Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Vụ sạt lở đã gây lấp cửa hầm phụ thi công công trình, không gây thiệt hại về người, chưa ảnh hưởng đến an toàn của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu và các công trình quan trọng trong khu vực.
Trước đó, trong các ngày 17/10 và 20/10, tại công trường xây dựng dự án có hiện tượng sạt lở trong hố móng nhà máy. Nguyên nhân được xác định do ảnh hưởng của hai cơn bão số 7 và số 8 (tháng 10/2021) kết hợp gió mùa gây ra mưa kéo dài nhiều ngày.
Theo đó, tại buổi làm việc ngày 30/10, tại trụ sở UBND tỉnh Hòa Bình, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo tạm dừng thi công dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng để đảm bảo an toàn cho công nhân.
Để khắc phục sự cố sạt lở, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công công trình và UBND tỉnh Hòa Bình triển khai ngay các biện pháp phù hợp để xử lý, khắc phục sạt lở, tuyệt đối không để nguy hiểm đến tính mạng người dân trong khu vực. Đồng thời không để xảy ra sạt lở lớn ảnh hưởng đến an toàn của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu và tượng đài Bác Hồ.
Dưới đây là một số hình ảnh tại dự án sau vụ sạt lở:
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.