'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trước khi Luật Hỗ trợ DNNVV được ban hành năm 2017, cơ sở pháp lý cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở Điều 14 Luật Hỗ trợ DNNVV về hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV, thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP.
Như vậy có thể thấy, sự thay đổi trong cách tiếp cận của các nhà làm luật, đó là từ chỗ hoạt động hỗ trợ pháp lý "được thực hiện đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động" chuyển sang hoạt động hỗ trợ pháp lý có trọng tâm, hướng đến các DNNVV.
Điều này là phù hợp, vì các doanh nghiệp này thường có nguồn lực nhỏ, ít khi có điều kiện tổ chức được bộ phận pháp chế nội bộ có chuyên môn cao, nên thường gặp khó khăn trong tuân thủ pháp luật và dễ bị thua thiệt khi có tranh chấp.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự thay đổi này ít có ý nghĩa thực tế, bởi lẽ phạm vi quy định về DNNVV của pháp luật Việt Nam hiện nay rất rộng, nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là DNNVV.
Trước đây (trong thời kì có hiệu lực của Nghị định 66/2008), cũng hiếm khi các doanh nghiệp lớn (có bộ phận pháp chế chuyên nghiệp) cần đến kênh hỗ trợ pháp lý của Nhà nước, nên mặc dù hỗ trợ pháp lý được thực hiện với mọi doanh nghiệp, song chủ yếu vẫn là DNNVV.
Theo một số chuyên gia, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/8/2019 vẫn còn những tồn tại, hạn chế, vừa do yếu tố lịch sử của thời kì quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP, vừa do yếu tố chủ quan của chính các đối tượng liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp:
Thứ nhất, hiện nay vẫn có nhiều bộ ngành, tỉnh thành chưa tích cực vào cuộc trong hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chưa xây dựng được chương trình hỗ trợ pháp lý DNNVV.
Thứ hai, kinh phí cho công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV còn hạn chế. Nghị định số 55/2019/NĐ-CP đã được ban hành, nhưng chế độ tài chính cho công tác này vẫn tuân theo Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Liên bộ Tài chính - Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Có thể nói rằng hiện nay ngân sách đang là chiếc áo quá chật chội, không đủ dư địa cho công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nói chung trong tình hình mới.
Thứ ba, đội ngũ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV còn mỏng, yếu, chất lượng chuyên môn chưa cao, chế độ đãi ngộ còn hạn chế.
Do vậy, công tác hỗ trợ pháp lý DNNVV tại Việt Nam hiện nay cần có sự tham gia của nhiều cơ quan, bộ ngành, tập trung vào các mặt như xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Tuy đã có được một số thành tựu, song hoạt động hỗ trợ pháp lý DNNVV ở Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, chủ yếu nằm ở cơ chế, chính sách trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.
Cần gấp rút hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV theo hướng chuyên môn hóa nhân lực, tăng đầu tư nguồn lực, huy động sự đóng góp của toàn xã hội vào công tác hỗ trợ pháp lý DNNVV, để kích thích hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.