Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án thủy điện Ba Vì có tổng diện tích sử dụng đất 81,73ha, công suất thiết kế 9MW, điện lượng trung bình hàng năm 27,52 triệu Kwh.
Các hạng mục công trình chính của dự án gồm: hồ chứa, cụm đầu mối đập dâng, đập tràn cửa van, đập tràn tự do kiểu piano, cống dẫn dòng thi công, công trình xả dòng chảy tối thiểu; tuyến năng lượng: cửa lấy nước, nhà máy thủy điện, bể xả và kênh xả; trạm biến áp; tuyến đường dây.
UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu trong quá trình triển khai dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng, doanh nghiệp phải dừng ngay các hoạt động dự án...
Hồi tháng 4/2021, Sở Kế hoạch - đầu tư Quảng Ngãi cho biết toàn tỉnh có 27 dự án thủy điện đã được cấp phép; tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỷ đồng; tổng diện tích đất sử dụng khoảng 3.735ha. Tất cả những dự án này được cấp phép ở các nhiệm kỳ trước.
Cụ thể, số dự án này ở 5 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi là: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng. Đa số các dự án là thủy điện nhỏ. Trong đó, dự án nhỏ nhất là thủy điện Hồ Nước Ngang (xã Ba Liên, huyện Ba Tơ) do Công ty TNHH đầu tư và xây dựng HDT làm chủ đầu tư, có công suất vỏn vẹn 1MW, tổng vốn 19 tỷ đồng, hiện đã hoạt động.
Huyện Sơn Hà đứng đầu toàn tỉnh Quảng Ngãi khi có đến 9 dự án thủy điện được cấp phép, dù diện tích chỉ vỏn vẹn 750km2, đến nay chỉ có thủy điện Nước Trong đi vào hoạt động. Nhiều dự án đang thi công rất chậm vì vướng mặt bằng và trễ hẹn so với thời gian cấp phép, số khác vẫn nằm trên giấy.
Xếp thứ 2 là huyện Sơn Tây với 7 dự án thủy điện, diện tích của huyện là 382km2. Hai huyện miền núi này "gánh" 16 dự án thủy điện.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.