Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu tại diễn đàn Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao vào sáng 5/11, tại Phú Thọ, ông Lê Quốc Doanh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam cho rằng, cây chè đã có sự phát triển lớn, nhất là trong vòng 2 năm gần đây.
"Diện tích chè năm 2000 chỉ đạt khoảng 70.000 ha nhưng đến nay đã tăng lên đến 125.000 ha, trong khi năng suất chè năm 2005 đạt 4,9 tấn/ha hiện đã tăng lên đến 10 tấn/ha, tăng gấp hơn 2 lần. Giá bán tăng (nội tiêu và xuất khẩu) từ 1 USD/kg lên 1,74 USD - 1,8 USD/kg"- ông Doanh nêu số liệu.
Tuy nhiên, còn có một số vấn đề ngành chè đang đối mặt như giá người dân được hưởng từ bán cây chè rất thấp, bình quân chỉ khoảng 6.000 đồng/kg chè búp. Trong khi đó, giá bán cây ăn quả, cà phê… đang tăng dần và đây là một vấn đề cần trăn trở.
Giải thích rõ hơn về giá chè, theo ông Hoàng Vĩnh Long - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, nhìn ở mức chung, chè Việt Nam xuất khẩu có giá rẻ nhưng vẫn cao hơn giá thế giới. Thế giới nhìn nhận thị trường chè Việt Nam là thị trường giá rẻ và tìm kiếm lợi nhuận tại đây, trong khi đó, người làm chè đang ở tình trạng dễ mua, dễ bán nên không trau chuốt, làm mới mình mà chỉ tập trung sản xuất để đạt thỏa thuận mua bán trước mắt. Đó là lí do vì sao, chè Việt Nam dễ rơi vào “bẫy giá rẻ” của thế giới.
Theo ông Hoàng Vĩnh Long, mảng tiêu dùng nội địa chúng ta làm rất tốt như tại các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên, có loại chè bán thấp nhất ở giá bình quân 7 USD/kg nhưng cũng có loại chè bán với giá khoảng hơn 20 USD. Như vậy, hòa chung giá chè trong nước trung bình khoảng 14 USD/kg.
Ở góc độ cơ quan nhà nước, ông Nguyễn Quốc Mạnh - Phó Cục trưởng, Cục Trồng trọt cho biết thêm, sản lượng chè trong giai đoạn này có xu hướng tăng dù diện tích giảm nhẹ, bởi năng suất tăng.
“Trong tổng số 194.000 tấn chè sản xuất trong năm 2022, xuất khẩu chè ước đạt 146.000 tấn, trị giá 237 triệu USD. Chè tiêu thụ trong nước đạt khoảng 48.000 tấn, trị giá khoảng 7.500 tỷ đồng - tương đương với 325 triệu USD. Như vậy, lượng chè tiêu thụ trong nước chỉ bằng 1/3 so với khối lượng chè xuất khẩu, tuy nhiên giá trị tiêu thụ trong nước cao hơn. Như vậy, làm thế nào để nâng cao giá trị xuất khẩu là thách thức với ngành chè Việt Nam trong thời gian tới” - ông Mạnh đặt câu hỏi.
Cho đến nay, Việt Nam đã chế biến được khoảng 15 loại chè khác nhau với sản phẩm chè chủ yếu là chè đen và chè xanh. Tuy nhiên, giá trị thành phẩm chè của Việt Nam vẫn thấp, chỉ bằng 70 - 75% so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.