Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

Mộc An - 20/05/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc vào cuối tuần qua. Chuyến thăm làm nổi bật mối quan hệ chiến lược đang phát triển giữa hai nước cũng như mối quan hệ cá nhân của ông Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ tìm cách đưa ra một giải pháp thay thế cho ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Mối quan hệ hữu nghị không giới hạn

Ông Putin ca ngợi sự tăng trưởng trong thương mại song phương khi tham quan Hội chợ triển lãm Trung Quốc-Nga ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Tại đây, ông gặp các sinh viên tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, nơi nổi tiếng về nghiên cứu quốc phòng và hợp tác với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Cáp Nhĩ Tân từng là nơi sinh sống của nhiều người Nga xa xứ và vẫn lưu giữ một số nét lịch sử đó trong kiến ​​trúc của khư vực này, chẳng hạn như Nhà thờ St. Sophia vốn là nhà thờ của quân đội Nga khi xây dựng tuyến đường sắt Trung Đông.

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dành cho nhau một cái ôm thân thiết trước khi ông Putin về nước.

Tại triển lãm thương mại ở Cáp Nhĩ Tân, ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác Nga-Trung trong việc cùng phát triển các công nghệ mới.

Ông Tập và ông Putin có thỏa thuận lâu dài là thăm nước nhau mỗi năm một lần và ông Tập đã được chào đón tại Điện Kremlin vào năm ngoái.

Ông Putin cũng cho biết Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và trường cũ của ông là Đại học bang St. Petersburg sẽ mở một trường chung cho 1.500 sinh viên và “sẽ trở thành lá cờ đầu trong hợp tác Nga-Trung về khoa học và giáo dục”.

Phát biểu với các phóng viên, ông Putin ca ngợi cuộc nói chuyện của ông với ông Tập là “thực chất”, nói rằng ông đã dành “gần như cả ngày, từ sáng đến tối” với nhà lãnh đạo Trung Quốc và các quan chức khác ở Bắc Kinh vào ngày hôm trước. Khi ông rời Bắc Kinh, hai nhà lãnh đạo đã dành cho nhau một cái ôm.

Ông Putin nói rằng mối quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Nga “không nhằm mục đích chống lại bất kỳ ai mà nhằm mục đích duy nhất là tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của hai đất nước và cải thiện phúc lợi của người dân Trung Quốc và Liên bang Nga".

Nhưng ông vẫn có lời chỉ trích ngược lại đối với Mỹ và những người phản đối mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh, nói rằng “một thế giới đa cực mới nổi hiện đang hình thành trước mắt chúng ta”.

Cả Nga và Trung Quốc đều thường xuyên nói về “thế giới đa cực mới nổi” để đáp lại điều mà họ coi là quyền bá chủ của Mỹ.

Một tuyên bố chung ngày 16/5 đã mô tả thế giới quan của họ và giải thích những lời chỉ trích liên minh quân sự của Mỹ ở châu Á và Thái Bình Dương. Cuộc gặp là một sự khẳng định khác về mối quan hệ hữu nghị “không giới hạn” mà Trung Quốc và Nga đã ký kết vào năm 2022, ngay trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về công nghệ và một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu trong khi xuất khẩu năng lượng giá rẻ sang Bắc Kinh. Thương mại giữa hai nước đã tăng lên 240 tỷ USD vào năm ngoái.

Ông Joseph Torigian, một nhà nghiên cứu tại Viện Hoover của Đại học Stanford, cho biết thông điệp mà Trung Quốc và Nga gửi đi rất rõ ràng: “Tại thời điểm này, họ đang nhắc nhở phương Tây rằng họ có thể thách thức khi họ muốn”.

“Ít động lực để thỏa hiệp”

Tại Washington, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby đã hạ thấp tầm quan trọng của cuộc gặp giữa ông Putin và ông Tập Cận Bình.

Ông John nói rằng mặc dù hai nước đang hành động theo những cách trái ngược với lợi ích của Mỹ nhưng họ không có lịch sử tin cậy lẫn nhau lâu dài.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính (và Tổng thống Nga Vladimir Putin tham quan Hội chợ triển lãm Trung Quốc-Nga ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang ở phía Đông Bắc Trung Quốc.

Ông Kirby lưu ý rằng đánh giá tình báo của Mỹ công bố vào tháng trước cho thấy Trung Quốc đã tăng cường bán sang Nga các máy công cụ, vi điện tử và công nghệ khác mà Moscow sử dụng để sản xuất tên lửa, xe tăng, máy bay và các loại vũ khí khác.

“Điểm chung của họ là mong muốn thách thức trật tự dựa trên luật lệ quốc tế và thách thức các liên minh và quan hệ đối tác liên quan đến Mỹ”, ông Kirby cho hay.

Các nhà lãnh đạo châu Âu thời gian gần đây đã gia tăng sức ép lên Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên Nga để nước này chấm dứt chiến sự tại Ukrainr nhưng điều này đã không đạt được kết quả.

Một số cuyên gia cho rằng mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh mang lại lợi ích chiến lược, đặc biệt khi cả hai đều có căng thẳng với châu Âu và Mỹ

Ông Hoo Tiang Boon, người nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Trường đại học công nghệ Nayang (Singapore) cho biết: “Ngay cả khi Trung Quốc thỏa hiệp trong một loạt vấn đề, bao gồm cả việc cắt giảm hỗ trợ cho Nga, khó có khả năng Mỹ hoặc phương Tây sẽ thay đổi mạnh mẽ thái độ đối với Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh. Họ thấy có rất ít động lực để thỏa hiệp”.

Theo AP
Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

Tài chính quốc tế
(VNF) - Phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin chỉ trích đòn thuế quan mới mà Mỹ áp lên 18 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.