc này”, ông Erdogan nói.
Trong khi đó, Nga lại phản hồi yêu cầu mua hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ với một điều kiện đầy hấp dẫn. “Nga nói rằng họ sẽ hợp tác sản xuất với Ankara. Và nói về khoản vay của Nga (để Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua S-400), họ đề xuất cho chúng tôi vay với những điều khoản khá tốt”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhận định.
S-400 Triumf (tên mã định danh của NATO: SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là 1 phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300. Trong quá trình phát triển, Triumf được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3 và vì vậy có ý kiến cho rằng cái tên S-400 mang hàm ý quảng bá nhiều hơn. Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40–120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6. S-400 có nhiều khả năng hơn S-300. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa 400 km và cao 40–50 km. |
Xem thêm >> Nợ đầm đìa, Bột giấy Phương Nam bị Constrexim khởi kiện
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.