Cách thức EU tiến hành để phục hồi nền kinh tế

Công Thuận - 10/08/2020 08:57 (GMT+7)

Trang tin Modern Diplomacy đăng bài viết đánh giá về những biện pháp mà Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành để giúp 'Lục địa Già' khôi phục lại nền kinh tế sau những tác động của đại dịch Covid-19.

VNF
Cách thức EU tiến hành để phục hồi nền kinh tế

Các gói kích thích kinh tế quy mô lớn

Để giúp châu Âu phục hồi sau những hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một kế hoạch kích thích trị giá 750 tỷ euro, cùng một gói sửa đổi ngân sách dài hạn tiếp theo của liên minh (trong giai đoạn 2021-2027).

Kế hoạch này, được gọi là Ngân sách EU thế hệ tiếp theo, sẽ cho phép EC vay tiền trên thị trường tài chính và tận dụng mức xếp hạng tín dụng cao của mình để đảm bảo chi phí vay thấp.
Các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận về ngân sách và kế hoạch phục hồi vào giữa tháng 7/2020. Mặc dù các nghị sĩ EU hoan nghênh thỏa thuận, song họ vẫn tỏ ra tiếc nuối về việc một số khoản tài trợ bị cắt giảm.

Nghị viện châu Âu cho biết thỏa thuận về ngân sách dài hạn sẽ gây ra nguy cơ đối với các ưu tiên của EU như Thỏa thuận xanh và Chương trình nghị sự kỹ thuật số, đồng thời cho biết họ có thể từ chối thông qua trừ khi thỏa thuận được cải thiện. Theo Nghị viện, Thỏa thuận xanh là trung tâm của gói phục hồi và họ muốn tránh đặt gánh nặng lên các thế hệ tương lai.

Hỗ trợ các hệ thống y tế và hạ tầng của EU

Trong bối cảnh các chuyên gia cảnh báo về khả năng xảy ra làn sóng Covid-19 thứ hai hoặc đại dịch trong tương lai, việc củng cố khả năng ứng phó của EU trước các cuộc khủng hoảng y tế là rất quan trọng.

Để giúp châu Âu đối phó với nguy cơ bùng nổ dịch bệnh trong tương lai, EU đã phát động chương trình "EU4Health" mới, nhằm thúc đẩy các quốc gia thành viên tăng cường đầu tư và nghiên cứu vào hệ thống chăm sóc sức khỏe.

EU4Health là một phần của kế hoạch phục hồi EU thế hệ tiếp theo và Nghị viện châu Âu từng nhấn mạnh vào việc thiết lập một chương trình y tế châu Âu độc lập mới.

Bảo vệ doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thiểu rủi ro thất nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 99% tổng số doanh nghiệp tại EU, do đó sự sống còn của họ là rất quan trọng đối với đà phục hồi kinh tế của châu lục.

EU đã cung cấp 1 tỷ euro từ Quỹ đầu tư chiến lược châu Âu để khuyến khích các ngân hàng và người cho vay cung cấp thanh khoản cho hơn 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu.

Để đảm bảo các ngân hàng tiếp tục cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp và hộ gia đình nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ cuộc khủng hoảng, Nghị viện châu Âu đã cho phép nới lỏng tạm thời quy định cho vay đối với các ngân hàng châu Âu.

Thay đổi này cho phép người hưu trí hoặc nhân viên có hợp đồng dài hạn được vay trong điều kiện thuận lợi hơn, đảm bảo dòng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều công ty của châu Âu dễ bị tổn thương trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài được trợ cấp.

Để giúp bảo vệ các doanh nghiệp, Nghị viện châu Âu kêu gọi thiết lập một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, nhằm tránh sự biến dạng đối với thị trường chung, xuất phát từ sự cạnh tranh không lành mạnh của các công ty nước ngoài.

Ủy ban châu Âu cũng tiến hành một cuộc tham vấn về cách đối phó với các tác động tiêu cực do trợ cấp nước ngoài gây ra. Bên cạnh đó, EU còn ban hành hướng dẫn cho các quốc gia thành viên về đầu tư trực tiếp nước ngoài, kêu gọi sàng lọc kỹ các khoản đầu tư từ bên ngoài EU để tránh rủi ro cho an ninh và trật tự công cộng của EU.

Trong khi đó, để tránh gián đoạn nguồn cung thực phẩm và ngăn ngừa tình trạng thiếu lương thực, Nghị viện châu Âu cũng phê chuẩn các biện pháp khẩn cấp để giúp nông dân và ngư dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Các biện pháp bao gồm hỗ trợ ngư dân và người nuôi trồng thủy sản bị buộc phải ngừng hoạt động họ trong cuộc khủng hoảng, đồng thời cho phép các nước thành viên EU hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, các biện pháp thị trường đặc biệt cũng được đưa ra để hỗ trợ các nhà sản xuất rượu vang, rau quả của EU.

Việc làm tại châu Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đáng kể. Để giúp người lao động thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19, EU đã đưa ra sáng kiến Hỗ trợ giảm thiểu rủi ro thất nghiệp trong trường hợp khẩn cấp (Sure), nhằm hỗ trợ tài chính lên tới 100 tỷ euro cho các quốc gia thành viên dưới dạng các khoản vay.

Đây là công cụ để đối phó với sự gia tăng đột ngột và nghiêm trọng của các khoản chi tiêu công quốc gia, sau khi các chính phủ phải xuất hàng triệu euro để cứu việc làm ở các quốc gia bị phong tỏa.

Hỗ trợ ngành du lịch

Một lĩnh vực khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 là du lịch. Châu Âu là điểm đến du lịch số một thế giới và EU đã đưa ra một loạt các biện pháp được thiết kế để giúp ngành “công nghiệp không khói” này trong cuộc khủng hoảng, cũng như để khôi phục lại ngành du lịch châu Âu năm 2020 và những năm tiếp theo.

Các biện pháp cứu trợ cho ngành vận tải cũng được đưa ra nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch đối với các hãng hàng không, đường sắt, đường bộ và các công ty vận tải.

Nới lỏng quy định viện trợ nhà nước

EU đã đưa ra một sáng kiến mới: Sáng kiến Đầu tư ứng phó với Covid-19 nhằm giúp các quốc gia thành viên phản ứng với cuộc khủng hoảng Covid-19.

Sáng kiến sẽ cho phép chuyển khoảng 37 tỷ euro từ các quỹ cấu trúc của EU để cung cấp hỗ trợ tài chính ngay lập tức cho các nước EU bị thiệt hại nặng nề bởi cuộc cuộc khủng hoảng.

Ngoài ra, khi đại dịch bắt đầu lan rộng khắp châu Âu, EU đã đưa ra Khung tạm thời về các quy tắc Viện trợ nhà nước để đảm bảo đủ thanh khoản cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực và giúp duy trì hoạt động kinh tế trong và sau khi dịch Covid-19 bùng phát.

Các quốc gia thành viên có thể cấp tới 800.000 euro cho một công ty để giải quyết nhu cầu thanh khoản khẩn cấp hoặc cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.

Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc vào cuối tuần qua. Chuyến thăm làm nổi bật mối quan hệ chiến lược đang phát triển giữa hai nước cũng như mối quan hệ cá nhân của ông Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ tìm cách đưa ra một giải pháp thay thế cho ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

(VNF) - Ngày 19/5, tỷ phú Elon Musk đã tới đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia để ra mắt dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới.

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

(VNF) - Thị trường bất động sản quý I đầu năm sôi động trở lại khi các doanh nghiệp lần lượt bung hàng, nhu cầu tìm mua tăng, lượng hồ sơ nhà đất đều tăng. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, thị trường không duy trì được phong độ “bứt tốc” khi có sự sụt giảm sức mua ở hầu hết phân khúc.

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

(VNF) - Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và công nghệ HVC (HVC Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm vừa được chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

(VNF) - Trước những biến động của thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ra quyết định thanh tra thị trường vàng trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Vinam Land đã thông tin tình hình tài chính năm 2023 với nhiều chỉ tiêu không tích cực. Đáng nói là khoản nợ trái phiếu lên đến 1.500 tỷ đồng.

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

(VNF) - Theo báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý I đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

(VNF) - Công ty TNHH BNB Hà Nội xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định tại công trình xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 257 lô (đợt 1), tại dự án Khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát.

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

(VNF) - Đối với những mẫu sổ đỏ, sổ hồng đã được cấp trước ngày 1/1/2025 vẫn có giá trị pháp lý thì không phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.