Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Minh Đăng - 18/05/2024 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc kéo dài hai ngày, nhà lãnh đạo Nga cho biết ông và ông Tập Cận Bình đều thể hiện sự quan tâm trong việc xúc tiến dự án đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2).

“Hơn nữa, có thể đặt song song cả đường ống dẫn khí và đường ống dẫn dầu”, ông Putin nói, dường như làm sống lại ý tưởng đã được thảo luận từ năm 2018.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/5/2024. (Anhr: Sputnik)

Tuy nhiên, ông cho biết cũng có những lựa chọn khác để cung cấp năng lượng của Nga cho Trung Quốc, bao gồm cả bằng tàu chở dầu dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc qua Bắc Cực.

Ông nói trong một cuộc họp báo trên truyền hình: “Tất cả các phương án đều có thể thực hiện được, đều có thể chấp nhận được và khả thi về mặt kinh tế. Cần phải chọn phương án tốt nhất. Tôi chắc chắn rằng công việc này cũng sẽ sớm hoàn thành”.

Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc vào năm ngoái khi Bắc Kinh nhập khẩu lượng dầu giảm giá kỷ lục của Nga. Số liệu Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy năm ngoái, Nga giao sang nước này số dầu thô kỷ lục hơn 107 triệu tấn, tương đương 2,14 triệu thùng một ngày. Con số này vượt xa các nước xuất khẩu dầu lớn khác, như Arab Saudi và Iraq.

Tham vọng nhưng nhiều trở ngại

Bất chấp những bình luận lạc quan của ông Putin và sau nhiều năm thảo luận về Sức mạnh Siberia 2, Nga và Trung Quốc vẫn chưa đạt được thỏa thuận để tiến hành xây dựng nó.

Dự án này càng trở nên cấp bách hơn đối với Nga khi nước này nỗ lực tăng cường vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc để bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu sang châu Âu vì cuộc chiến ở Ukraine.

Nga hiện chuyển khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia 1, bắt đầu hoạt động vào năm 2019.

Ông Putin cho biết đây là một quá trình phức tạp bao gồm các vấn đề về giá cả, nhưng nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc cần năng lượng và không có nhà cung cấp nào đáng tin cậy hơn Nga. Ông cho biết dự án cũng sẽ miễn nhiễm với các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

"Không ai có thể cản trở việc này, kể cả các biện pháp trừng phạt đối với đội tàu chở dầu hay thậm chí là các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức tài chính. Chúng tôi sẽ mua và bán mọi thứ bằng tiền tệ quốc gia của mình. Vì vậy, sự quan tâm từ cả hai bên đã được xác nhận, nhà lãnh đạo Nga khẳng định.

Theo kế hoạch, đường ống này sẽ vận chuyển 50 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ khu vực Yamal ở miền bắc nước Nga sang Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak cho biết các cuộc đàm phán năng lượng giữa Moscow và Bắc Kinh không chỉ giới hạn ở đường ống dẫn khí khổng lồ mà còn “có những dự án mới khác".

Nga hiện chuyển khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia 1, bắt đầu hoạt động vào năm 2019 và chạy qua miền đông Siberia đến đông bắc Trung Quốc.

Các chuyên gia nói rằng vì Trung Quốc dự kiến sẽ không cần nguồn cung cấp khí đốt bổ sung cho đến sau năm 2030, Bắc Kinh có thể phải mặc cả về giá cho đường ống thứ hai đi qua Siberia.

Moscow chưa cho biết chi phí cho chặng đường dài 2.600km của đường ống Sức mạnh Siberia 2 là bao nhiêu hoặc nguồn tài chính sẽ như thế nào. Một số nhà phân tích ước tính chi phí lên tới 13,6 tỷ USD.

Theo Reuters, RT
‘Trung Quốc mang tới cho Nga lối thoát nhưng không thể bù đắp được lỗ hổng châu Âu’

‘Trung Quốc mang tới cho Nga lối thoát nhưng không thể bù đắp được lỗ hổng châu Âu’

Tài chính quốc tế
(VNF) - Tiến sĩ Michal Meidan, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết Trung Quốc khó có thể thay thế châu Âu như một thị trường xuất khẩu khí đốt có lợi nhuận cao của Nga.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Việt Nam sẽ  làm  đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2026 - 2027'

'Việt Nam sẽ làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2026 - 2027'

(VNF) - Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam dài trên 1.500 km dự kiến triển khai vào 2026 - 2027.

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

(VNF) - Có 440 đại biểu đã tán thành việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Đinh Tiến Dũng thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng, từ 1/8 năm nay đến 31/1/2025.

M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm

M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm

(VNF) - Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản nửa đầu năm 2024 khá mờ nhạt khi chưa có thương vụ nào nổi bật được hoàn thành. Dù vậy, chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là hoạt động M&A có xu hướng hạ nhiệt mà thực chất các nhà đầu tư đang rà soát, sàng lọc các cơ hội để giải ngân.

Tận hưởng EURO 2024 cùng loạt gói cước data hấp dẫn từ ClipTV

Tận hưởng EURO 2024 cùng loạt gói cước data hấp dẫn từ ClipTV

(VNF) - Hòa mình cùng EURO 2024 - giải bóng được mong chờ nhất mùa hè, ClipTV mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn gói cước để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc bóng lăn.

Mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung giữa Việt Nam với Trung Quốc

Mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung giữa Việt Nam với Trung Quốc

(VNF) - Sáng 25/6, tỉnh Quảng Ninh cùng với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) công bố mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Áp VAT 0% với phân bón, nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng

Áp VAT 0% với phân bón, nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng

(VNF) - Một số quan điểm khẳng định việc áp thuế VAT 0% với mặt hàng phân bón sẽ giúp người nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng.

Bắt tạm giam nguyên Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

Bắt tạm giam nguyên Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Yên, nguyên Phó Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương.

Nhận sang tay 74,5 triệu cổ phiếu SHB, cậu cả nhà Bầu Hiển lọt top doanh nhân nghìn tỷ?

Nhận sang tay 74,5 triệu cổ phiếu SHB, cậu cả nhà Bầu Hiển lọt top doanh nhân nghìn tỷ?

(VNF) - Nếu thương vụ sang tay giữa T&T Group và ông Đỗ Quang Vinh diễn ra thành công, Phó Chủ tịch Ngân hàng SHB sẽ gia nhập "câu lạc bộ" doanh nhân nghìn tỷ trên sàn chứng khoán, với tổng tài sản lên tới 1.361 tỷ đồng.

EU trừng phạt 2 ‘gã khổng lồ’ vệ tinh và loạt công ty Trung Quốc

EU trừng phạt 2 ‘gã khổng lồ’ vệ tinh và loạt công ty Trung Quốc

(VNF) - Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/6 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 19 công ty Trung Quốc với cáo buộc đã hỗ trợ nỗ lực chiến sự của Nga tại Ukraine.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.